Vị trí, chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức

Một phần của tài liệu Tạo động lực làm việc cho viên chức tại trường chính trị tỉnh đắk nông (Trang 52 - 55)

Căn cứ Quy định số 09-QĐi/TW ngày 13/11/2018 của Ban Bí thư Trung ương về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của trường chính trị tỉnh, thành

phố trực thuộc Trung ương và Quyết định số 1150-QĐ/TU ngày 25/01/2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đắk Nông về ban hành quy định chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Trường Chính trị tỉnh Đắk Nông. Cụ thể là:

2.1.2.1. Về vị trí

Trường Chính trị tỉnh Đắk Nông là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Tỉnh ủy Đắk Nông, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp, thường xuyên của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và đóng chân tại đường Phan Đăng Lưu, Phường Nghĩa Trung, Thành phố Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông. Từ năm 2013, Trường Chính trị tỉnh đã thực hiện cơ chế tự chủ tài chính theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với ĐVSN công lập.

2.1.2.2. Về chức năng

Trường Chính trị tỉnh Đắk Nông có chức năng tổ chức ĐT - BD cán bộ lãnh đạo, quản lý của hệ thống chính trị cấp cơ sở, cán bộ, công chức, viên chức ở địa phương về lý luận chính trị - hành chính; chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; kiến thức và chuyên môn, nghiệp vụ về công tác xây dựng Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hộ; kiến thức về một số lĩnh vực khác; tham gia tổng kết thực tiễn, nghiên cứu khoa học về xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị ở địa phương.

2.1.2.3. Về nhiệm vụ, quyền hạn

Trường Chính trị tỉnh Đắk Nông có các nhiệm vụ cơ bản như sau:

Thứ nhất, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý của Đảng, chính

quyền, các đoàn thể chính trị - xã hội cấp cơ sở (xã, phường, thị trấn và các đơn vị tương đương); Trưởng, Phó Trưởng phòng, ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội cấp huyện và tương đương; Trưởng, Phó Trưởng phòng của sở, ban, ngành, các đoàn thể chính trị - xã hội cấp tỉnh

và tương đương; cán bộ được quy hoạch vào các chức danh trên; cán bộ, công chức, viên chức cấp cơ sở và một số đối tượng khác về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; kiến thức về một số lĩnh vực khác.

Thứ hai, đào tạo trung cấp lý luận chính trị - hành chính theo tiêu chuẩn

chức vụ lãnh đạo, quản lý cấp phòng và tương đương.

Thứ ba, bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước (QLNN) cho các chức

danh lãnh đạo, quản lý cấp phòng và tương đương; kiến thức QLNN theo tiêu chuẩn ngạch cán sự và tương đương, ngạch chuyên viên và tương đương, ngạch chuyên viên chính và tương đương.

Thứ tư, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyên môn, nghiệp vụ

cho các chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý; cán bộ chuyên môn, nghiệp vụ của các tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể chính trị - xã hội cấp cơ sở. Bồi dưỡng, cập nhật kiến thức cho đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã, cấp huyện.

Thứ năm, phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Thành ủy và các cơ

quan liên quan hướng dẫn và bồi dưỡng nghiệp vụ, phương pháp giảng dạy cho đội ngũ giảng viên của trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện.

Thứ sáu, tham gia tổng kết thực tiễn ở địa phương, cơ sở, tổ chức nghiên

cứu khoa học phục vụ giảng dạy, học tập.

Thứ bảy, đào tạo, bồi dưỡng cho các đối tượng khác theo chỉ đạo của

Tỉnh ủy. Đồng thời, Nhà trường cũng phối hợp, liên kết với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, các trường đại học, các cơ sở đào tạo trong và ngoài tỉnh để mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng CBCCVC trên địa bàn tỉnh theo thẩm quyền được phân công, phân cấp và theo nhu cầu của tỉnh.

Bên cạnh đó, Nhà trường thực hiện việc tuyển dụng, quản lý, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý, viên chức, người lao động phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, mục tiêu phát triển của Trường; công tác tổ

chức cán bộ theo đúng thẩm quyền. Quản lý, sử dụng đất đai, cơ sở vật chất, trang thiết bị; xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật theo yêu cầu chuẩn hóa, hiện đại hóa; chế độ thông tin, báo cáo và chịu sự kiểm tra, thanh tra của Tỉnh ủy, một số Sở, ngành có liên quan, với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.

2.1.2.4. Về cơ cấu tổ chức

Theo Quy định số 09-QĐ/TW, ngày 13/11/2018 của Ban Bí thư Trung ương Đảng và Quyết định số 1150-QĐ/TU, ngày 25/01/2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đắk Nông ban hành quy định về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Trường Chính trị tỉnh Đắk Nông, cơ cấu tổ chức Trường Chính trị tỉnh Đắk Nông gồm: Ban Giám hiệu: 01 hiệu trưởng và 02 Phó Hiệu trưởng; 3 Khoa (Khoa Lý luận Cơ sở, khoa Xây Dựng Đảng, khoa Nhà nước và pháp luật) và 02 phòng (Phòng Quản lý Đào tạo và nghiên cứu khoa học; phòng Tổ chức, Hành chính, Thông tin, Tư liệu).

Một phần của tài liệu Tạo động lực làm việc cho viên chức tại trường chính trị tỉnh đắk nông (Trang 52 - 55)