7. Kết cấu của Luận án
4.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi quyền của người khuyết tật trong pháp
Thứ nhất, đẩy mạnh truyền thông về NKT, tuyên truyền, phổ biến, chính sách,
pháp luật về quyền của NKT.
Để hình thành nhận thức đúng về NKT và quyền của NKT thì nhà nước và xã hội cần đẩy mạnh thông tin về NKT, tuyên truyền, phổ biến rộng rãi, thường xuyên các chính sách, pháp luật về quyền của NKT. Thông qua truyền thông, mọi người hiểu hơn về NKT, quyền lợi của NKT, khả năng của NKT. Để hoạt động truyền thông về NKT đạt hiệu quả cần đa dạng hoá nội dung, hình thức tuyên truyền.
Kỳ thị và phân biệt đối xử với NKT vẫn tồn tại phổ biến trong xã hội, nhiều NKT còn tự ti, mặc cảm, khó hoà nhập cộng đồng. Truyền thông sẽ góp phần quan trọng thay đổi nhận thức xã hội, hình thành suy nghĩ tích cực về NKT. Thường xuyên đưa tin về những tấm gương NKT với nghị lực phi thường, vượt qua những khiếm khuyết của cơ thể, sự kỳ thị của xã hội để vươn lên học tập, lao động, khẳng định giá trị bản thân và đóng góp cho xã hội. Từ đó, dần dần sẽ thay đổi tư duy của mỗi người về khả năng và sự đóng góp của NKT và bản thân mỗi NKT sẽ tích cực vươn lên, tự tin làm chủ cuộc sống, khắc phục tâm lý ỷ lại vào gia đình, xã hội và nhà nước.
Thường xuyên, liên tục tuyên truyền, phổ biến pháp luật về quyền của NKT để nâng cao ý thức, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cán bộ, công chức, viên chức, NLĐ và toàn thể xã hội về công tác NKT. Qua đó, mọi người hiểu rằng công tác NKT là thực hiện quyền con người của NKT chứ không phải việc làm từ thiện. Đồng thời, NKT cũng biết được các quyền và nghĩa vụ mà mình được hưởng cũng như phải thực hiện. NKT sẽ chủ động tiếp cận quyền, thụ hưởng quyền và bảo vệ quyền của mình.
Bảo đảm quyền của NKT trong lĩnh vực ASXH không phải trách nhiệm của riêng nhà nước mà đây là trách nhiệm của toàn xã hội. Do đó, để nâng cao ý thức trách nhiệm của toàn xã hội thì các biện pháp truyền thông cần đa dạng, phạm vi tác động từ hẹp đến rộng, mức độ tác độ từ nông đến sâu. Phổ biến nhất, phạm vi tiếp cận rộng rãi nhất là truyền hình, truyền thanh, sách, báo, tờ rơi, khẩu hiệu. Những phương tiện này có thể đưa tin về những tấm gương NKT, xây dựng các tiểu phẩm về NKT, xuất bản các tác phẩm văn hoá về NKT, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật về NKT, biểu dương các sáng kiến hữu ích trợ giúp NKT, tuyên truyền chính sách pháp luật về NKT. Phạm vi hẹp hơn nhưng chuyên sâu hơn có thể tổ chức hội thảo, tọa đàm, tập huấn nâng cao nhận thức, tư vấn pháp luật cho gia đình NKT, bản thân NKT, cán bộ viên chức, NSDLĐ, cộng đồng dân cư. Đối với tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật với NKT cần có phương thức phù hợp. Tài liệu tuyên truyền dành cho NKT nhìn cần ở dạng chữ nổi, chương trình dành cho NKT nghe cần có phiên dịch ngôn ngữ ký hiệu.
Thứ hai, tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát, xử lý kịp thời hành vi xâm
phạm quyền của người khuyết tật.
Quy định cụ thể, rõ ràng trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước trong việc kiểm tra, giám sát và xử lý các hành vi xâm phạm quyền của NKT trong các
lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ, trợ giúp xã hội, bảo hiểm xã hội, việc làm, giáo dục, giao thông, công nghệ thông tin và truyền thông, văn hoá, thể dục thể thao, giải trí và du lịch.
Cán bộ làm công tác quản lý nhà nước cần nhanh nhạy phát hiện hành vi vi phạm, nắm chắc các quy định pháp luật để xử lý nhanh chóng, chính xác. Những hành vi xâm hại quyền của NKT nên được xử lý công khai, thông tin rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng để giáo dục và thay đổi nhận thức, thái độ, thay đổi ý thức trách nhiệm của mỗi người đối với NKT.
Thứ ba, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức của NKT và vì NKT được
thành lập và hoạt động hiệu quả.
Hội NKT được thành lập và hoạt động hiệu quả sẽ góp phần nâng cao nhận thức, hiểu biết pháp luật về quyền NKT; tham gia xây dựng chính sách pháp luật về quyền NKT; thúc đẩy, giám sát thực thi chính sách; tạo môi trường giao lưu học hỏi, tạo điều kiện giúp NKT hoà nhập cuộc sống.
Ở Việt Nam hiện nay, nhiều tổ chức của NKT được thành lập và hoạt động hiệu quả. Các hội thành viên cấp trung ương có hội người mù Việt Nam; Liên hiệp hội NKT Việt Nam; Hiệp hội Doanh nghiệp Thương binh và NKT Việt Nam; Hiệp hội thể thao của NKT Việt Nam; Hội bảo trợ NKT và trẻ mồ côi Việt Nam; Hội nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam; Hội phục hồi chức năng Việt Nam... Ở địa phương có hội của NKT cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã. Nhiều câu lạc bộ được thành lập trực thuộc các hội như câu lạc bộ cha mẹ trẻ khuyết tật; câu lạc bộ phụ nữ khuyết tật, câu lạc bộ thanh niên khuyết tật...
Nhà nước cần đề cao trách nhiệm và sự chủ động của tổ chức NKT trong việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ, các phong trào, các cuộc vận động trong NKT. Khi xây dựng pháp luật, chính sách liên quan đến NKT phải thông báo rộng rãi, tổ chức lấy ý kiến đóng góp của đại diện các tổ chức của NKT.
Cơ quan quản lý hành chính nhà nước trong lĩnh vực lao động cần tạo điều kiện thuận lợi để khuyến khích thành lập và thúc đẩy hoạt động của các tổ chức của NKT và vì NKT. Xây dựng các chính sách, huy động nguồn lực tài chính, nhân lực để hỗ trợ hoạt động của tổ chức NKT. Ngoài ra, cơ quan nhà nước cần tạo cầu nối thúc đẩy quan hệ phối hợp giữa tổ chức NKT trong nước với tổ chức NKT nước ngoài để tăng cường trao đổi kinh nghiệm, hỗ trợ, giúp đỡ nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động.
Hội NKT ở trung ương cần xây dựng kế hoạch hoạt động phù hợp với từng địa phương, từng dạng khuyết tật để chỉ đạo hoạt động của hội NKT cấp dưới. Hội NKT ở địa phương cần nắm được số lượng NKT trên địa bàn, để phân dạng khuyết tật, mức độ khuyết tật, nắm bắt nguyện vọng của từng NKT để triển khai kế hoạch trợ giúp NKT đạt hiệu quả. Hội NKT thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động để phát triển hội viên, khuyến khích NKT, thành viên gia đình NKT tham gia vào hội NKT, câu lạc bộ NKT để tăng cơ hội hoà nhập cộng đồng của NKT.
Thứ tư, tăng cường cơ chế thực thi, giám sát, đánh giá việc thực hiện quyền
của người khuyết tật so với Công ước quốc tế về quyền của người khuyết tật.
Việt Nam là thành viên của Công ước quốc tế về quyền NKT nên Việt Nam phải có trách nhiệm nội luật hoá Công ước vào pháp luật quốc gia cũng như có trách nhiệm bảo đảm việc thực thi pháp luật trên thực tế. Để thúc đẩy thực hiện Công ước, đôn đốc, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện Luật NKT, ngày 6/10/2015 Thủ tướng Chính phủ đã thành lập Uỷ ban quốc gia về NKT Việt Nam228. Một trong những nhiệm vụ quan trọng của Uỷ ban quốc gia về NKT Việt Nam là đôn đốc, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện Luật NKT229. Uỷ ban quốc gia về NKT Việt Nam cần giám sát, đánh giá tính hệ thống, đồng bộ của hệ thống pháp luật về NKT (Luật, Nghị định, Thông tư); đánh giá tính phù hợp, khả thi so với thực tiễn đời sống xã hội; đánh giá tính toàn diện, đầy đủ của luật so với nhu cầu của NKT và đánh giá tính tương đồng của Luật NKT Việt Nam so với Công ước quốc tế về quyền của NKT. Uỷ ban quốc gia về NKT Việt Nam cần tiến hành đánh giá việc triển khai pháp luật về NKT bao gồm việc thực hiện trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực NKT, ban hành văn bản hướng dẫn Luật NKT, kế hoạch, đề án trợ giúp NKT; tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật về quyền của NKT; đánh giá về việc bảo đảm điều kiện tiếp cận với NKT; đánh giá về mức độ hài lòng của NKT về các chế độ, chính sách của nhà nước đối với NKT...
Để tăng cường cơ chế thực thi, giám sát, đánh giá việc thực hiện quyền của NKT so với Công ước quốc tế về quyền của NKT thì cần mở rộng hơn thẩm quyền cho Uỷ ban quốc gia về NKT bao gồm một số nhiệm vụ như điều tra độc lập về hành vi vi phạm quyền của NKT; tuyên tuyền phổ biến thông tin về NKT; đào tạo, huấn luyện pháp luật về quyền của NKT; là đầu mối tiếp nhận và giải quyết tố cáo tất cả các hành vi vi phạm pháp luật quyền của NKT (nên có đường dây “nóng” để
228Quyết định số 1717/QĐ-TTg ngày 06/10/2015 về việc thành lập uỷ ban quốc gia về người khuyết tật Việt Nam
229
Điều 2 Quyết định số 1717/QĐ-TTg ngày 07/10/2015 về việc thành lập uỷ ban quốc gia về người khuyết tật Việt Nam
kịp thời nhận phản hồi về tình trạng vi phạm quyền NKT); tăng cường giao lưu hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm với Uỷ ban nhân quyền NKT ở các quốc gia khác trong việc xây dựng pháp luật về NKT...
Bên cạnh Uỷ ban quốc gia về quyền của NKT cần xây dựng cơ chế giám sát việc thực thi quyền của NKT với sự tham gia của nhiều thành phần trong xã hội đặc biệt là các tổ chức của NKT. Cần tạo cơ hội và điều kiện để NKT được tham gia vào quá trình giám sát và phản ánh về tình trạng vi phạm pháp luật về quyền của NKT.
Thứ năm, từng bước hoàn thiện môi trường vật chất tiếp cận với NKT.
NKT có thể sống, học tập, vui chơi, lao động hoà nhập thì cơ sở vật chất phải được thiết kế đồng bộ để NKT tiếp cận. Từ giao thông đến trường lớp, bệnh viện, trụ sở cơ quan, doanh nghiệp, nhà chung cư và nhiều công trình công cộng khác phải được thiết kế phù hợp tiêu chuẩn xây dựng để NKT tiếp cận sử dụng. Điều đó, đòi hỏi các cá nhân, tổ chức quản lý/sử dụng công trình phải ý thức và chủ động khi xây mới, sửa lại công trình theo lộ trình pháp luật đã quy định.
Trong lĩnh vực giao thông, đảm bảo các phương tiện giao thông tiếp cận với NKT. Các cá nhân, tổ chức kinh doanh, quản lý phương tiện công cộng cần sửa lại phương tiện để NKT tiếp cận sử dụng; khuyến khích cá nhân, tổ chức nghiên cứu, sản xuất phương tiện giao thông cá nhân dành cho NKT.
Trong lĩnh vực giáo dục, để thúc đẩy giáo dục hoà nhập cho NKT cần phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục cho NKT. Các cơ sở giáo dục công lập và dân lập đều phải đảm bảo cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất, tài liệu học tập tiếp cận với NKT, chương trình giảng dạy, đánh giá kết quả học tập phù hợp với từng dạng tật.
NKT chỉ có thể tham gia bình đẳng và trọn vẹn vào đời sống xã hội khi mọi yếu tố từ di chuyển, đến cơ sở vật chất, và các dịch vụ phải được đảm bảo đồng bộ. Do đó, mỗi ngành phải chủ động tạo điều kiện tiếp cận với NKT nhưng cũng phải đặt trong một tổng thể thống nhất tạo cơ hội bình đẳng cho NKT, hướng tới một xã hội không rào cản với NKT.
Thứ sáu, nâng cao chất lượng và số lượng cán bộ, nhân viên làm việc trong
lĩnh vực an sinh xã hội.
Để tăng số lượng và nâng cao chất lượng giáo viên giảng dạy NKT thì các trường đại sư phạm, cao đẳng sư phạm cần tăng chỉ tiêu đào tạo giáo viên giảng dạy đặc biệt, nhà nước dành nhiều chính sách ưu tiên hơn cho sinh viên theo học ngành này đồng thời định hướng rõ về quyền lợi của sinh viên sau khi ra trường. Các cơ sở giáo dục thường xuyên mở các khoá đào tạo, nâng cao kỹ năng giảng dạy đặc biệt cho giáo viên trong nhà trường.
Cần hoàn thiện mạng lưới PHCN trong phạm vi toàn quốc góp phần đáp ứng nhu cầu và chất lượng dịch vụ PHCN. Xây dựng, cải tạo nâng cấp các khoa PHCN, trung tâm PHCN và các bệnh viện PHCN. Từng bước hiện đại hóa, ứng dụng khoa học kỹ thuật cao trong PHCN. Mở rộng các khoa, chuyên ngành sâu về PHCN theo hướng PHCN chuyên biệt cho từng dạng khuyết tật.
Tăng cường công tác đào tạo nguồn nhân lực về PHCN cho bệnh viện. Các trường đại học Y, Cao đẳng Y chú trọng đào tạo chuyên ngành PHCN. Xây dựng, hoàn thiện chương trình, tài liệu đào tạo về PHCN, PHCN dựa vào cộng đồng; bổ sung, sửa đổi nội dung chương trình đào tạo về PHCN đáp ứng nhu cầu thực tiễn. Có chính sách khuyến khích, hỗ trợ các bác sĩ học tập nâng cao trình độ lên chuyên khoa cấp I, cấp II, Thạc sỹ và Tiến sỹ về PHCN. Thường xuyên tổ chức tập huấn về phục hồi chức năng cho các bác sỹ, kỹ thuật viên, điều dưỡng, cán bộ y tế phụ trách công tác PHCN tại các trạm y tế cấp xã.
Phát triển đội ngũ công chức, viên chức, nhân viên và cộng tác viên làm công tác xã hội, tạo thành một mạng lưới cán bộ, nhân viên và cộng tác viên công tác xã hội trợ giúp NKT ở các cơ sở và cộng đồng, góp phần trợ giúp NKT tiếp cận, thụ hưởng các chính sách phúc lơị xãhôi,c̣ y tế, giáo dục, học nghề, tìm việc làm để ổn định cuộc sống.
Thứ bảy, đẩy mạnh xã hội hoá công tác NKT.
Thực hiện công tác NKT không chỉ là trách nhiệm của nhà nước mà đây là trách nhiệm của cả cộng đồng xã hội. Hoạt động xã hội hoá công tác NKT phải được thực hiện đa dạng, phong phú, bao trùm các lĩnh vực ASXH.
Với số lượng NKT ở Việt Nam nhiều như hiện nay thì chỉ với nguồn ngân sách của nhà nước không thể đủ để đảm bảo cho NKT được thụ hưởng trọn vẹn các quyền. Do đó, nhà nước cần khuyến khích, vận động nguồn lực tài chính của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Nguồn tài chính này sẽ được đưa vào một quỹ dành riêng cho NKT. Nhà nước nên thành lập “Quỹ vì người khuyết tật” và quy định cụ thể, rõ ràng về việc thu/chi quỹ, cơ chế kiểm tra, giám sát quỹ để đảm bảo quỹ hoạt động hiệu quả nhất.
Trong hoạt động chăm sóc sức khoẻ NKT, cần đẩy mạnh hoạt động PHCN dựa vào cộng đồng. Tăng cường nhận thức cộng đồng về phòng ngừa khuyết tật, phát hiện sớm, can thiệp sớm khuyết tật. Mở các lớp tập huấn, hướng dẫn cho gia đình NKT cách chăm sóc NKT tại nhà. Đảm bảo cơ sở vật chất về PHCN tại cộng đồng như cung cấp sách hướng dẫn thực hiện chương trình PHCN dựa vào cộng đồng, đào tạo nguồn nhân lực ở tuyến y tế cấp xã về PHCN dựa vào cộng đồng...
Thúc đẩy các hoạt động từ thiện, tình nguyện với sự tham gia của các đoàn thể ở cơ quan/doanh nghiệp, các nhóm hội vì NKT, gia đình NKT, mỗi cá nhân... có ý thức tham gia các hoạt động nhân đạo, giúp đỡ, sẻ chia đối với NKT.
Thứ tám, phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các cơ quan quản lý trong việc thực
hiện các chính sách, chương trình, đề án liên quan đến NKT.
Cần có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các cơ quan quản lý ngành lao động thương binh xã hội với ngành giáo dục; giao thông vận tải; xây dựng; y tế; văn hoá, thể thao và du lịch; thông tin và truyền thông; khoa học và công nghệ; tài chính... trong việc ban hành các văn bản pháp luật ASXH liên quan đến NKT đảm bảo tạo hành lang pháp lý đồng bộ, không chồng chéo, mâu thuẫn gây khó khăn trong quá trình thực thi.
Tăng cường công tác phối hợp liên ngành, kết hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các cá nhân, cơ quan quản lý nhà nước trong quá trình thực hiện chính sách NKT, đảm