Quyền được trợ giúp xã hội

Một phần của tài liệu Quyền của người khuyết tật trong luật an sinh xã hội ở Việt Nam (Trang 81 - 84)

7. Kết cấu của Luận án

3.1.3. Quyền được trợ giúp xã hội

Quyền được trợ giúp xã hội của NKT được ghi nhận tại Khoản 2 Điều 59 Hiến pháp 2013 “Nhà nước tạo bình đẳng về cơ hội để công dân thụ hưởng phúc lợi xã hội, phát triển hệ thống an sinh xã hội, có chính sách trợ giúp người cao tuổi, người khuyết tật, người nghèo và người có hoàn cảnh khó khăn khác”. Quyền này được cụ thể hoá tại chương VIII Luật NKT năm 2010 quy định về bảo trợ xã hội đối với NKT; Nghị định số 20/2021/NĐ-CP quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội (có hiệu lực từ 01/07/2021); Nghị định số 103/2017/NĐ-CP ngày 12/09/2017 quy định thành lập, tổ chức, hoạt động, giải thể và quản lý các cơ sở trợ giúp xã hội...

Quyền được trợ giúp xã hội của NKT bao gồm quyền được TCXH, hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng; quyền được nhận chăm sóc, nuôi dưỡng tại cộng đồng; quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội.

3.1.3.1. Quyền được trợ cấp xã hội, hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng

Đa số NKT hiện nay đều có thu nhập thấp, không ổn định hoặc thậm chí không có nguồn thu nhập. Gia đình NKT, người chăm sóc NKT thường có kinh tế khó khăn do phát sinh thêm các chi phí cho NKT như chăm sóc sức khoẻ, thiết bị trợ giúp, phương tiện di chuyển... Theo thống kê thì hộ có NKT thuộc hộ nghèo là 19,4% so với 8,9% hộ không có NKT76. Do đó, TCXH hàng tháng, hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng rất có ý nghĩa đối với NKT.

NKT đặc biệt nặng và NKT nặng được hưởng TCXH hàng tháng77. Pháp luật Việt Nam rất quan tâm đến mức độ khuyết tật của NKT để quyết định quyền lợi cho NKT. Khác với quan điểm của Việt Nam, Liên hợp quốc quan tâm đến yếu tố giới tính và độ tuổi của NKT: “Bảo đảm quyền của người khuyết tật, đặc biệt là phụ nữ và bé gái khuyết tật, người già khuyết tật được hưởng các chương trình phúc lợi xã hội”(Điểm b Khoản 2 Điều 28 CRPD). Đối với trẻ em khuyết tật, người già khuyết tật, phụ nữ khuyết tật, bé gái khuyết tật, phụ nữ khuyết tật có thai đều là những đối 76Tổng cục Thống kê (2018), Điều tra Quốc gia NKT năm 2016, NXB. Thống kê, tr.121.

77

tượng cần được quan tâm đặc biệt hơn. Do đó, nếu pháp luật Việt Nam chỉ căn cứ vào mức độ khuyết tật để quyết định quyền được hưởng TCXH hàng tháng là chưa đảm bảo quyền của những đối tượng “tổn thương kép”.

Mức hưởng trợ cấp hàng tháng của NKT sống tại hộ gia đình được tính bằng hệ số nhân với mức chuẩn trợ giúp xã hội. Mức chuẩn trợ giúp xã hội (từ 01/07/2021) là 360.000 đồng78 và hệ số tính TCXH có 3 mức, phụ thuộc vào mức độ khuyết tật và độ tuổi. Hệ số 2,5 áp dụng đối với NKT đặc biệt nặng là người cao tuổi hoặc trẻ em (tương đương 900.000 đồng/tháng); hệ số 2,0 áp dụng đối với NKT đặc biệt nặng, NKT nặng là người cao tuổi hoặc trẻ em (720.000 đồng/tháng); hệ số 1,5 áp dụng với NKT nặng (540.000 đồng/tháng)79. Căn cứ vào điều kiện cụ thể của địa phương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định mức TCXH, mức trợ cấp nuôi dưỡng, mức hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng và các mức trợ giúp xã hội khác cao hơn các mức tương ứng kể trên. Mặc dù mức chuẩn TCXH đã tăng thêm 90.000đ so với mức TCXH trước đây, nhưng mức hưởng trợ cấp đối với NKT vẫn được đánh giá là thấp hơn so với chuẩn nghèo thành thị và nông thôn80. Thực tế cũng không có nhiều địa phương nâng mức chuẩn TCXH cao hơn mức chuẩn (chỉ có 12 tỉnh/thành phố đã thực hiện nâng mức chuẩn TCXH cao hơn mức chuẩn81).

Gia đình cóNKT đăcc̣ biêṭnăngc̣ đang trưcc̣ tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc người đó; người nhâṇ nuôi dưỡng, chăm sóc NKT đăcc̣ biêṭnăngc̣ được hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng (Điểm a, b Khoản 2 Điều 44 Luật NKT năm 2010). Chế độ hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng lần đầu tiên được ghi nhận trong Luật NKT năm 2010 thể hiện sự tiến bộ vượt bậc so với Pháp lệnh Người tàn tật năm 1998 và tương thích với với CRPD.

Hộ gia đình đang trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc NKT đặc biệt nặng được hưởng kinh phí hỗ trợ chăm sóc hàng tháng với hệ số 1,082. Mức hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng được tính bằng hệ số nhân với mức chuẩn TCXH. Như vậy, gia đình nuôi một hay nhiều NKT đặc biệt nặng thì cũng chỉ được hưởng một chế độ. Đối với người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc NKT đặc biệt nặng cũng được hỗ trợ 78Khoản 2 Điều 4 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP.

79

Khoản 1 Điều 16 Nghị định số 28/2012/NĐ-CP.

80

Chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều năm 2021 thực hiện theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều giai đoạn 2016 –

2020 theo tiêu chí thu nhập là 700.000đ/người/tháng ở khu vực nông thôn và 900.000đ/người/tháng ở khu vực thành thị. Chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều giai đoạn 2022-2025, theo tiêu chí thu nhập là

1.500.000đ/người/tháng ở khu vực nông thôn và 2.000.000đ/người/tháng ở khu vực thành thị (Điều 2, Điều 3 Nghị định số 07/2021/NĐ-CP quy định chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021-2025).

81Cục Bảo trợ xã hội, Bộ Lao động – Thương binh và xã hội (2020), Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025, Hà Nội.

82

kinh phí chăm sóc hàng tháng với hệ số 1,5 nếu nhận nuôi một NKT đặc biệt nặng và hệ số 3,0 nếu nhận nuôi từ hai NKT đặc biệt nặng trở lên (Khoản 4 Điều 17 Nghị định số 28/2012/NĐ-CP). Như vậy, nếu người nhận nuôi dưỡng 2, 3, 4... NKT đặc biệt nặng thì cũng chỉ được hưởng hệ số 3,0. Quy định như vậy là không hợp lý và không khuyến khích được cá nhân nhận nuôi dưỡng NKT đặc biệt nặng. Bởi lẽ, việc nuôi dưỡng, chăm sóc 2 NKT đặc biệt nặng sẽ vất vả hơn nhiều so với việc nuôi dưỡng, chăm sóc 1 NKT đặc biệt nặng, và nếu số lượng NKT đặc biệt nặng được nuôi dưỡng chăm sóc tăng lên 3,4,5... thì sự vất vả, tốn kém còn tăng lên gấp nhiều lần.

3.1.3.2. Quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng tại cộng đồng

Nhận chăm sóc, nuôi dưỡng tại cộng đồng là việc hộ gia đình, cá nhân trực tiếp nhận chăm sóc, nuôi dưỡng NKT tại gia đình mình. NKT được chăm sóc, nuôi dưỡng tại cộng đồng là quy định lần đầu tiên được ghi nhận tại Nghị định số 139/2013/NĐ-CP và tiếp tục được ghi nhận tại Nghị định số 20/2021/NĐ-CP. Quy định này có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, bởi được chăm sóc tại cộng đồng sẽ tăng cơ hội hoà nhập của NKT.

NKT nặng, NKT đặc biệt nặng được nhận chăm sóc, nuôi dưỡng tại cộng đồng (Điểm c Khoản 1 Điều 18 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP). Trên thực tế, trẻ em khuyết tật nhẹ ở vào hoàn cảnh khó khăn, không có người nuôi dưỡng cũng rất cần được chăm sóc, nuôi dưỡng tại cộng đồng. Nên pháp luật Việt Nam chỉ căn cứ vào mức độ khuyết tật để xác định quyền được chăm sóc nuôi dưỡng tại cộng đồng là chưa đảm bảo quyền của NKT trẻ em, cũng như chưa phù hợp với quan điểm của Liên hợp quốc “Khi gia đình ruột thịt của trẻ khuyết tật không thể chăm sóc trẻ, quốc gia thành viên tiến hành mọi nỗ lực để cung cấp sự chăm sóc thay thế trong gia đình lớn hơn của trẻ, nếu không được, thì chăm sóc tại cộng đồng ở một nơi bố trí như gia đình” (Khoản 5 Điều 23 CRPD).

3.1.3.3. Quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội

Khi NKT không có gia đình cũng như không ai nhận NKT về chăm sóc thì được chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội là một giải pháp tốt đảm bảo cuộc sống cho NKT. NKT đặc biệt nặng không nơi nương tựa, không tự lo được cuộc sống được tiếp nhận vào nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội (Khoản 1 Điều 45 Luật NKT năm 2010). Ngoài ra, Điểm c Khoản 1 Điều 24 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP còn bổ sung thêm“trẻ em khuyết tật”có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn cũng thuộc đối tượng được chăm sóc, nuôi dưỡng trong cơ sở trợ giúp xã hội.

Nghị định số 20/2021/NĐ-CP quy định phạm vi đối tượng được chăm sóc, nuôi dưỡng trong cơ sở trợ giúp xã hội rộng hơn so với Luật NKT. Quy định như Nghị định này là hợp lý bởi trẻ em khuyết tật nhẹ hoàn cảnh đặc biệt khó khăn thì được chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội là điều rất cần thiết.

Khi sống trong các cơ sở trợ giúp xã hội, NKT được trợ cấp nuôi dưỡng hàng tháng83. Mức trợ cấp được tính bằng mức chuẩn TCXH nhân với hệ số tương ứng. Hệ số trợ cấp nuôi dưỡng hàng tháng đối với NKT sống ở cơ sở trợ giúp xã hội là 5,0 đối với NKT dưới 04 tuổi và hệ số 4,0 đối với NKT từ 4 tuổi trở lên (Khoản 1 Điều 25 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP). Trong khi đó, Nghị định số 28/2012/NĐ-CP quy định Hệ số 4,0 áp dụng với NKT đặc biệt nặng là người cao tuổi hoặc trẻ em và hệ số 3,0 áp dụng với những trường hợp còn lại. Như vậy, có thể thấy hệ số trợ cấp nuôi dưỡng quy định tại Nghị định số 20/2021/NĐ-CP cao hơn so với Nghị định số 28/2012/NĐ-CP. Do đó, Nghị định 28/2012/NĐ-CP cũng cần sửa quy định về mức chuẩn TCXH để phù hợp với Nghị định số 20/2021/NĐ-CP và bảo đảm quyền lợi cho NKT.

Một phần của tài liệu Quyền của người khuyết tật trong luật an sinh xã hội ở Việt Nam (Trang 81 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(191 trang)
w