CÁC NGHIÊN CỨU VỀ TRẦM CẢM NGƯỜI CAO TUỔI

Một phần của tài liệu tieu luan tong quan trầm cảm người cao tuổi và xây dựng mô hình phòng chống trầm cảm dựa vào cộng đồng (Trang 42)

3.1.1. Các nghiên cứu trầm cảm người cao tuổi trên thế giới

Trầm cảm nói chung và TC ở NCT nói riêng là một tình trạng bệnh lý có tỷ lệ gặp cao ở các nước trên thế giới. Theo WHO, TC là một vấn đề sức khỏe tâm thần khá phổ biến ở các nước phương Tây, và một tỷ lệ khá cao về TC đã được công bố.

3.1.1.1. Đối với các quốc gia cộng đồng châu Âu

Theo thống kê của một số nước châu Âu, TC dao động từ 3-4% dân số, trong đó Tỷ lệ TC ở NCT trong cộng đồng dao động từ 10-15% và TC nặng chiếm tỷ lệ từ 1-4% , , đã có nhiều nghiên cứu đã được triển khai nhằm xác định bệnh lý này.

Một cuộc khảo sát cắt ngang được tiến hành tại Ukraine (2011) trong vòng 12 tháng sử dụng Composite Diagnostic International Interview (CIDI- 3.0) với cở mẫu bao gồm 1.843 người trả lời 50-91 tuổi. Tỷ lệ chênh lệch được sử dụng để kiểm định các mối liên quan của các yếu tố nguy cơ với giai đoạn trầm cảm chủ yếu (MDE) ở nam giới và phụ nữ một cách riêng biệt. Tỷ lệ MDE ở phụ nữ là 14,4% và ở nam giới 7,1%. Trong cả hai giới, lịch sử của MDE trước 50 tuổi và sức khỏe tâm thần / thể chất tự đánh giá kém có liên quan đáng kể với MDE. Ngoài ra sống một mình, tình trạng không nghiện rượu, nghèo đói, tiền sử rối loạn lo âu, tình trạng y tế, có liên quan đến trầm cảm. Sự phổ biến MDE ở Ukraine cao hơn đáng kể so với Tây Âu và các nước phát triển khác. Nhìn chung, kết quả cho thấy những người lớn tuổi ở

Ukraine tạo thành một nhóm có nguy cơ cao cho MDE và do đó sẽ được hưởng lợi từ biện pháp can thiệp cộng đồng chăm sóc sức khỏe tâm thần phòng chống TC ở NCT .

Theo nghiên cứu của John RM Copeland và cộng sự (2004): nghiên cứu điều tra ngang sử dụng thang đo (GMS) AGECAT ở chín trung tâm ở châu âu, Phân tích 13.808 đối tượng để so sánh tỷ lệ trầm cảm ở các đối tượng từ 65 tuổi trở lên sống trong cộng đồng . Mức độ trầm cảm là: Iceland 8,8%, Liverpool 10,0%; Zaragoza 10,7%; Dublin 11,9%; Amsterdam 12,0%; Berlin 16,5%; London 17,3%; Verona 18,3% và Munich 23,6%. Kết quả mức độ trầm cảm trung bình 12,3% (CI 95% 11,8-12,9), 14,1% đối với nữ (95% CI 13,5-14,8) và 8,6% đối với nam (95% CI 7,9-9,3). Để kết hợp các nghiên cứu từ các trung tâm khác sử dụng các phương pháp khác để xác định trầm cảm, quy mô EURO-D được phát triển từ 12 mục của GMS và được xác nhận dựa trên các quy định tiêu chuẩn và chẩn đoán của các chuyên gia. Trầm cảm có xu hướng gia tăng theo tuổi tác, sự khác biệt lớn giữa các trung tâm thể hiện ở mức độ trầm cảm không giải thích được theo độ tuổi, giới tính hoặc tình trạng hôn nhân. Những dữ liệu này cho thấy rằng bệnh trầm cảm là phổ biến ở những người lớn tuổi và cần được can thiệp ở châu Âu .

3.1.1.2. Đối với các quốc gia cộng đồng châu Á

Dịch tễ học của bệnh trầm cảm trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương theo tác giả Chiu E (2004): tỷ lệ mắc TC trong vòng 1 tháng từ 1,3% đến 5,5%, trong vòng 1 năm qua từ 1,7% đến 6,7% và tỷ lệ mắc TC trong cả cuộc đời từ 1,1% đến 19,9% trung bình là 3,7%, thấp hơn nhiều khu vực trên thế giới. Các nghiên cứu dịch tễ học tại các nước châu Á là rất hiếm và sử dụng tiêu chuẩn chẩn đoán khác nhau. Tuy nhiên, tỷ lệ tự sát ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương hiện cũng tương tự như ở châu Âu và châu Mỹ. Như vậy, trầm cảm là một vấn đề sức khỏe tại Châu Á Thái Bình Dương đòi hỏi phải được quan tâm nhiều hơn. Điều quan trọng là các nước châu Á cần phải có

nguồn nhân lực và tài chính để tiến hành các cuộc điều tra dịch tễ học quy mô lớn không chỉ trong lĩnh vực trầm cảm, mà còn trong lĩnh vực rộng lớn hơn của các rối loạn tâm thần .

Ở một số nước châu Á khác như Trung Quốc, theo tác giả Chen R và cộng sự (2005) khảo sát cộng đồng theo hộ gia đình ở nông thôn Trung Quốc, xác định tỷ lệ và yếu tố nguy cơ TC ở những người lớn tuổi tại 16 làng ở tỉnh An Huy, những người tham gia trong nghiên cứu này bao gồm 754 nam giới và 846 phụ nữ tuổi từ 60 tuổi trở lên, sự phổ biến của TC là 6,0% (khoảng tin cậy 95% [CI], 4,8% -7.3%) . Nghiên cứu của tác giả Ankur Brua và cộng sự (2011), Một nghiên cứu hồi cứu dựa trên phân tích các báo cáo nghiên cứu khác nhau đã được tiến hành để xác định tỷ lệ mắc trung bình của rối loạn trầm cảm ở người cao tuổi của Ấn Độ và các quốc gia khác nhau trên thế giới, 74 nghiên cứu ban đầu được khảo sát tổng cộng 487.275 người cao tuổi, đang cư trú ở các bộ phận khác nhau của thế giới, đã được bao gồm cho các phân tích cuối cùng, tỷ lệ mắc trung bình của TC ở NCT ở Ấn Độ đã được xác định là 21,9% (IQR, 11,6% -31,1%) . Nghiên cứu của tác giả Anita Goyal and K. S. Kajal cũng bằng thang đo GDS thang điểm 30 mục với điểm cắt 9/10 (2014) về tỷ lệ TC trong dân số NCT ở phía Nam của Punjab cho thấy TC ở NCT chiếm 17%, các yếu tố tình trạng giáo dục (p=0,005) và tình trạng việc làm (p=0,014) có liên quan đến TC . Một nghiên cứu theo dõi tại Đài Loan (2010) trên 1487 NCT từ 65 tuổi trở lên, kết quả cho thấy tỷ lệ TC là 20,4% (với thang đo CES-D ≥10 là chẩn đoán TC). Sau 4 năm, từ 1999-2003, tỷ lệ mới mắc TC cũng lên đến 19,7% . Một nghiên cứu khác với mẫu ngẫu nhiên của 1500 đối tượng từ 65 tuổi trở lên đã được lựa chọn từ ba cộng đồng tại Hồng Kông bằng thang đo GDS cho kết quả tỷ lệ loạn thần TC là 15,3% và 5,9% TC nặng .

3.1.1.3. Đối với các quốc gia cộng đồng châu Mỹ

Tại quốc gia Bắc Mỹ, theo tác giả Cole MG và Dendukuri N (2003) về yếu tố nguy cơ TC ở NCT trong cộng đồng ở Canada cho thấy NCT bị khuyết tật, bệnh cơ thể mới, tình trạng sức khỏe kém, tiền căn bị TC trước đó, rối loạn giấc ngủ, mất người thân và nữ giới là những yếu tố nguy cơ bị TC . Tác giả Bhamani M.A và cộng sự (2013) đã nghiên cứu về TC ở 953 NCT từ 60 tuổi trở lên tại thành phố Karachi, Pakistan bằng thang đo GDS rút gọn gồm 15 mục với điểm cắt 5 điểm, cho thấy kết quả tỷ lệ mắc TC là khá cao 40,6% trong đó tỷ lệ mắc ở nữ cao hơn nam (nữ: 50%; nam: 32%) . Theo nghiên cứu của Gureje O và cộng sự (2007) về Dịch tễ học TC ở 2152 NCT người Nigeria cho biết, tỷ lệ TC tại cộng đồng NCT ở Nigeria ước tính là 26,2% (95%CI:24,3-28,3) trong cả cuộc đời và 7,1% (95%CI: 5,9-8,3) trong vòng 12 tháng; trong đó nữ giới (OR=1,9), sống tại đô thị (OR=1,4), những người ly thân, ly hôn hay đơn thân, mức kinh tế xã hội thấp bị TC cao hơn những đối tượng khác . Trong nghiên cứu tại Nam Phi của tác giả Peltzer K (2013), ở 3840 NCT từ tuổi 50 trở lên, tỷ lệ TC trong 12 tháng vừa qua ở NCT là 4,0%, và chất lượng cuộc sống, bệnh mạn tính, khuyết tật là các yếu tố liên quan .

3.1.2. Các nghiên cứu trầm cảm người cao tuổi tại Việt Nam

Ở Việt Nam giai đoạn 2006–2010, Bộ y tế đưa chương trình phòng chống TC tại cộng đồng thuộc Dự án 2 của chương trình Mục tiêu Quốc gia về y tế “Phòng chống bệnh không lây nhiễm”. Tuy nhiên đến nay chỉ có bệnh động kinh và tâm thần phân liệt được đưa vào quản lý, còn bệnh TC vẫn chưa được quản lý. Năm 2008 đến nay ở Việt Nam cũng có một số ít nghiên cứu về trầm cảm và nhất là trầm cảm ở đối tượng là NCT.

Theo nghiên cứu của Nguyễn Đỗ Ngọc và cộng sự (2014) về TC ở NCT tại Quận Thủ Đức TPHCM cho biết, tỷ lệ TC ở NCT tuổi là 17,2%, trong đó mức độ nặng 1,4%, mức độ trung bình 5,9% và mức độ nhẹ 9,9%. Tác giả đã tìm ra được 10 yếu tố liên quan và có mối liên hệ với TC: giới tính,

kinh tế gia đình nghèo, tiền sử mắc bệnh TC, trình độ học vấn, hoàn cảnh sống, ở nhà không vườn, mắc bệnh mạn tính, biến cố lớn trong đời, biến cố lớn trong 12 tháng qua, hỗ trợ xã hội thấp .

Theo nghiên cứu của tác giả Nguyễn Hoàng Thùy Linh và cộng sự về tình hình TC và các yếu tố liên quan ở NCT tại TP Huế năm 2013 thì tỷ lệ mắc TC 28,4%, trong đó TC nặng 2,5%, trung bình 8,8%, nhẹ 17,1%. Tác giả đã tìm ra được 5 yếu tố liên quan và có mối liên hệ với TC: Giới tính, hoàn cảnh sống, hỗ trợ xã hội thấp, mắc bệnh mạn tính, kinh tế gia đình nghèo, biến cố vừa xảy ra trong 12 tháng qua .

Theo nghiên cứu của tác giả Trần Như Minh Hằng và cộng sự về TC ở NCT tại xã Thủy Xuân, TP Huế với thang đo trầm cảm Beck và tiêu chuẩn của ICD 10, cho biết tỷ lệ TC ở NCT chiếm 27,76%; trong đó mức độ nhẹ là 37,5%, mức độ vừa là 56,82%, mức độ nặng là 5,68%. Tác giả đã tìm ra được 5 yếu tố có liên quan có mối liên hệ với TC ở các đối tượng nghiên cứu: Giới tính, điều kiện kinh tế khó khăn, tiền sử mắc TC, tiền sử gia đình bị TC, mắc các bệnh cơ thể và các sang chấn tâm lý .

Theo tác giả Đỗ Văn Diệu và cộng sự (2016) khảo sát 696 NCT ở Hộ gia đình tại huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi bằng bộ câu hỏi in sẵn bằng thang đo GDS-30 cho kết quả TC ở NCT chiếm tỉ lệ 37,1%, trong đó TC nhẹ 18,0%; TC trung bình 15,7%; TC nặng 3,4%. Các yếu tố liên quan đến trầm cảm ở người cao tuổi bao gồm: Kinh tế gia đình nghèo bị trầm cảm cao gấp 2,3 lần so với người cao tuổi có kinh tế gia đình không nghèo (OR=2,31; 95%CI:1,59–3,37);

Nguồn thu nhập kiếm sống có từ 2 nguồn trở lên bị trầm cảm cao gấp 2,5 lần người cao tuổi có một nguồn thu nhập (OR=2,48; 95%CI:1,611–3,81); Số người chia sẻ tâm sự ngoài người trong gia đình không có hoặc chỉ có 1 người bị trầm cảm cao hơn gấp 1,6 lần so với người cao tuổi có từ 2 người trở lên (OR=1,64; 95%CI:1,07–2,57); Mắc bệnh mạn tính bị trầm cảm cao hơn 2,7 lần so với người cao tuổi không mắc bệnh mạn tính (OR=2,74; 95%CI:1,34–5,59); Có yếu tố di

truyền bị mắc bệnh trầm cảm cao hơn gấp 2,1 lần so với người cao tuổi không có yếu tố di truyền (OR=2,09; 95%CI:1,07–4,08); Có biến cố xảy ra 12 tháng qua

bị trầm cảm cao gấp 2 lần so với người cao tuổi không có biến cố nào (OR=1,94; 95%CI:1,35–2,78); Có biến cố trong cuộc đời bị trầm cảm cao gấp 2,5 lần so với người cao tuổi không có biến cố nào (OR=2,45; 95%CI:1,45–4,14); Mức hỗ trợ xã hội thấp bị trầm cảm cao gấp 1,5 lần so với người cao tuổi có sự hỗ trợ xã hội cao (OR=1,51; 95%CI:1,06–2,14) .

3.2. MÔ HÌNH CAN THIỆP CỘNG ĐỒNG PHÒNG CHỐNG TRẦMCẢM NGƯỜI CAO TUỔI CẢM NGƯỜI CAO TUỔI

3.2.1. Trên thế giới

Các nước trên thế giới hiện nay có rất nhiều mô hình can thiệp cộng đồng phòng chống TC, các mô hình này tập trung vào các chiến lược đào tạo- truyền thông giáo dục sức khỏe, rằng luyện khả năng thích ứng và hỗ trợ dịch vụ trong môi trường y tế dựa trên sự thích ứng của các mô hình chăm sóc bệnh mãn tính. Tuy nhiên, các mô hình này hình thành những thay đổi lâu dài ở cộng đồng nên thường tỏ ra khó khăn trong quá trình hình thành và phát triển, hệ thống y tế khác nhau và các rào cản tổ chức ngăn chặn sự thích hợp của các mô hình này vào các thiết lập chăm sóc . Đa số các nước đều triển khai mô hình này theo các nhóm đối tượng đích cụ thể như: nhóm người già , nhóm thanh niên/vị thành niên, nhóm học sinh/sinh viên , , nhóm người mắc bệnh mãn tính , , , nhóm phụ nữ , nhóm người lao động ...

3.2.1.1. Mô hình đào tạo-truyền thông giáo dục sức khỏe a. Đối với các quốc gia cộng đồng châu Âu

Trên các quốc gia ở cộng đồng châu Âu có nhiều chiến lược khác nhau về chăm sóc sức khỏe tâm trí, phòng ngừa TC và tự sát. Liên minh châu Âu phòng chống trầm cảm (OSPI-Châu Âu), mô hình EAAD, sự can thiệp của EAAD bao gồm (1). Đào tạo và hỗ trợ thiết thực cho các bác sĩ chăm sóc chính trong việc phát hiện và điều trị trầm cảm; (2). Các hoạt động quan hệ

công chúng để thông báo cho công chúng về trầm cảm, bao gồm các chiến dịch chống kỳ thị; (3). Các buổi đào tạo về trầm cảm và tự tử cho những người hỗ trợ cộng đồng như linh mục, nhân viên xã hội, người chăm sóc lão khoa, giáo viên và nhà báo là những người ở vị trí gác cổng để hướng những người dễ bị tổn thương và có nguy cơ cao vào điều trị hiệu quả; (4). Tiếp cận và hỗ trợ cho các nhóm nguy cơ cao (những người sau các hành vi tự tử không gây tử vong), thiết lập các đường dây trợ giúp và hỗ trợ cho các hoạt động tự giúp đỡ liên quan đến bệnh nhân và người thân. Can thiệp này được thực hiện đồng thời và theo cách tiêu chuẩn hóa ở bốn khu vực ở Ireland, Bồ Đào Nha, Hungary và Đức. Sự can thiệp đã được chứng minh là có hiệu quả trong việc giảm hành vi tự tử do TC .

Tại Hà Lan, hoạt động phòng chống TC là 1 trong 5 hoạt động ưu tiên của chương trình y tế quốc gia giai đoạn 2007-2010, cùng với phòng chống béo phì, thuốc lá, nghiện rượu và bệnh đái tháo đường. Chương trình “Đối tác phòng chống trầm cảm” đã được khởi xướng bởi trường Đại học Trimbos và Hiệp hội tâm thần học Hà Lan. Các hoạt động phòng chống trầm cảm được lựa chọn ưu tiên trong chương trình này. Dự án đã xây dựng chương trình giáo dục phòng chống trầm cảm qua internet, là một trong các biện pháp để cải thiện nhận thức về phòng chống các bệnh tâm thần .

Tại Thụy Điển, chương trình giáo dục phòng chống TC đã giúp giảm tỷ lệ tự sát do TC từ 42% tổng số trường hợp tự sát xuống còn 12% sau 2,5 năm và còn 16% sau 9,5 năm sau dự án .

Tại Vương Quốc Anh, trường đại học cambridge đã nghiên cứu “Đánh giá tác động lan truyền của các chứng rối loạn tâm thần trong các mạng xã hội” nhóm tác giả này đã đề xuất một mô hình can thiệp cộng đồng về sự liên kết lây lan của mạng xã hội thông qua các bộ ước lượng thống kê. Cách tiếp cận mô hình tiết lộ mối quan hệ giữa nạn nhân rối loạn tâm thần và sự lan truyền ý tưởng tự sát và từ đó làm sáng tỏ vai trò của nhận thức trong việc sử dụng mạng xã hội

để ngăn ngừa tự sát. Mô hình được đề xuất nhằm định lượng tác động của nhận thức chồng chéo lên ý tưởng tự sát. Hầu hết các nghiên cứu này đã khám phá sự lan rộng và cạnh tranh của cả hai hiện tượng bằng cách sử dụng các tuyên truyền khác nhau. Công việc của họ đã đề xuất một mô hình mới để phân tích và định lượng sự đồng bộ của lây lan xã hội và sự lan rộng trên mạng xã hội [26].

Tại các quốc gia khác ở châu Âu cũng triển khai các hoạt động phòng, chống TC tương tự [29]. Chiến lược phòng chống trầm cảm giai đoạn 2008- 2010 và một số năm tiếp theo ở Sidney Australia tập trung vào một số vấn đề trọng tâm: nhận thức của cộng đồng và chống phân biệt kỳ thị, cung cấp thông tin cho bệnh nhân/gia đình về trầm cảm/điều trị trầm cảm và cơ quan cung cấp dịch vụ y tế, phòng ngừa/phòng ngừa sớm, chăm sóc ban đầu về trầm cảm, nghiên cứu khoa học đối với các đối tượng đích

Một phần của tài liệu tieu luan tong quan trầm cảm người cao tuổi và xây dựng mô hình phòng chống trầm cảm dựa vào cộng đồng (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)