CẢM NGƯỜI CAO TUỔI
3.2.1. Trên thế giới
Các nước trên thế giới hiện nay có rất nhiều mô hình can thiệp cộng đồng phòng chống TC, các mô hình này tập trung vào các chiến lược đào tạo- truyền thông giáo dục sức khỏe, rằng luyện khả năng thích ứng và hỗ trợ dịch vụ trong môi trường y tế dựa trên sự thích ứng của các mô hình chăm sóc bệnh mãn tính. Tuy nhiên, các mô hình này hình thành những thay đổi lâu dài ở cộng đồng nên thường tỏ ra khó khăn trong quá trình hình thành và phát triển, hệ thống y tế khác nhau và các rào cản tổ chức ngăn chặn sự thích hợp của các mô hình này vào các thiết lập chăm sóc . Đa số các nước đều triển khai mô hình này theo các nhóm đối tượng đích cụ thể như: nhóm người già , nhóm thanh niên/vị thành niên, nhóm học sinh/sinh viên , , nhóm người mắc bệnh mãn tính , , , nhóm phụ nữ , nhóm người lao động ...
3.2.1.1. Mô hình đào tạo-truyền thông giáo dục sức khỏe a. Đối với các quốc gia cộng đồng châu Âu
Trên các quốc gia ở cộng đồng châu Âu có nhiều chiến lược khác nhau về chăm sóc sức khỏe tâm trí, phòng ngừa TC và tự sát. Liên minh châu Âu phòng chống trầm cảm (OSPI-Châu Âu), mô hình EAAD, sự can thiệp của EAAD bao gồm (1). Đào tạo và hỗ trợ thiết thực cho các bác sĩ chăm sóc chính trong việc phát hiện và điều trị trầm cảm; (2). Các hoạt động quan hệ
công chúng để thông báo cho công chúng về trầm cảm, bao gồm các chiến dịch chống kỳ thị; (3). Các buổi đào tạo về trầm cảm và tự tử cho những người hỗ trợ cộng đồng như linh mục, nhân viên xã hội, người chăm sóc lão khoa, giáo viên và nhà báo là những người ở vị trí gác cổng để hướng những người dễ bị tổn thương và có nguy cơ cao vào điều trị hiệu quả; (4). Tiếp cận và hỗ trợ cho các nhóm nguy cơ cao (những người sau các hành vi tự tử không gây tử vong), thiết lập các đường dây trợ giúp và hỗ trợ cho các hoạt động tự giúp đỡ liên quan đến bệnh nhân và người thân. Can thiệp này được thực hiện đồng thời và theo cách tiêu chuẩn hóa ở bốn khu vực ở Ireland, Bồ Đào Nha, Hungary và Đức. Sự can thiệp đã được chứng minh là có hiệu quả trong việc giảm hành vi tự tử do TC .
Tại Hà Lan, hoạt động phòng chống TC là 1 trong 5 hoạt động ưu tiên của chương trình y tế quốc gia giai đoạn 2007-2010, cùng với phòng chống béo phì, thuốc lá, nghiện rượu và bệnh đái tháo đường. Chương trình “Đối tác phòng chống trầm cảm” đã được khởi xướng bởi trường Đại học Trimbos và Hiệp hội tâm thần học Hà Lan. Các hoạt động phòng chống trầm cảm được lựa chọn ưu tiên trong chương trình này. Dự án đã xây dựng chương trình giáo dục phòng chống trầm cảm qua internet, là một trong các biện pháp để cải thiện nhận thức về phòng chống các bệnh tâm thần .
Tại Thụy Điển, chương trình giáo dục phòng chống TC đã giúp giảm tỷ lệ tự sát do TC từ 42% tổng số trường hợp tự sát xuống còn 12% sau 2,5 năm và còn 16% sau 9,5 năm sau dự án .
Tại Vương Quốc Anh, trường đại học cambridge đã nghiên cứu “Đánh giá tác động lan truyền của các chứng rối loạn tâm thần trong các mạng xã hội” nhóm tác giả này đã đề xuất một mô hình can thiệp cộng đồng về sự liên kết lây lan của mạng xã hội thông qua các bộ ước lượng thống kê. Cách tiếp cận mô hình tiết lộ mối quan hệ giữa nạn nhân rối loạn tâm thần và sự lan truyền ý tưởng tự sát và từ đó làm sáng tỏ vai trò của nhận thức trong việc sử dụng mạng xã hội
để ngăn ngừa tự sát. Mô hình được đề xuất nhằm định lượng tác động của nhận thức chồng chéo lên ý tưởng tự sát. Hầu hết các nghiên cứu này đã khám phá sự lan rộng và cạnh tranh của cả hai hiện tượng bằng cách sử dụng các tuyên truyền khác nhau. Công việc của họ đã đề xuất một mô hình mới để phân tích và định lượng sự đồng bộ của lây lan xã hội và sự lan rộng trên mạng xã hội [26].
Tại các quốc gia khác ở châu Âu cũng triển khai các hoạt động phòng, chống TC tương tự [29]. Chiến lược phòng chống trầm cảm giai đoạn 2008- 2010 và một số năm tiếp theo ở Sidney Australia tập trung vào một số vấn đề trọng tâm: nhận thức của cộng đồng và chống phân biệt kỳ thị, cung cấp thông tin cho bệnh nhân/gia đình về trầm cảm/điều trị trầm cảm và cơ quan cung cấp dịch vụ y tế, phòng ngừa/phòng ngừa sớm, chăm sóc ban đầu về trầm cảm, nghiên cứu khoa học đối với các đối tượng đích
b. Đối với các quốc gia cộng đồng châu Á
Tại châu Á, đa số các nước đều tham gia vào Chiến lược phòng chống tự sát (STOPS-Strategy To Prevent Suicide). Chiến lược đã triển khai các chiến dịch giáo dục để nâng cao nhận thức của cộng đồng rằng TC có thể điều trị được và tự sát có thể phòng ngừa được.
Hàn Quốc đã triển khai chương trình giáo dục quốc gia được tài trợ bởi Bộ Y tế, Phúc lợi và Hiệp hội phòng chống tự sát Hàn Quốc. Chương trình tập trung vào một số vấn đề: (1) thông báo trên truyền hình, radio và trên tàu điện ngầm; (2) giáo dục về TC và phòng chống tự sát được đưa lên tivi, internet và phân phối qua đĩa CD-rom; (3) phân phát rộng rãi tờ rơi, sách mỏng, nhãn dính và áp phích; (4) tổ chức Ngày sàng lọc trầm cảm để phát hiện, tư vấn và tổ chức các hội nghị chuyên đề về TC cho cộng đồng; (5) tổ chức các hoạt động cộng đồng trong Ngày Thế giới phòng chống tự sát hàng năm vào ngày 10 tháng 9 hàng năm.
Nhiều quốc gia khác cũng tổ chức các hoạt động phòng, chống TC tương tự . Tổ chức Y tế thế giới (WHO) nhân ngày sức khỏe thế giới (ngày 7 tháng 4
năm 2017) đã chọn “phòng, chống trầm cảm” làm chủ đề sức khỏe năm 2017 với thông điệp “hãy cùng trò chuyện để phòng chống rầm cảm” nhằm nâng cao nhận thức của toàn xã hội vì gánh nặng của bệnh trầm cảm, xóa bỏ tính kỳ thị của cộng đồng với rối loạn tâm thần nói chung và trầm cảm nói riêng và cách thức đơn giãn, hiệu quả để phòng chống trầm cảm.
3.2.1.2. Mô hình rằng luyện khả năng thích ứng cao (hỗ trợ tâm lý-giáo dục) a. Đối với các quốc gia cộng đồng châu Âu
Tại Scotland, Chương trình quốc gia về chăm sóc sức khỏe tâm trí năm 2001 đã đẩy mạnh 4 hoạt động: (1) nâng cao sức khỏe tâm thần, (2) phòng chống tự sát, (3) phát hiện sớm dấu hiệu bệnh, (4) hỗ trợ phục hồi chức năng cho bệnh nhân. Chương trình được nhắc lại trong 2 chu kỳ dự án (2003- 2006 và 2006-2008). Các hoạt động của dự án tác động đến cả trong lĩnh vực cơ chế chính sách và ngành y tế. Các hoạt động đã thành công, bao gồm các hoạt động sơ cấp cứu về tâm thần và nâng cao sức khỏe tâm thần cũng như hiểu biết của cộng đồng về tâm thần .
Chương trình phòng chống tự tử Flemish được thông qua vào năm 2007. Nó nhằm mục đích giảm 8% số vụ tự tử trong năm 2010 so với năm 2000. Nó dựa trên năm chiến lược: 1) thúc đẩy sức khỏe tâm thần cho cá nhân và xã hội, 2) thúc đẩy chăm sóc sức khỏe điện tử có thể tiếp cận, 3) nâng cao năng lực của các chuyên gia và thúc đẩy kết nối mạng, 4) thúc đẩy phòng chống tự tử thông qua báo cáo phương tiện đầy đủ và giảm khả năng tự tử, và 5) nhấn mạnh vào các nhóm đối tượng cụ thể như thanh niên, người thân và người bị rối loạn tâm thần (giao tiếp cá nhân, giáo sư C van Heeringen) .
Tại Đức, năm 2001 đã thành lập website “Self-help”-“Tự giúp”, để hỗ trợ bệnh nhân TC và tự sát . Hiệp hội tâm thần học Australia năm 2009 đã đưa ra 10 khuyến cáo về rèn luyện khả năng thích ứng cao cho cộng đồng nhằm nâng cao sức khỏe tâm trí, bao gồm : (1) dám chấp nhận mình không hoàn hảo; (2) dành thời giờ cho bản thân; (3) ghi danh một khóa học/một câu
lạc bộ; (4) năng vận động mỗi ngày càng nhiều càng tốt; (5) dành thời gian tiếp xúc với người quý vị thấy thích thú; (6) cười to mỗi ngày; (7) mời hàng xóm sang uống trà; (8) hãy làm ngay một việc gì mà quý vị đã trì hoãn lâu nay; (9) hãy nhớ việc này rồi cũng sẽ qua đi; (10) chú tâm đến những gì nằm trong vòng kiểm soát của mình.
b. Đối với các quốc gia cộng đồng châu Á
Tại trung quốc tác giả Chao Wang và cộng sự (2017) đã xem xét hiệu quả của một chương trình can thiệp phục hồi lẫn nhau để phòng chống trầm cảm, chất lượng giấc ngủ, và hạnh phúc ở NCT sống trong cộng đồng ở Thượng Hải, với Phương pháp chọn ngẫu nhiên 6 cộng đồng (n = 237) thành nhóm can thiệp, thang trầm cảm Lão khoa (GDS-15) được áp dụng. Từ tháng 3 đến tháng 5 năm 2013, người tham gia nhóm can thiệp đã trải qua chương trình can thiệp chương trình phục hồi lẫn nhau trong 2 tháng. Can thiệp bao gồm bảy phút và các phiên hàng tuần dựa trên lịch trình tự thiết kế chuẩn. Kết luận chương trình can thiệp phục hồi lẫn nhau có hiệu quả để cải thiện sức khỏe và phòng chống trầm cảm ở NCT trong cộng đồng .
3.2.1.3. Mô hình hỗ trợ dịch vụ chăm sóc a. Đối với các quốc gia cộng đồng châu Âu
Tại Đan Mạch Chương trình phòng chống tự tử quốc gia tập trung vào các nhóm nguy cơ cao và có hai thông điệp chính: 1) cung cấp phương pháp điều trị có liên quan sau nỗ lực tự tử và 2) để tăng cường nhận thức và theo dõi bệnh tâm thần đã xuất viện (trong khi xuất viện và tuần đầu tiên sau khi xuất viện; nguy cơ tự tử gia tăng) (giao tiếp cá nhân, Giáo sư M Nordentoft) .
Tại Vương Quốc Anh nhiều giải pháp thông minh, ứng dụng kỹ thuật số được kết nối, thông qua dữ liệu này chia sẻ môi trường xã hội, cung cấp các dịch vụ phòng ngừa có liên quan đến sức khỏe của con người .
b. Đối với các quốc gia cộng đồng châu Á
Tại Nhật Bản một nghiên cứu can thiệp cộng đồng phòng chống tự sát do trầm cảm (2017), dựa vào kết quả sàng lọc 90000 người có độ tuổi 40-60, trong đó có nhóm can thiệp và nhóm đối chứng để so sánh. Sau 4 năm thực hiện can thiệp, tỷ lệ tự sát giảm nhiều hơn ở nhóm can thiệp [IRR 0,57, 95% (CI) 0,41-0,78; F 1,36 = 12,52, p = 0,001] so với nhóm đối chứng (tỷ lệ IRR 1,63, KTC 95% 1,06-2,48; F 1,82 = 5,20, p = 0,025) . Cũng tại Nhật Bản một nghiên cứu đoàn hệ báo cáo theo dõi dài hạn của nghiên cứu trước đó (2016). Hai phần ba đô thị ở Nhật Bản được chỉ định là khu vực can thiệp và được so sánh với khu vực và quận xung quanh. Cư dân khu vực can thiệp từ 60 tuổi trở lên (14.291) được mời tham gia can thiệp 2 năm (2005-2006). Cư dân có nguy cơ trong khu vực can thiệp bao gồm 4.918 NCT được mời tham gia chương trình sàng lọc hai bước; 2.552 NCT đã tham gia chương trình liên kết với các dịch vụ chăm sóc / hỗ trợ trong 2 năm. Tỷ lệ tự sát ở khu vực can thiệp giảm 48%, cao hơn đáng kể so với ba khu vực so sánh .
3.2.2. Các mô hình can thiệp Cộng đồng phòng chống trầm cảm tại Việt Nam
Hiện nay, chương trình điều trị bệnh TC tại Cộng đồng đã và đang được triển khai thí điểm ở một số tỉnh trong cả nước , . Tuy nhiên, theo tiến sỹ Jean Marc Olive - Trưởng đại diện TCYTTG tại Việt Nam nhân ngày sức khỏe tâm thần thế giới ngày 10 tháng 10 năm 2008 cho rằng: Việt Nam đã có nỗ lực đáng kể trong lĩnh vực sức khỏe tâm thần, mô hình phòng chống bệnh tâm thần tại Cộng đồng đã bao phủ 64 tỉnh thành với trên 40% xã, phường đã triển khai. Tuy vậy, chương trình chỉ mới tập trung vào việc khảo sát, quản lý, điều trị và phục hồi chức năng tâm lý xã hội cho bệnh nhân tâm thần phân liệt và động kinh còn bệnh TC vẫn chưa được quản lý .
Xuất phát từ gánh nặng bệnh tật do bệnh TC gây ra, mô hình điểm quản lý bệnh TC đã được Bệnh viện Tâm thần Trung ương I triển khai trong phạm vi chương trình Mục tiêu Quốc gia về Bảo vệ sức khỏe tâm
thần. Để cung cấp bằng chứng khoa học về chi phí–hiệu quả trong quản lý bệnh TC tại Cộng đồng ở Việt Nam, ngày 22/10/2011, Trường Đại học Y Hà Nội phối hợp với Viện Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai và Viện Karolinska Thụy Điển, tổ chức Hội thảo về xây dựng mô hình phòng chống và quản lý bệnh TC tại Cộng đồng ở Việt Nam .
Năm 2008 Bộ y tế có đưa ra 11 nội dung chăm sóc và phục hồi chức năng bệnh nhân TC tại Cộng đồng thuộc nhóm mô hình giáo dục tuyên truyền; rằng luyện khả năng thích ứng cao bằng biện pháp tâm lý-giáo dục và mô hình hỗ trợ dịch vụ chăm sóc bao gồm: (1) Chấp nhận TC là một căn bệnh thực sự; (2) Nhận biết và công nhận các triệu chứng của bệnh TC; (3) Cần hiểu về tiến triển của bệnh TC và các giai đoạn điều trị; (4) dẹp bỏ các ý nghĩ ưu phiền của gia đình, bệnh nhân và xã hội về TC; (5) Cần hiểu về nguyên nhân của TC; (6) Chấp nhận ý tưởng điều trị; (7) Tìm hiểu về thuốc chống TC; (8) Hiểu biết về tâm lý liệu pháp; (9) Biết cách làm giảm nguy cơ tái phát; (10) Biết cách đối mặt với ý tưởng tự sát; (11) Người bị TC tự rèn luyện hàng ngày, ghi chép các hoạt động vào một bảng theo dõi để xác định khả năng phục hồi các hoạt động .
Năm 2017, Bộ y tế Việt Nam phối hơp với Tổ chức y tế thế giới lấy thông điệp “hãy cùng trò chuyện để phòng chống trầm cảm” để tuyên truyền phòng chống bệnh trầm cảm ở Cộng đồng.
3.2.3. Các mô hình can thiệp Cộng đồng phòng chống trầm cảm ở người cao tuổi
Trên cơ sở đã được phân tich các mô hình can thiệp cộng đồng ở các nước trên thế giới và trong nước. Các mô hình can thiệp phòng chống bệnh TC ở NCT được minh họa theo sơ đồ sau:
Ban quản lý, nhóm kỹ thuật, tổ dịch vụ
Cung ứng dịch vụ
hỗ trợ
Trung tâm hỗ trợ tâm lý, truyền thông giáo dục sức khỏe, cung ứng dịch vụ phòng chống bệnh
trầm cảm ở người cao tuổi (CPHSD)
Truyền thông GDSK Hỗ trợ tâm lý-rằng luyệnkhả năng thích ứng
1. Gián tiếp: Đài phát thanh-truyền hình, bài báo, áp phích, pa nô, tờ rơi, video clip, đường dẫn đến google drive của địa chỉ email của “trung tâm- CPHSD), điện thoại thông minh.
2. Trực tiếp: Tại trung
tâm-CPHSD;Thôn/TDP ,
Hộ gia đình can thiệp có NCT bị trầm cảm
1. Gián tiếp: bài báo, áp phích, pa nô, tờ rơi, video clip, đường dẫn đến google drive của địa chỉ email của “trung tâm- CPHSD), điện thoại thông minh.
2. Trực tiếp: Tại trung
tâm-CPHSD;Thôn/TDP , Hộ gia đình có NCT bị trầm cảm NVYTT, Chi hội NCT, Thôn trưởng/tổ dân phố và cơ quan phối hợp NCT chưa mắc TC & NCT mắc TC và
Người nhà hay người chăm sóc chính
NCT mắc TC và
Người nhà hay người chăm sóc chính
KẾT QUẢ MONG ĐỢI
Hiểu biết, phát hiện, quản lý, điều trị, chăm sóc, phòng chống bệnh TC ở NCT; nhằm làm giảm tỷ lệ TC trong Cộng đồng
Với mục đích chung là: thay đổi nhận thức, thói quen, hành vi ở NCT và người nhà hay người chăm sóc chính ảnh hưởng đến bệnh TC ở
48
NCT chưa mắc TC
& NCT mắc TC NCT mắc TC
NCT như: thói quen sinh hoạt tập thể dục, chia sẽ tâm sự-cùng trò chuyện... Trên cơ sở này chúng tôi đề xuất xây dựng 03 mô hình can thiệp Cộng đồng phòng chống TC ở NCT sau đây:
Mô hình 1: Giải pháp truyền thông GDSK thay đổi thói quen, hành vi Mô hình 2. Hỗ trợ tâm lý cho người cao tuổi mắc trầm cảm dựa vào Cộng đồng.
Mô hình 3. Dịch vụ hỗ trợ tư vấn chăm sóc NCT dựa vào Cộng đồng phòng chống trầm cảm.
KẾT LUẬN
Bệnh trầm cảm có từ hơn 3000 năm trước ở thời ai cập cổ đại, đến thế