ĐẶC ĐIỂM NGƯỜI CAO TUỔI GIÀ GIÀ HÓA DÂN SỐ

Một phần của tài liệu tieu luan tong quan trầm cảm người cao tuổi và xây dựng mô hình phòng chống trầm cảm dựa vào cộng đồng (Trang 30)

2.1.1. Người cao tuổi và già hóa dân số

2.1.1.1. Định nghĩa người cao tuổi

Theo TCYTTG năm 1980, những người từ 60 tuổi trở lên là người có tuổi và trên 80 tuổi là tuổi già. Đại hội Thế giới về NCT, lần đầu tiên trong lịch sử do Liên Hiệp Quốc triệu tập tại Vienne thủ đô nước Cộng hòa Áo năm 1982, đã thống nhất quy định NCT là từ 60 tuổi trở lên. Đến cuối thập niên 80, khái niệm NCT dần dần được dùng thay thế cho khái niệm người già. Việc quy định tuổi già ở các nước cũng có sự khác biệt, do căn cứ vào tuổi thọ trung bình của người dân tại nước đó .

Ở hầu hết các nước phát triển trên thế giới, người dân từ 65 tuổi trở lên được coi là NCT. Tuy nhiên với nhiều nước đang phát triển thì mốc tuổi này không phù hợp. Hiện tại chưa có một tiêu chuẩn thống nhất cho các quốc gia, tuy nhiên Liên Hiệp Quốc chấp nhận mốc để xác định dân số già là từ 60 tuổi trở lên trong đó phân ra làm 3 nhóm: sơ lão (60-69 tuổi), trung lão (70-79 tuổi), đại lão (80 tuổi trở lên) .

Ở Việt Nam, theo Luật NCT số 39/2009/QH12 quy định, NCT là công dân Việt Nam từ đủ 60 tuổi trở lên .

2.1.1.2. Định nghĩa già hóa dân số

Già hóa dân số là quá trình chuyển đổi về dân số học theo hướng tỷ lệ NCT (từ 60 tuổi trở lên) tăng và chiếm từ 10% dân số trở lên hoặc tỷ lệ người từ 65 tuổi trở lên chiếm từ trên 7% dân số ,

2.1.2. Người cao tuổi trên thế giới

Trong giai đoạn 1950-2005, không chỉ mức tử vong sơ sinh giảm mà mức tử vong ở tất cả những nhóm tuổi khác cũng giảm. Mức sinh giảm ở hầu hết các nước trên thế giới. Thế kỷ XX đã chứng kiến một cuộc cách mạng về tăng tuổi thọ, tuổi thọ bình quân của thế giới đã tăng thêm 20 năm . Theo Quỹ dân số Liên Hiệp Quốc dự báo 2050 tuổi thọ trung bình người Việt Nam là 80 tuổi . Kết quả là dân số của nhiều quốc gia sẽ già hóa nhanh chóng và số lượng quốc gia phải đối mặt với thực trạng này ngày càng tăng. Thành tựu này cùng với kết quả tăng trưởng dân số trong nửa đầu của thế kỷ XXI, dự báo trong giai đoạn 2005-2050, một nửa lượng dân số gia tăng là do tăng số người trên 60 tuổi, số trẻ em dưới 15 tuổi sẽ giảm nhẹ. Dân số trên 60 tuổi của thế giới sẽ tăng gấp ba lần từ 673 triệu (trong đó có 246 triệu sống ở các quốc gia phát triển) năm 2005 lên 2 tỷ vào năm 2050 (trong đó có 406 triệu ở các quốc gia phát triển). Tỷ lệ NCT tăng từ 10% năm 1998 lên 15% năm 2025 .

Ở các nước đang phát triển sẽ là nơi có tỷ lệ NCT tăng cao nhất và nhanh nhất, theo dự báo số người này sẽ tăng gấp 4 lần trong vòng 50 năm tới. Tỷ lệ NCT theo dự báo sẽ tăng từ 8% lên 19% vào năm 2025, trong khi đó tỷ lệ trẻ em sẽ giảm từ 33% xuống còn 22% .

2.1.3. Người cao tuổi ở Việt Nam

Ở Việt Nam chất lượng cuộc sống của NCT là một vấn đề còn tương đối mới. Một nghiên cứu tại một huyện nông thôn Việt Nam, thực hiện điều tra 870 người trên 60 tuổi ở 4 xã huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương năm 2010. Kết quả cho thấy chất lượng cuộc sống của NCT ở vùng nông thôn không cao, đa số (68%) NCT chất lượng cuộc sống ở mức độ trung bình, 25% xếp hạng tốt và 7,1% xếp hạng thấp [23]. Đời sống vật chất của NCT Việt Nam còn nhiều khó khăn. Theo Điều tra gia đình Việt Nam 2006 – Bộ VH-TT-DL, có 39,3% NCT được hỏi cho biết nguồn sống chính của họ là do con cháu chu

cấp; 30% từ lao động bản thân; 25,9% từ lương hưu hoặc trợ cấp; 1,6% từ các nguồn của cải được tích lũy từ trước; 3,2% từ các nguồn khác. Có sự khác biệt đáng kể giữa NCT thành thị và nông thôn về nguồn sống từ lương hưu, trợ cấp hoặc tự lao động để kiếm sống: Lương hưu hoặc trợ cấp là nguồn sống chính của 35,6% NCT ở thành phố, trong khi đó chỉ có 21,9% NCT ở nông thôn được hưởng chế độ này. Ngược lại, tự lao động để kiếm sống là cách của 35,2% NCT ở nông thôn, trong khi chỉ có 17,5% NCT ở thành phố phải tự kiếm sống. Trên phạm vi cả nước, nhiều NCT vẫn tham gia lao động sản xuất. Năm 2009, có tới 39,2% NCT (3,01 triệu người) vẫn tham gia hoạt động kinh tế. Như vậy, cứ 10 NCT thì có 4 người hoạt động kinh tế. Đặc biệt còn tới 27,8% NCT đang hoạt động kinh tế ở độ tuổi 70 trở lên

Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, đến cuối năm 2018, cả nước có 11.313.200 NCT, chiếm khoảng 11,95% dân số; trong đó có 5.734.900 NCT nữ (chiếm 50,7%); 7.293.600 NCT sống ở khu vực nông thôn (chiếm 65%); tỷ lệ NCT là người dân tộc thiểu số chiếm gần 10%; tỷ lệ NCT thuộc hộ nghèo khoảng 25,2% (2017). Cả nước có 1.990.000 người từ 80 tuổi trở lên (chiếm 17,6% tổng số NCT). Hiện nay đã có 3,1 triệu người hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng; hơn 1,6 triệu NCT được nhận trợ cấp hàng tháng, có 10 tỉnh đã nâng mức chuẩn trợ cấp xã hội cao hơn mức quy định chung 270 nghìn đồng/tháng; gần 1,4 triệu NCT nhận trợ cấp người có công với cách mạng; hơn 1.094.106 NCT được chúc thọ, trong đó có 6.499 người tròn 100 tuổi; có 10,834.127 người (chiếm 96% tổng số NCT) có thẻ BHYT .

Hiện nay cả nước có 97 bệnh viện cấp Trung ương và cấp tỉnh có khoa Lão khoa, 918 khoa khám bệnh có buồng khám riêng hoặc bố trí bàn khám riêng cho NCT; 8.173 giường điều trị nội trú ưu tiên cho NCT. Đã có 47/63 tỉnh, thành phố phê duyệt Đề án chăm sóc sức khỏe NCT. Với trên 76.203 Câu lạc bộ về văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, thu hút trên 2.217.838 NCT thường xuyên tham gia, trong đó có 1.518/1.200 Câu lạc bộ Liên thế hệ tự

giúp nhau, Đến cuối năm 2018, có 62/63 tỉnh, thành phố triển khai xây dựng Quỹ Chăm sóc và Phát huy vai trò NCT ở 9.453 xã, phường, thị trấn, đạt tỷ lệ 84% so với tổng số xã, phường, thị trấn cả nước .

Mức trợ cấp xã hội còn thấp so với mức sống tối thiểu của người dân; độ tuổi hưởng trợ cấp xã hội đối với NCT còn cao (đủ 80 tuổi); Công tác xã hội hóa trong lĩnh vực NCT còn gặp nhiều khó khăn, nhất là các chính sách cơ chế khuyến khích tư nhân đầu tư các cơ sở chăm sóc NCT như: hỗ trợ miễn giảm thuế, ưu tiên cho thuê đất, cấp đất; ban hành khung giá dịch vụ. Đội ngũ cán bộ làm công tác NCT chuyên trách ở các cấp còn thiếu và kiêm nhiệm nhiều việc nên công tác NCT đạt hiệu quả chưa cao. Nhiều tỉnh chưa bố trí được nguồn kinh phí thực hiện khám chữa bệnh định kỳ tại cơ sở cho NCT theo Thông tư số 35/2011/TT-BYT và Thông tư số 21/2011/TT-BTC; Kinh phí hỗ trợ hoạt động cho Hội NCT các cấp còn hạn chế; Quỹ Chăm sóc và Phát huy vai trò NCT tại cơ sở còn khó khăn trong việc huy động và thành lập Quỹ ban đầu .

2.2. ĐẶC ĐIỂM TÂM SINH LÝ- XÃ HỘI VÀ SỨC KHỎE NGƯỜICAO TUỔI CAO TUỔI

2.2.1. Đặc điểm tâm sinh lý-Xã hội người cao tuổi

Khi về già nhận thức cũng như đáp ứng với môi trường xung quanh chậm hơn lúc còn trẻ, tính thích nghi khi thay đổi môi trường kém hơn so với lúc còn trẻ, khả năng chịu đựng cũng như kiên trì một vấn đề nào đó cũng bị hạn chế rất nhiều, những tình cảm lớn lại thường được duy trì và phát triển như nghĩa cả, trách nhiệm, lương tâm, tình đồng chí, đồng đội … Những tình cảm gắn liền với cuộc sống NCT càng bền vững như tình cảm yêu quê hương, làng xóm, bà con láng giềng, tình cảm với bạn già. NCT thường nhớ chuyện cũ, sống bằng kỷ niệm của thời tuổi trẻ. NCT dễ tủi thân, có lúc cáu kỉnh vô cớ, hay hờn dỗi. Nhìn chung tâm lý tình cảm NCT dễ thay đổi , . Bên cạnh đó, NCT cũng có tâm lý hay mặc cảm, lo sợ bản thân là thừa, là ăn bám, là gánh nặng cho con cháu. Một số người cảm thấy hụt hẫng, thường rơi vào những người về hưu do thấy mất vị trí trong xã hội và gia đình , . Do suy giảm các giác quan nên NCT đáp ứng chậm với các kích thích bên ngoài. Trong một số trường hợp có thể dẫn đến nhiều hậu quả tai hại như hiểu lầm (do không nghe rõ), nhận xét không chính xác (do mắt kém) và do rối loạn trí nhớ. NCT thường sợ các loại nhạc mang tính kích động mạnh mà thích các điệu dân ca, các bài hát nhẹ nhàng , .

2.2.2. Đặc điểm sức khỏe bệnh tật người cao tuổi

Khi con người bước vào tuổi già thể chất và tâm thần, dần dần suy yếu, năng lực thích nghi với hoàn cảnh xung quanh cũng giảm đi . Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng già không phải là bệnh nhưng già tạo điều kiện cho bệnh dễ phát sinh và phát triển vì khả năng đề kháng và miễn dịch suy giảm. Bệnh mắc ở lứa tuổi già thường khác so với bệnh mắc ở lứa tuổi trẻ. Lứa tuổi già thường hay mắc bệnh và mắc nhiều bệnh cùng một lúc, bệnh thường lâu khỏi, đáp ứng chậm với thuốc điều trị. Chính vì vậy người già ngày càng yếu và có

nguy cơ phụ thuộc vào người khác trong sinh hoạt hàng ngày. Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới có khoảng 10,6% không tự mình thực hiện được các hoạt động sinh hoạt tối thiểu hàng ngày. Tỷ lệ này tăng theo lứa tuổi và chiếm khoảng 20% ở những người từ 85 tuổi trở lên, điều này cho thấy nhu cầu phòng bệnh ở NCT là đặc biệt quan trọng , . Bệnh về thể xác và tinh thần có mối quan hệ mật thiết với nhau, các bệnh thường thấy ở người già chủ yếu là bệnh tim mạch, đột quỵ, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, thoái hóa xương khớp, giảm thị lực, tâm lý với sự phát sinh và phát triển các khối u, ung thư cũng như sự phát sinh và phát triển của bệnh tâm thần…đó là những nguyên nhân dẫn đến giảm sút sức khỏe ở NCT .

Tại Viện Lão khoa Quốc gia năm 2009, mô hình bệnh tật ở NCT phân loại theo ICD-10 có những kết quả như sau: Bệnh hệ tuần hoàn 36,9%; Bệnh hệ hô hấp 16,3%; Bệnh về nội tiết, dinh dưỡng và chuyển hóa 6,8%; Khối u, bệnh về hệ tiết niệu sinh dục 6,4%; Bệnh về hệ thần kinh 6%; Rối loạn tâm thần và hành vi 2,5% . Theo tác giả Lê Đức Thịnh (2012) nghiên cứu chất lượng cuộc sống ở NCT ở một xã của tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, tỷ lệ mắc bệnh mạn tính ở NCT là 44,2% .

2.3. TRẦM CẢM Ở NGƯỜI CAO TUỔI2.3.1. Đặc điểm trầm cảm ở người cao tuổi 2.3.1. Đặc điểm trầm cảm ở người cao tuổi

Trầm cảm là phổ biến ở NCT. Theo dữ liệu 2010 của Viện đo lường và đánh giá sức khỏe (IHME), số năm sống bị ảnh hưởng bởi bệnh tật (DALYs) đối với TC ở nhóm hơn 60 tuổi là 9,17 triệu năm hoặc 1,6% tổng DALYs ở nhóm tuổi này . Có nhiều giả thuyết về bệnh sinh TC ở NCT thì giả thuyết đáng được quan tâm nhất là hiện tượng sự lão hóa của não, kèm theo sự rối loạn tuần hoàn não và sự giảm sút chuyển hóa chức năng gan, thận và tuyến sinh dục. Các biến đổi đó dẫn đến các nét đặc trưng bệnh lý cả về cơ thể và tâm thần ở NCT. Các tác giả cho rằng nguyên nhân quan trọng nhất gây ra TC ở NCT là các sang chấn tâm lý, nhất là các sự kiện quan trọng trong cuộc

sống cá nhân của NCT như người thân trong gia đình chết, thiệt hại của cải quá mức, xung đột nội tâm kéo dài, con cái không thành đạt, phải nằm lâu do bệnh tật…; các yếu tố kinh tế-xã hội như về hưu, giảm mức thu nhập, cô đơn, hiu quạnh, thiếu sự chia sẻ của gia đình bạn bè và người thân cũng có vai trò quan trọng đến TC ở NCT , , .

Ở NCT, rối loạn nhận thức (như rối loạn chú ý, trí nhớ, tư duy… ) trong TC rất nặng được gọi là mất trí giả trong TC. Bệnh nhân quên nhiều, đặc biệt là trí nhớ gần (không thể nhớ được mình đã ăn gì sáng nay). Các triệu chứng khác như buồn, mất ngủ, chậm chạp cũng nổi bật. Ở các bệnh nhân này, thường có hoang tưởng nghi bệnh; họ hay cho rằng mình bị các bệnh cơ thể nặng như ung thư, xơ gan, nhồi máu cơ tim… . NCT bị bệnh trầm cảm thì thường có các bệnh cơ thể phối hợp như bệnh tăng huyết áp và bệnh tim mạch; bệnh về gan mật; bệnh nội tiết (đai đường,..); u xơ tiền liệt tuyến... và các bệnh này khiến bệnh nhân phải điều trị bằng thuốc kéo dài. Chính các bệnh thực tổn cũng như các thuốc điều trị kéo dài này, chúng làm bệnh cảnh lâm sàng của bệnh nhân trở nên phức tạp hơn và quá trình điều trị bệnh TC trở nên khó khăn hơn .

Trầm cảm ở NCT thường không được chẩn đoán chính xác. Những trường hợp chẩn đoán khó thường là những trường hợp có những biểu hiện không đặc trưng như sụt cân, chán ăn, cảm giác đau nhiều dai dẳng, rối loạn tác phong, lạm dụng thuốc quá mức hoặc buồn rầu hoảng sợ với những nguyên nhân khác. Cũng có trường hợp TC biểu hiện dưới dạng sa sút trí tuệ. Phân biệt được các dạng biểu hiện của bệnh này để có phương pháp điều trị đúng là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của cán bộ chăm sóc sức khỏe tâm thần ở NCT tại cơ sở. Những đối tượng TC nặng cần được theo dõi kỹ vì có thể dẫn đế tự tử .

Ngày nay, người ta nhận thấy các bệnh nhân TC thường có các bất thường trên hình ảnh chụp cộng hưởng từ sọ não. Các hình ảnh này giống

với hình ảnh các tổn thương mạch máu não, những bệnh nhân này thường có nguy cơ cao phát triển thành mất trí . Tỷ lệ TC ở NCT trong cộng đồng dao động từ 10-15% tùy thuộc vào từng nghiên cứu khác nhau, trong đó TC nặng chiếm tỷ lệ từ 1-4% , . Trong các nhà dưỡng lão biểu hiện của bệnh TC là phổ biến, NCT trầm cảm nặng 12%-14%, trầm cảm mức độ nhẹ 17%-35%. Tỷ lệ hiện mắc và tỷ lệ mới mắc TC nặng tăng lên gấp đôi sau độ tuổi 70-85 . Nhiều quan điểm cho rằng TC ở NCT là vấn đề tất yếu, như là một phần diễn biến tự nhiên của tuổi tác nên chưa quan tâm đúng mức. Vì vậy, khá nhiều trường hợp TC ở NCT bị bỏ sót không được chẩn đoán và điều trị.

2.3.2. Các đặc điểm lâm sàng trầm cảm ở người cao tuổi

Ngoài những biểu hiện hay gặp trong TC ở mọi lứa tuổi như: khí sắc trầm, giảm quan tâm, thích thú, các ý tưởng tự ti, tự buộc tội, giảm hoạt động… TC ở NCT thường biểu hiện bằng các triệu chứng cơ thể nhiều hơn, bệnh nhân thường than phiền về các triệu chứng đau đầu, mệt mỏi, rối loạn tiêu hóa, mất ngủ. Bên cạnh đó, các vấn đề về rối loạn trí nhớ như mau quên, giảm tập trung chú ý cũng rất thường gặp trong TC ở NCT. Các nhà lâm sàng có nhiều khó khăn trong chẩn đoán bệnh TC ở NCT do các triệu chứng TC kinh điển có thể bị che lấp bởi các than phiền rối loạn dạng cơ thể do lo lắng quá mức, bởi tính không thân thiện, tính kích thích hoang tưởng và các vấn đề về nhận thức , .

2.3.3. Thang đánh giá trầm cảm người cao tuổi (GDS)

Thang đánh giá TC ở NCT phổ biến hiện nay là thang GDS- shortform (Geriatric Depression Scale-shortform) . Thang GDS được xây dựng với mục đích để nhận diện các triệu chứng TC ở bệnh nhân là NCT của Brink TL. (1982) và Yesavage JA.(1983) , . Lúc đầu GDS bao gồm 100 đề mục, nhưng sau đó nó được rút gọn còn 30 đề mục, tương ứng 30

Một phần của tài liệu tieu luan tong quan trầm cảm người cao tuổi và xây dựng mô hình phòng chống trầm cảm dựa vào cộng đồng (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)