7. Kết cấu của Luận án
4.2.2. Kiến nghị hoàn thiện vềbảo đảm quyền của người khuyết tật trong pháp
4.2.2.1. Kiến nghị hoàn thiện về bảo đảm quyền của người khuyết tật bằng biện pháp xã hội
Thứ nhất, Luật NKT và văn bản hướng dẫn cần sửa đổi, bổ sung một số quy
định sau:
Một là, Luật NKT cần bổ sung quy định về “nâng cao nhận thức về quyền của người khuyết tật”. Để thay đổi nhận thức, thái độ và hành vi xã hội về vấn đề khuyết tật, cũng như chống kỳ thị, phân biệt đối xử NKT thì cần có quy định cụ thể về việc nâng cao nhận thức về quyền của NKT. Điều luật này phải thể hiện được phạm vi đối tượng cần nâng cao nhận thức về quyền của NKT và những biện pháp có thể thực hiện để nâng cao nhận thức về quyền của NKT. Bao gồm một số nội dung chính như sau: Nâng cao nhận thức toàn thể xã hội về NKT và quyền của NKT, tăng cường nhận thức về năng lực, thành tích của NKT và đấu tranh với những định kiến tiêu cực về NKT. Các biện pháp cụ thể cần thực hiện gồm: khuyến khích hiểu biết và nhận thức tích cực về NKT; khuyến khích thái độ tôn trọng quyền của NKT.
Hai là, văn bản hướng dẫn Luật NKT cần quy định cụ thể về những hình thức hỗ trợ của nhà nước trong việc thu thập, biên soạn và xuất bản tài liệu in chữ nổi Braille dành cho NKT nhìn, tài liệu đọc cho NKT nghe, nói và NKT trí tuệ..
Ba là, bổ sung quy định về tạo “điều kiện hợp lý” và “thiết kế phổ dụng”. Luật NKT cần bổ sung quy định về “điều kiện hợp lý”, “thiết kế phổ dụng” để tạo cách hiểu cho các chủ thể có trách nhiệm đảm bảo môi trường tiếp cận với NKT. Điều kiện hợp lý là sự thay đổi hoặc chỉnh sửa không gây ra gánh nặng quá mức cần thiết, để đảm bảo cho NKT được thực hiện quyền trên cơ sở bình đẳng với những người khác. Thiết kế phổ dụng là thiết kế sản phẩm, dịch vụ, môi trường để mọi người đều có thể sử dụng ở mức tối đa mà không cần cải tạo lại hoặc thiết kế chuyên biệt.
Bốn là, mở rộng phạm vi cán bộ, nhân viên được đào tạo làm trong lĩnh vực NKT. Luật NKT cần quy định khái quát “tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ, nhânviên chuyên môn làm việc trong lĩnh vực người khuyết tật”. Quy định như vậy sẽ
bảo đảm không chỉ đội ngũ bác sỹ, giáo viên mà còn các chủ thể làm việc trong các lĩnh vực khác như trợ giúp xã hội, xây dựng, giao thông, dịch vụ thể dục, thể thao, giải trí, du lịch ... cũng nhận được sự đầu tư từ phía nhà nước để đảm bảo số lượng, chất lượng, có khả năng cung ứng các dịch vụ tiếp cận cho NKT.
Thứ hai, văn bản pháp luật về tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam cần sửa đổi, bổ
sung để tăng cơ hội cho NKT tiếp cận với các công trình xây dựng.
Cần rà soát lại các văn bản Quy chuẩn xây dựng để quy định có sự thống nhất về tên gọi và nội dung. Đổi tên các văn bản về tiêu chuẩn xây dựng, thay thuật ngữ “người tàn tật”222 bằng thuật ngữ “người khuyết tật”. Đồng thời, những quy định về quy chuẩn xây dựng tiếp cận với NKT chỉ cần quy định thống nhất trong một văn bản mà không cần đến 5 văn bản223 quy định như hiện nay. Một văn bản chứa đựng đầy đủ các quy chuẩn về công trình xây dựng, đường hè phố, nhà ở... tiếp cận với NKT thì sẽ dễ dàng cho các chủ thể trong quá trình áp dụng.
Để NKT có thể tiếp cận trọn vẹn với các công trình xây dựng thì cần bổ sung thêm một số quy định vào bộ tiêu chuẩn như quy định các tiêu chuẩn của các khu vui chơi để đảm bảo NKT có thể tiếp cận với các trò chơi; tiêu chuẩn đối với khu giảng dạy, huấn luyện và thi đấu, khu phục vụ vận động viên, khu tập luyện phát triển tố chất thể lực (phòng luyện tập bổ trợ) trong các công trình thể thao.
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4391:2015 về khách sạn – Xếp hạng cần bổ sung thêm một số tiêu chí để xếp hạng khách hạng từ một sao đến năm sao như quy định các tiêu chí cơ bản như lối vào, cửa, thang máy tiếp cận, tỷ lệ phòng tiếp cận với NKT dùng xe lăn trên tổng số phòng tại khách sạn, nhà nghỉ, nhà trọ...
Thứ ba, văn bản pháp luật về giao thông cần sửa đổi, bổ sung để tăng cơ hội
tiếp cận giao thông của NKT.
Một là, bổ sung quy định riêng về giấy phép lái xe của NKT.
222Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam về nhà và công trình – Nguyên tắc cơ bản xây dựng công trình để đảm bảo người tàn tật tiếp cận sử dụng (TCXDVN 264:2002); Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXDVN 266:2002 về nhà ở - Hướng dẫn xây dựng để đảm bảo người tàn tật tiếp cận sử dụng (TCXDVN 266:2002);
Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXDVN 265:2002 đường và hè phố - Nguyên tắc cơ bản xây dựng công trình đảm bảo người tàn tận tiếp cận, sử dụng (TCXDVN 265:2002); Tiêu chuẩn xây dựng TCXD 228:1998 về lối đi cho người tàn tật trong công trình (TCXD 228:1998)...
223
Quy chuẩn kỹ thuật Quốc Gia về xây dựng công trình đảm bảo NKT tiếp cận sử dụng (QCXD 10:2014/BXD); Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam về nhà và công trình – Nguyên tắc cơ bản xây dựng công trình để đảm bảo người tàn tật tiếp cận sử dụng (TCXDVN 264:2002); Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXDVN 266:2002 về nhà ở - Hướng dẫn xây dựng để đảm bảo người tàn tật tiếp cận sử dụng (TCXDVN 266:2002); Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXDVN 265:2002 đường và hè phố - Nguyên tắc cơ bản xây dựng công trình đảm bảo người tàn tận tiếp cận, sử dụng (TCXDVN 265:2002); Tiêu chuẩn xây dựng TCXD 228:1998 về lối đi cho người tàn tật trong công trình (TCXD 228:1998)...
Trường hợp NKT sử dụng xe mô tô ba bánh hoặc xe ô tô dùng cho NKT để tập lái và sát hạch thì trên giấy phép lái xe cấp cho NKT phải thể hiện được NKT chỉ được sử dụng phương tiện này để tham gia giao thông mà không được sử dụng phương tiện giao thông khác. Quy định như vậy đảm bảo an toàn giao thông, tránh trường hợp NKT học và sát hạch bằng xe dành cho NKT nhưng khi có bằng lái lại sử dụng phương tiện khác để tham gia giao thông.
Hai là, bổ sung quy định về điều kiện xe ô tô tập lái và sát hạch của NKT. Để trung tâm đào tạo và sát hạch lái xe có cơ sở xác định xe NKT sử dụng để học và sát hạch có đảm bảo an toàn hay không thì Nghị định số 138/2018/NĐ-CP và Nghị định số 65/2016/NĐ-CP quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đào tạo lái xe ô tô và dịch vụ sát hạch lái xe cần có quy định cụ thể về tiêu chuẩn xe của NKT được sử dụng để học và thi sát hạch. Đồng thời Thông tư số 85/2014/TT-BGTVT
quy định về cải tạo phương tiện giao thông cơ giới đường bộ cần bổ sung thêm quy định về điều kiện việc cải tạo xe cơ giới (bao gồm cả xe mô tô, xe gắn máy, xe ô tô) thành xe dành cho NKT.
Ba là, xây dựng bộ tiêu chuẩn về phương tiện giao thông tiếp cận với NKT. Để NKT có thể tiếp cận với nhiều phương tiện giao thông công cộng thì bên cạnh việc quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ô tô khách thành phố từ 17 chỗ ngồi trở lên (xe buýt) và tàu hoả thì nhà nước cần ban hành thêm văn bản Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với một số phương tiện giao thông công cộng như taxi, xe khách liên tỉnh, tàu thuỷ, phà... Bộ tiêu chuẩn này sẽ là cơ sở pháp lý để các tổ chức, cá nhân kinh doanh, quản lý phương tiện giao thông công cộng có trách nhiệm cải tạo phương tiện vận tải đảm bảo tiếp cận với NKT.
Thứ tư, văn bản quy định về công nghệ thông tin, sản phẩm văn hoá cần sửa
đổi, bổ sung nhằm tăng cơ hội tiếp cận của NKT.
Thông tư số 26/2020/TT-BTTT quy định áp dụng tiêu chuẩn, công nghệ hỗ trợ NKT tiếp cận, sử dụng sản phẩm, dịch vụ thông tin và truyền thông cần mở rộng phạm vi kênh chương trình truyền hình tiếp cận với NKT. Không chỉ chương trình thời sự mà còn có chương trình giải trí khác như phim, truyền hình thực thế, game show, du lịch... cũng phải áp dụng công nghệ hỗ trợ phụ đề, ngôn ngữ ký hiệu. Trước mắt, nên quy định đài truyền hình trung ương cần có tối thiểu một chương trình giải trí tiếp cận với NKT nghe và khuyến khích áp dụng đối với đài truyền hình địa phương. Trong tương lai, đài truyền hình trung ương phải có một kênh với
đầy đủ các thông tin từ thời sự đến giải trí được áp dụng công nghệ hỗ trợ phụ đề, ngôn ngữ ký hiệu.
Thứ năm, văn bản quy định về giáo dục đối với NKT cần sửa đổi, bổ sung
một số nội dung sau.
Một là, quy định chính sách ưu tiên trong tuyển dụng đối với giáo viên là NKT có trình độ về ngôn ngữ ký hiệu và/hoặc chữ Braille.
Để việc giảng dạy NKT đạt kết quả cao thì giáo viên phải được đào tạo và có kỹ năng giảng dạy NKT và đặc biệt phải hiểu về NKT và quyền của NKT. Do đó, bên cạnh chính sách ưu tiên trong tuyển sinh và đào tạo NKT học ngành sư phạm thì nhà nước cần có chính sách ưu tiên trong tuyển dụng giáo viên là NKT. Đặc biệt là những giáo viên NKT có trình độ về ngôn ngữ ký hiệu và/hoặc chữ Braille làm giáo viên giảng dạy cho NKT. Giáo viên là NKT không chỉ tham gia giảng dạy cho học sinh khuyết tật mà cũng có thể tham gia giảng dạy cho học sinh không khuyết tật, đây là tấm gương vượt lên hoàn cảnh để học sinh học tập noi theo.
Hai là, đa dạng hình thức đào tạo giáo viên giảng dạy NKT.
Trong chương trình đào tạo giáo viên của tất cả các trường sư phạm đều phải đưa học phần “giáo dục hoà nhập” là học phần bắt buộc, không thể thiếu trong khung chương trình đào tạo. Cũng cần chú trọng công tác bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên dạy NKT như thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ định kỳ về giảng dạy NKT, các lớp tuyên truyền về quyền của NKT...
Thứ sáu, văn bản pháp luật về trợ giúp xã hội cần sửa đổi, bổ sung như sau:
Mở rộng phạm vi chính sách xã hội hoá trong lĩnh vực trợ giúp xã hội đối với NKT. Bên cạnh chính sách khuyến khích xã hội hoá đối các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hoá, thể thao, môi trường224 cần bổ sung thêm chính sách khuyến khích xã hội hoá đối với hoạt động trợ giúp xã hội. Việc quy định ưu đãi xã hội hoá đối với hoạt động trợ giúp xã hội đối với NKT sẽ khuyến khích các cá nhân, tổ chức đầu tư mô hình phi lợi nhuận chăm sóc NKT, nhất là NKT nặng, đặc biệt nặng, phụ nữ, trẻ em khuyết tật, NKT cao tuổi.
Thứ bảy, chính sách thúc đẩy quyền của NKT cần hoàn thiện như sau:
Nhằm thúc đẩy quyền của NKT, nhà nước đã ban hành nhiều đề án, kế hoạch, chương trình được thực hiện theo từng giai đoạn nhằm đảm bảo ASXH cho NKT. Các đề án, kế hoạch, chương trình chủ yếu tập trung vào một số vấn đề như trợ giúp 224 Điểm a Điều 20 CRPD
xã hội, chăm sóc sức khoẻ, phục hồi chức năng của NKT, việc làm, giáo dục, giao thông, thể dục, thể thao của NKT. Phần lớn các đề án, chương trình, kế hoạch được xây dựng để thực hiện đến năm 2020, từ năm 2021 nhà nước cần tiếp tục xây dựng các chính sách mới trong giai đoạn mới. Bên cạnh đó, cần chú trọng đến chính sách về tiếp cận văn hoá, giải trí, du lịch của NKT; tiếp cận công nghệ thông tin và truyền thông; tiếp cận công trình công cộng.
Để các chính sách pháp luật có tính khả thi thì các chính sách đó phải sát thực tế và phù hợp với tâm tư, nguyện vọng của NKT. Do đó, đặt ra yêu cầu khi xây dựng các chính sách về quyền NKT cần có sự tham vấn công chúng rộng rãi. Trước hết, cần tham vấn ý kiến của NKT bởi họ mới hiểu mình mong muốn điều gì. Đối với NKT trẻ em quá nhỏ tuổi hoặc NKT trí tuệ thì cần thiết phải tham vấn bố mẹ của họ. Bên cạnh đó phải tham khảo ý kiến của tổ chức của NKT và vì NKT. Cuối cùng là tham vấn các cá nhân, tổ chức quản lý, cung cấp các dịch vụ NKT sử dụng bởi họ sẽ hiểu rõ nhu cầu của NKT cũng như những vướng mắc pháp lý trong quá trình thực thi. Trên cơ sở đó, các nhà lập pháp sẽ đánh giá các ý kiến và soạn thảo, xây dựng các chính sách, điều đó sẽ đảm bảo cho sự thành công của chính sách pháp luật về NKT.
4.2.2.2. Kiến nghị hoàn thiện về bảo đảm quyền của người khuyết tật bằng biện pháp kinh tế
Luật người khuyết tật và văn bản hướng dẫn cần hoàn thiện một số nội dung sau:
Một là, quy định số lượng NLĐ khuyết tật và mức độ khuyết tật làm căn cứ tính chế độ ưu đãi cho đơn vị sử dụng NLĐ khuyết tật.
Nghị định số 28/2012/NĐ-CP nên quy định hai cơ sở để tính mức hưởng chế độ ưu đãi là số lượng NKT làm việc ổn định và mức độ khuyết tật. Đơn vị sử dụng nhiều NLĐ khuyết tật thường xuyên, ổn định mức hưởng sẽ cao hơn đơn vị sử dụng ít NLĐ khuyết tật. Đơn vị sử dụng NLĐ khuyết tật nặng và đặc biệt nặng thì mức ưu đãi cao hơn đơn vị sử dụng NLĐ khuyết tật nhẹ. Quy định như vậy sẽ đảm bảo công bằng cho các đơn vị sử dụng NLĐ khuyết tật và như vậy cũng sẽ khuyến khích NSDLĐ nhận NLĐ khuyết tật làm việc.
Hai là, bổ sung chế độ ưu đãi trong hoạt động văn hoá, thể dục, thể thao, giải trí và du lịch.
Hiện nay, nhà nước dành nhiều kinh phí nhằm đảm bảo giáo dục, việc làm, chăm sóc sức khoẻ của NKT225 nhưng hoạt động văn hoá, thể dục, thể thao, giải trí và du lịch của NKT lại chưa được nhà nước dành nhiều sự quan tâm, ưu đãi. Nhằm đảm bảo quyền tiếp cận hoạt động văn hoá, thể dục, thể thao, giải trí và du lịch thì cần bổ sung chính sách hỗ trợ vay vốn với lãi suất ưu đãi từ Ngân hàng chính sách xã hội đối với các cơ sở sản xuất dụng cụ, phương tiện, thiết bị phục vụ hoạt động văn hoá, thể dục, thể thao, giải trí và du lịch cho NKT.
Ba là, hướng dẫn chi tiết về chế độ hỗ trợ của nhà nước đối với cá nhân, tổ chức thiết kế, chế tạo, sản xuất dụng cụ dành cho NKT.
Pháp luật quy định nhà nước hỗ trợ, khuyến khích, ưu đãi với các cá nhân, tổ chức thiết kế, chế tạo, sản xuất, nghiên cứu, phát triển... các sản phẩm dành cho NKT trong lĩnh vực văn hoá, thể dục, thể thao, giải trí và du lịch, trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông226. Tuy nhiên, chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể, chi tiết về vấn đề này. Nhiều cá nhân, tổ chức không rõ họ được hưởng quyền lợi gì khi họ nghiên cứu, chế tạo, sản xuất dụng cụ, phương tiện hỗ trợ NKT. Qua đó, chưa nâng cao được tinh thần, trách nhiệm, chưa thu hút sự quan tâm của các chủ thể trong lĩnh vực này.
Bốn là, bổ sung chính sách khuyến khích sản xuất và ứng dụng sản phẩm phổ dụng. Luật NKT mới chỉ tập trung vào việc khuyến khích nghiên cứu, sản xuất sản
phẩm dành cho NKT mà chưa có chính sách khuyến khích cá nhân, tổ chức thiết kế, sản xuất sản phẩm phổ dụng. Sản phẩm phổ dụng là những sản phẩm tất cả mọi người đều có thể sử dụng, không phân biệt NKT hay không khuyết tật. Một số sản phẩm phổ dụng phải kể đến như xe buýt sàn thấp; cửa tự động đóng/mở khi có người đến gần; sản phẩm có thể mở nhưng không phải vặn cổ tay như tay nắm cửa đòn bẩy thay vì núm vặn, vòi nước cần gạt thay vì núm vặn; công tắc đèn có tấm phẳng lớn thay vì công tắc nhỏ... và nhiều sản phẩm phổ dụng tương tự khác. Nếu