Nguyễn Thị Kiều Trang, Nguyễn Thành Long, Phạm Ngọc Kim Khánh (2021)
trong nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ứng dụng Baemin để mua thức ăn của khách hàng ở TP.HCM”. Phương pháp định tính được áp dụng vào việc phỏng vấn các chuyên gia có chuyên môn trong lĩnh vực nhằm hoàn thiện thang đo và các biến quan sát. Tiếp theo là phương pháp định lượng gồm có 178 mẫu hợp lệ ở TP.HCM có tham gia mua thức ăn trên ứng dụng Baemin. Có năm yếu tố được cho là ảnh hưởng đến quyết định mua đồ thức ăn qua ứng dụng Baemin của khách
13
hàng ở TP.HCM bao gồm: Sự hữu ích, dễ sử dụng, ảnh hưởng xã hội, độ tin cậy và giá cả. Từ đó, các hàm ý nâng cao ý định sử dụng ứng dụng được đề ra. Tuy nhiên, nghiên cứu vẫn còn một số hạn chế, thứ nhất số lượng mẫu hợp lệ của bài quá nhỏ so
với tổng số dân thuộc khu vực TP.HCM, thứ hai là đối tượng khảo sát chỉ tại TP.HCM
bị giới hạn về mẫu. (Nguyễn, Nguyễn, & Phạm, 2021)
Trần Thị Bảo Yến, Lê Thị Giang (2021) đã cho ra nghiên cứu “Nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng thức ăn nhanh qua Internet tại TP.HCM”. Nghiên cứu dùng phương pháp định tính trong quá trình làm việc nhóm để đưa ra mô hình nghiên cứu cũng như tìm kiếm các yếu tố có thể ảnh hưởng đến hành vi dùng thức ăn nhanh qua Internet của khách hàng. Đối với phương pháp định lượng tác giả đã gửi phiếu khảo sát trực tuyến đến khách hàng và chọn mẫu phi xác suất lấy 578 phiếu khảo sát. Kết quả nghiên cứu cho thấy Rủi ro là yếu tố tác động cao nhất đến quyết định tiêu dùng đồ ăn nhanh của khách hàng thông qua Internet. Các nhân tố còn lại cũng có ảnh hưởng tích cực đến ý định sử dụng thức ăn nhanh của người tiêu dùng qua Internet. (Trần & Lê, 2021)
Lâm Ngọc Thùy, Tô Anh Thơ, Trần Thị Siêm, Nguyễn Tuấn Đạt (2021) với nghiên cứu “Sự hài lòng và ý định tiếp tục sử dụng ứng dụng đặt đồ ăn trên di động ở TP.HCM”. Xác định và kiểm tra sự hài lòng của khách hàng điện tử và quyết định sử dụng các ứng dụng đặt đồ ăn chính bị tác động bởi các nhân tố nào là mục đích của nghiên cứu. Mô hình cấu trúc tuyến tính được sử dụng để phân tích 352 dữ liệu là khách hàng đã sử dụng các ứng dụng đặt đồ ăn tại khu vực TP.HCM. Dựa vào kết quả có thể thấy sự hài lòng điện tử và thói quen sử dụng là hai yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp tục sử dụng các ứng dụng đặt đồ ăn của khách hàng. Hạn chế của nghiên cứu là phương pháp nghiên cứu khá thuận tiện nên chưa có sự đồng đều và ngẫu nhiên
về số liệu, cũng như chưa có sự phân biệt đối tượng hay nhóm ngành nghề khác nhau.
14