Tạo động lực làm việc thông qua môi trường làm việc

Một phần của tài liệu Tạo động lực làm việc cho viên chức tại trường chính trị tỉnh đắk nông (Trang 85)

2.3.3.1. Môi trường vật chất

Một là, xây dựng môi trường làm việc đề cao an toàn lao động.

Hằng năm, Nhà trường đều tổ chức khám sức khỏe định kì cho viên chức, người lao động, giúp họ cảm thấy yên tâm về sức khỏe của bản thân, đảm bảo được công tác phát hiện và phòng, chống bệnh kịp thời. Đặc biệt, vào các dịp lễ như 08/3 hay 20/10 Trường thường tổ chức cho chị e nữ trong Trường đi khám sức khỏe tổng quát tại Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là hoạt động có ý nghĩa thiết thực, góp phần tăng thêm ĐLLV cho họ.

Bên cạnh đó, công tác phòng cháy, chữa cháy, an ninh trật tự của Trường luôn được quan tâm và xử lý kịp thời. Trang thiết bị máy móc và sự vận hành luôn được bảo trì, bảo dưỡng. Các bộ phận cần phòng hộ lao động đều được trang bị đầy đủ như một số nhiệm vụ của phòng Tổ chức - Hành chính - Thông tin - Tư liệu (sữa chửa trang thiết bị, máy móc, điện, nước...).

Hai là, cải thiện điều kiện làm việc.

Trường đã và đang rất quan tâm, chú trọng tới các điều kiện làm việc của viên chức, người lao động, nhất là đội ngũ giảng viên - trực tiếp đứng lớp để truyền tải những kiến thức, kinh nghiệm đến các đối tượng người học thì những máy móc, trang thiết bị, đồ dùng...đối với họ là rất cần thiết, giúp tăng tính sinh động, lôi cuốn người học. Trang bị đủ hệ thống internet công nghệ cao tới từng phòng làm việc và nối tới từng máy tính của viên chức. Đảm bảo đủ cho mỗi viên chức một máy tính hoặc mỗi bộ phận ít phải sử dụng máy tính do tính chất đặc thù (bộ phận điện nước, lái xe) một bộ máy vi tính để đáp ứng công việc chung của Trường khi cần.

Tuy nhiên, công tác bảo trì và sửa chữa máy vi tính chưa được liên hoàn và kịp thời, do viên chức là cán bộ chuyên trách công nghệ thông tin chưa được tập huấn những lớp khắc phục các lỗi cơ bản thường xảy ra ở hệ thống máy tính văn phòng và do viên chức là cán bộ chuyên trách chủ yếu là sử dụng công nghệ thông tin chứ không phải sửa chữa, khắc phục lỗi của máy tính. Mặt khác, viên chức này cùng lúc đảm nhận khá nhiều nhiệm vụ (kỹ thuật viên công nghệ thông tin, quản kho xuất văn phòng phẩm...) nên có sự hạn chế về thời gian đối với mỗi công việc.

Để khắc phục tình trạng này, Trường cần hợp tác theo định kì với đơn vị chuyên sửa chữa, bảo duỡng máy, mạng lan. Nhà trường đang tiếp tục lãnh đạo xây dựng, mua sắm trang thiết bị dự án xây dựng Trường (giai đoạn 2). Tập trung lãnh đạo giải quyết những tồn đọng về dự án Trường (giai đoạn 1); thực hành tiết kiệm, phòng, chống lãng phí trong quản lý, sử dụng ngân sách, tài sản của Nhà nước.

Ngoài ra, hệ thống chiếu sáng trong các khoa, phòng hiện nay đa phần là đèn lét có ánh sáng trắng và treo cự ly rất cao so với nơi viên chức làm việc, không có lợi cho mắt và dễ gây cận thị, mỏi mắt. Cần trang bị thêm các hệ thống đèn hiện đại nhất là đối với viên chức thường xuyên làm máy tính cần trang bị thêm cho họ hệ thống đèn bàn với ánh sáng vàng...

Nhìn chung, Trường đã chú trọng đến cơ sở vật chất, các trang thiết bị phục vụ cho công việc, nhưng chưa xây dựng được đề án bảo quản, giữ gìn trang thiết bị chung, chưa giao cho từng khoa, phòng quản lý nên vẫn còn việc lãng phí văn phòng phẩm, ra về quên tắt điện; không bảo quản theo đúng cách, hướng dẫn sử dụng các thiết bị...

Cơ sở vật chất phục vụ việc dạy, học và nghiên cứu khoa học mặc dù đã được đầu tư và từng bước chuẩn hóa, nhưng vẫn còn thiếu. Cả trường chỉ có 06 phòng học, với sức chứa chỉ có từ 50 - 60 chỗ, 01 hội trường, với sức chứa

khoảng từ 150 - 200 chỗ ngồi nêm thiếu nhiều phòng học, phòng chức năng, các trang thiết bị hiện đại; thiếu cơ sở phục vụ cho nhu cầu thư giãn, giải trí...

Vì vậy, cần có các chính sách để phối hợp với các cấp, các ngành tăng cường đầu tư trang thiết bị, máy móc, đồ dùng phục vụ nhiệm vụ chuyên môn theo hướng chuẩn hóa, hiện đại; đảm bảo môi trường xanh, sạch, đẹp, khang trang và hiện đại, xây dựng Trường ngày càng lớn mạnh cả về quy mô, uy tín và chất lượng - cũng là góp phần tăng ĐLLV cho viên chức.

2.3.3.2. Môi trường phi vật chất (môi trường tổ chức).

Thứ nhất, xây dựng chính sách nguồn nhân lực của tổ chức hướng tới

người lao động. Căn cứ vào những quy định của Nhà nước, của địa phương và nhu cầu thực tế tại đơn vị, Trường đã ban hành các quy định, quy chế, nội quy nhằm đảm bảo lợi ích của người lao động như: Quy chế chi tiêu nội bộ; nội quy, quy định, quy chế tổ chức và hoạt động; đề án vị trí việc làm...

Về cơ bản, có thể thấy rằng hệ thống các quy định, quy chế của Trường khá đầy đủ, được xây dựng trên nguyên tắc công bằng, công khai, minh bạch, dân chủ; khen thưởng xử phạt đúng lúc, đúng thời điểm.

Tuy nhiên, Trường chưa xây dựng được hệ thống chính sách thực sự đầu tư cho con người, cần xây dựng các chế độ rõ ràng và công khai minh bạch hơn nữa để viên chức lấy đó làm động lực phấn đấu.

Thứ hai, xây dựng các mối quan hệ tổ chức lành mạnh. Đối với viên

chức cần được quan tâm, xây dựng ở các mối quan hệ giữa cấp trên, cấp dưới, giữa nhân viên với nhân viên và giữa viên chức với học viên:

Đối với quan hệ giữa lãnh đạo với nhân viên: Đảng ủy, Ban Giám hiệu

Nhà trường luôn quan tâm, chăm lo tới đời sống của viên chức và người lao động. Đặt sự đoàn kết của tập thể lên hàng đầu; xây dựng các mối quan hệ lành mạnh, dân chủ, thoải mái và tích cực qua việc hạn chế kiểm soát, tin tưởng nhân viên, giao nhiều hơn quyền quyết định trong công việc cho nhân

viên, lắng nghe những ý kiến đóng góp cũng như phản hồi từ nhân viên, động viên và khích lệ tinh thần cho nhân viên; khuyến khích toàn thể viên chức tham gia tích cực vào các hoạt động nghiên cứu khoa học, viết bài đăng các tạp chí địa phương và Trung ương, đề xuất các sáng kiến kinh nghiệm có giá trị về lý luận và thực tiễn, nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực trong giảng dạy và các hoạt động khác của Trường.

Tuy nhiên, điều kiện về thời gian để viên chức tham gia một số hoạt động của Trường còn có sự hạn chế vì đặc thù tính chất công việc của giảng viên khác với nhóm viên chức phục vụ hành chính. Cụ thể là:

Đối với giảng viên, rất khó để bố trí tập trung tham gia đầy đủ các hoạt

động chung do Trường tổ chức, đặc biệt là các hoạt động phong trào như văn nghệ, thể dục thể thao... vì thời gian lên lớp nhiều, vừa các lớp tập trung ở trường, vừa các lớp mở theo hệ không tập trung ở các huyện. Mặt khác, ngoài giờ lên lớp thì giảng viên vẫn phải có mặt làm việc đầy đủ ở Trường theo giờ hành chính, rất gò bó cần sự thay đổi về giờ làm việc, thay quản lý nhân viên 08 tiếng/ngày bằng quản lý hiệu suất, khối lượng công việc hiệu quả.

Đối với nhóm viên chức phục vụ hành chính, còn hạn chế trong hoạt

động nghiên cứu khoa học, vì họ phải phục vụ các công việc mang tính sự vụ, di chuyển thường xuyên, liên tục nên không có thời gian nhiều cho việc nghiên cứu tài liệu phục vụ hoạt động nghiên cứu khoa học.

Kết quả nghiên cứu cho thấy mối quan hệ giữa lãnh đạo và nhân viên là mối quan hệ tích cực, thể hiện qua sự cảm nhận của viên chức về mức độ quan tâm của lãnh đạo đối với họ, cụ thể: Có 12/46 (26,08%) cho rằng lãnh đạo của họ luôn biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến góp ý của họ; ngoài ra họ còn có những cảm nhận về lãnh đạo đối với họ như: Tạo bầu không khí làm việc vui vẻ (19,57%), luôn nhận được sự quan tâm, hỗ trợ của cấp trên

(30,44%). Có một số ý kiến cho rằng đối với họ thì lãnh đạo còn đối xử không công bằng (10,87%), (xem bảng 2.20).

Bảng 2.20. Mức độ quan tâm của lãnh đạo đối với viên chức

ST Nội dung

T

1 Luôn nhận được sự quan tâm, hỗ trợ của cấp trên 2 Đối xử thiên vị, không công bằng

3 Đối xử công bằng, hợp lý

4 Biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến của nhân viên 5 Xây dựng bầu không khí làm việc vui vẻ, thoải mái

Tổng số

(Nguồn: Xử lý dữ liệu điều tra thực tế)

Đối với quan hệ giữa nhân viên với nhân viên: Luôn có sự gắn bó và

đoàn kết sâu sắc giữa lực lượng này. Giữa họ đã và đang có mối quan hệ tốt đẹp, cùng nhau hợp tác trong công việc và các hoạt động chung. Họ luôn tôn trọng lẫn nhau và tôn trọng cấp trên của mình; muốn gắn bó với công việc mình đang làm bởi tính ổn định vốn có. Do vậy, cần thật sự tạo cho viên chức sự quyết tâm hơn nữa bởi chính lòng trung thành với tổ chức cũng được coi như một viên ngọc quý để tích lũy sự phát triển của Trường.

Đối với quan hệ giữa viên chức với học viên: Sự thân thiện, cởi mở và

gắn kết luôn được thể hiện trong mối quan hệ giữa viên chức với học viên. Thầy, cô yêu quý trò, ngược lại trò luôn kính nể, tôn trọng thầy, cô nhằm hướng đến xây dựng một môi trường dạy học thoải mái và thân thiện bởi vì người ta nói rằng “học lý luận chính trị vốn khô khan”, vì vậy, với một không khí thân thiện, thoải mái sẽ góp phần giúp người học tiếp thêm sự phấn khởi trong quá trình lĩnh hội tri thức tại Trường, góp phần tiếp thêm “lửa” cho thầy, cô để gắn bó và cống hiến với nghề hơn nữa.

Thứ ba, xây dựng bầu không khí tâm lý thuận lợi, hài hòa để tăng cường

độ tin cậy của viên chức đối với công việc.

Vai trò của người đứng đầu cơ quan, đơn vị là rất quan trọng, là trung tâm điều phối, định hướng hoạt động. Nếu người đứng đầu có phong cách lãnh đạo dân chủ, khoa học, tư duy phát triển, luôn tạo điều kiện thuận lợi để nhân viên được phát huy năng lực, đồng thời có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng tốt thì chắc chắn bầu không khí làm việc sẽ rất tích cực, tạo ĐLLV cho toàn thể viên chức. Bên cạnh đó, người đứng đầu có sự quan tâm, động viên hoặc khen thưởng kịp thời, đúng mức tới đời sống vật chất, tinh thần của cấp dưới sẽ góp phần tạo nên một sự đoàn kết, thống nhất, hài hòa, giúp đỡ lẫn nhau trong công tác chuyên môn và đời sống.

Các nhu cầu của viên chức, người lao động được Ban Giám hiệu Trường rất quan tâm, tuy chưa nhiều nhưng cũng tạo được sự tin cậy cho viên chức, được thể hiện cụ thể qua một số nhu cầu dưới đây:

Đối với nhu cầu xã hội: Ban Giám hiệu, Công đoàn Trường đã tổ chức

được các lớp khiêu vũ vào cuối ngày, sau giờ làm việc cho viên chức, người lao động của Trường; tạo được không khí vui vẻ, gần gũi và tăng thêm sức khỏe cho viên chức; các hoạt động phong trào thể dục, thể thao; các hội thi khéo tay, hội thi tài năng của ngành; các cuộc thi trí tuệ cũng được lãnh đạo quan tâm và tạo điều kiện cho viên chức tham gia để rèn luyện, học hỏi, trau dồi kinh nghiệm và có động lực phấn đấu hơn nữa.

Đối với nhu cầu được tôn trọng: Nhìn chung, viên chức tại Trường luôn

cảm thấy được tôn trọng, bởi họ được đánh giá công khai, minh bạch và hợp lý qua việc chi phúc lợi, vào cuối năm qua việc bình xét các danh hiệu (chiến sỹ thi đua cấp cơ sở, lao động tiên tiến, cá nhân tiêu biểu...). Các danh hiệu đó đều có trao tặng giấy khen và mức thưởng phù hợp và cụ thể theo quy định.

Bên cạnh đó, mọi người được tham gia vào các công việc chung, đóng góp ý kiến của mình đối với công việc tập thể: Được đưa ra ý kiến về sửa đổi, bổ sung để xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ; tham gia bầu cử, biểu quyết ở các đại hội, hội nghị, hội thảo của cơ quan...

Đối với sự công nhận, giao nhiệm vụ và trách nhiệm: Tất cả viên chức và

người lao động đang được phân công nhiệm vụ và chịu trách nhiệm rõ ràng theo cả chiều ngang và chiều dọc. Do đó, khi bản thân mỗi viên chức hoàn thành tốt công việc hay chưa hoàn thành, đều được khen ngợi và phê bình thích đáng ở các cuộc họp, giao ban phòng mà không bị ảnh hưởng tới viên chức khác. Tuy nhiên, sự khen ngợi hay phê bình chưa đi kèm với các biện pháp kinh tế nên chưa thúc đẩy được sự nhiệt huyết cao độ của viên chức trong công việc.

2.4. Nhận xét chung về tạo động lực làm việc cho viên chức Trường Chính trị tỉnh Đắk Nông

2.4.1. Những ưu điểm

Một là, tạo động lực làm việc thông qua công việc về cơ bản được thực

hiện hợp lý, số giảng viên được phân công nhiệm vụ phù hợp với năng lực và chuyên môn. Mặt khác, họ luôn được quan tâm, tạo điều kiện để tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ khi cần. Lãnh đạo Trường cũng như đội ngũ quản lý trực tiếp các khoa, phòng đã tạo mọi điều kiện để các giảng viên phát triển và thể hiện năng lực cá nhân, qua đó giúp tìm ra những nhân tài để giới thiệu và quy hoạch vào các vị trí lãnh đạo, quản lý trong tương lai.

Hai là, tạo động lực làm việc thông qua tiền lương, thưởng, phụ cấp,

phúc lợi và thu nhập tăng thêm đều được quy định rõ ràng và chi tiết trong Quy chế chi tiêu nội bộ. Đặc biệt, công tác phúc lợi của Trường được thực hiện khá tốt, viên chức và người lao động nhận được những quyền lợi chính

đáng mà họ có quyền được hưởng. Điều này góp phần đáng kể trong việc tăng thêm ĐLLV cho họ.

Ba là, tạo động lực làm việc thông qua môi trường làm việc rất được

quan tâm, thể hiện như: Các quy định, quy chế và nội quy của Nhà trường được xây dựng và ban hành đầy đủ dựa trên các quy định của Nhà nước, của Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và điều kiện thực tế của Trường. Các nội dung này đều được phổ biến rộng rãi tới mọi người trong Trường.

Hằng năm, Nhà trường luôn rà soát về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của viên chức để đăng ký nhu cầu đào tạo - bồi dưỡng nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội trong tình hình mới. Điều đó tạo ra một môi trường đặc thù có tính cạnh tranh cao và giúp các viên chức có định hướng phấn đấu để nâng cao năng lực của bản thân, đặc biệt là giảng viên.

Như vậy, Trường đã tạo ra môi trường làm việc khá tốt về vật chất và tinh thần. Với một bầu không khí làm việc đoàn kết và thân thiện, có tính mô phạm cao, môi trường làm việc hài hòa đã tiếp thêm ĐLLV cho viên chức.

2.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân

Thứ nhất, về tiền lương, thưởng, phụ cấp, phúc lợi và thu nhập tăng thêm

của Trường cơ bản đã thực hiện tốt nhưng vẫn có một số vấn đề cần có hướng giải quyết để khắc phục trong thời gian tới, cụ thể như: Thu nhập giữa các viên chức vẫn không đều nhau, có sự chênh lệch khá lớn giữa giảng viên với viên chức làm hành chính và giữa nhóm viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý với nhóm viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý; mặt khác, các khoản này vẫn còn mang tính cào bằng; các hình thức và mức thưởng đang áp dụng theo quy chế, quy định của Nhà nước nên chưa đánh giá đúng chất

Một phần của tài liệu Tạo động lực làm việc cho viên chức tại trường chính trị tỉnh đắk nông (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(144 trang)
w