Mơ hình nghiên cứu SOR của Shailesh và các cộng sự (2021) đã chỉ ra rằng các nhân tố ngoại cảnh có tác động đến hành vi của học sinh sinh viên, tuy nhiên khơng tác động trực tiếp đến hành vì mà ảnh hưởng gián tiếp qua tâm lý, tức có sự thay đổi trong tâm lý mới có thể dẫn đến những thay đổi về hành vi. Vì khả năng về thời gian cũng như nhân lực của nhóm nghiên cứu có hạn, sau khi xem xét và thảo luận nhóm nghiên cứu quyết định dựa gộp 2 biến phụ thuộc là tâm lý và hành vi thành 1 biến phụ thuộc duy nhất bị ảnh hưởng bởi các biến độc lập khác.
Mơ hình nghiên cứu của Shailesh và các cộng sự (2021) đã xây dựng thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe tâm lý và hành vi sinh viên trong thời buổi đại dịch Covid-19 bao gồm: suy thoái nền kinh tế, hạn chế phương tiện lưu thơng, các lệnh cấm giao hàng hóa trừ nhu yếu phẩm và lệnh giãn các xã hội. Sau khi xem xét mơ hình, nhóm nghiên cứu nhận thấy có một số yếu tố tương đồng với nhau như: hạn chế phương tiện lưu thông, các lệnh cấm giao hàng và lệnh giãn cách xã hội có thể gộp chung lại thành “yếu tố mơi trường và xã hội”. Đồng thời, nhóm nghiên cứu cung nhận thấy mơ hình của Shailesh và các cộng sự (2021) vẫn còn thiếu nhiều yếu tố liên quan trực tiếp đến sinh viên đó là việc phải đọc của trường học.Vì vậy, sau khi tiến hành thảo luận và đề xuất mơ hình, nhóm lựa chọn xây dựng mơ hình đề nghị dựa trên khung đánh giá của Shailesh và các cộng sự (2021) để phác thảo nên khung đánh giá mới, phù hợp hơn với thực tiễn tình hình dịch bệnh Covid - 19 ở Việt Nam. Sau đây là các yếu tố cốt lõi mà chúng tôi xác định là có tác động đến sức khỏe tâm lý và hành vi của sinh viên trong thời gian giãn cách xã hội:
● Yếu tố lo lắng:
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng “yếu tố lo lắng” có ảnh hưởng lớn nhất đến sức khỏe tâm lý và hành vi của con người. Nghiên cứu của Mind (2020) cho rằng nỗi lo về việc khơng thể gặp gia đình, bạn bè và người thân, lo lắng rằng người thân bạn bè có thể mắc Covid và nỗi lo bản thân mắc Covid là nguyên nhân lớn nhất khiến sức khỏe của người trẻ và người trưởng thành xấu đi trong thời gian giãn cách. Theo diễn biến dịch bệnh phức tạp, trong tâm trí của người dân ln tồn tại nỗi sợ về virus Corona cũng như sự tác động nặng nề của nó đến người thân cũng như bản thân mỗi người (Rozina Akter, 2021) . Bên cạnh đó, nghiên cứu của Changwon và các cộng sự (2020) cũng chỉ ra rằng dịch bệnh đã làm gia tăng nỗi sợ và sự lo lắng của những người tham gia khảo sát đối với sức khỏe bản thân và người thân của họ và điều này cũng tạo nên những ảnh hưởng xấu nhất định đến tâm lý của họ.
H1: Yếu tố lo lắng có tác động ngược chiều đến sức khỏe tâm lý và hành vi của sinh viên.
● Yếu tố giấc ngủ:
Giấc ngủ, thời lượng ngủ và sức khỏe tâm lý luôn được xem như là mối quan hệ hai chiều xuyên suốt vòng đời của con người (Lo Martire, 2019). Chính vì thế sự giáo trộn đối với giờ giấc ngủ hay chất lượng ngủ kém sẽ có những ảnh hưởng nhất định đến tâm lý của con người từ đó gây nên sự thay đổi về hành vi của họ. Theo Christian Franceschini và các cộng sự (2020) trong xuyên suốt thời gian giãn cách người dân I-ta-lia phải tập làm quen với việc học online, làm việc online, việc gia tăng thời gian làm việc trên máy tính đã có những ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng giấc ngủ của họ. Bên cạnh đó các yếu tố khác như gặp khó khăn trong việc duy trì mối quan hệ, lo lắng về tình hình dịch bệnh cũng là những yếu tố khác gây nên tình trạng mất ngủ (Christian Franceschini, 2020). Đồng thời theo Vannie và McClung (2017) việc ở trong nhà quá lâu, hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời sẽ tạo sự xáo trộn đối với đồng hồ sinh học của mỗi người từ đó ảnh hưởng tiêu cực đến tâm trạng của họ. Theo báo cáo của Christian (2020) đã cho thấy những sự thay đổi trong thói quen ngủ như: ngủ sớm hơn hay trễ hơn bình thường, thức dậy sớm hơn thường ngày và giấc ngủ kém là những yếu tố các tác động xấu đến tâm lý của người dân I-ta-lia. Theo Changwon và các cộng sự (2020) việc thức khuya hơn và thức dậy trễ hơn sau khi đại dịch Covid – 19 diễn ra cũng là những yếu tố khác có những ảnh hưởng đến tinh thần của sinh viên.
H2: Yếu tố giấc ngủ có tác động ngược chiều đến sức khỏe tâm lý và hành vi của sinh viên.
● Yếu tố môi trường và xã hội:
Môi trường và xã hội là yếu tố có quan hệ mật thiết đối với tình trạng tâm lý của con người, bằng cách hình thành các mối quan hệ xã hội có thể đem lại tinh tích cực, vui vẻ, lạc đồng thời đẩy lùi các biểu hiện tiêu cực trong tâm lý của con người (Mama S.K và cộng sự, 2016)
Đại dịch Covid – 19 là một trong những thảm họa lớn nhất trong thời gian trở lại đây mà thế giới phải đối mặt, xuyên suốt khoảng thời gian này con người trên khắp mọi nơi phải tập làm quen với những biện pháp khẩn cấp để ngăn chặn dịch bệnh bao như “đóng cửa”, “cách ly tập trung” và “giãn cách xã hội chính điều này đã gây nên những xáo trộn đến với môi trường và xã hội của người dân mà cụ thể trong bài nghiên cứu là sinh viên đại học. Trên hết, thời
tăng lên do giãn cách xã hội còn gây nên những cảm xúc tiêu cực như căng thẳng, khó chịu, sợ hãi, thất vọng, chán nản, tức giận và rối loạn căng thẳng sau chấn thương (PTSD) (Hossain và các cộng sự, 2020). Theo Loades và các cộng sự (2020), tình trạng căn thẳng của học sinh sinh viên đang tăng lên, nguyên do đến từ việc thiếu hụt sự tương tác trực tiếp đối với bạn bè, bạn cùng lớp và giáo viên trong thời gian dài. Cũng theo Loades và các cộng sự (2020) tình trạng ở trong nhà kéo dài đã làm gia tăng các vấn đề về tâm lý như chán nản, trầm cảm, và rối loạn lo âu đối với sinh viên. Karasmanaki và Tsantopoulos (2021) đã chỉ ra rằng học sinh và sinh viên vốn quen với môi trường năng động tham gia nhiều hoạt động: đi chơi, ăn uống với bạn bè nên việc hạn chế các hoạt động ngồi trời cũng như việc đóng cửa trường học và các khu vui chơi, giải trí theo lệnh giãn cách xã hội đã có những tác động tiêu cực đến sức khỏe tâm lý của sinh viên và buộc họ phải có những thay đổi về hành vi để thích ứng với mơi trường xã hội mới này.
H3: Yếu tố mơi trường xã hội có tác động ngược chiều đến sức khỏe tâm lý và hành vi của sinh viên.
● Yếu tố ăn uống:
Theo WHO lệnh hạn chế đi chợ, siêu thị đã khiến người dân gặp khó khăn trong việc tiêu thụ thức ăn tươi sống và tốt trong cho sức khỏe. Để củng cố cho nhận định trên của WHO khảo sát của Changwon (2020) đã cho thấy đa số sinh viên nói rằng họ tiêu thụ một lượng lớn thức ăn có sẵn, đồ hộp trong khi các nguồn thức ăn có lợi cho sức khỏe bị hạn chế. Điều này đã có những tác động tiêu cực đến khơng chỉ sức khỏe vật lý mà cịn ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tâm lý của người dân. Theo Wang S (2021), sinh viên trong thời gian diễn ra giãn cách đã hình thành một số thói quen xấu như: bỏ bữa, ăn uống không điều độ, nghiên cứu của Ammar và cộng sự (2020) cịn bổ sung thêm những thói quen ăn uống thay đổi trong thời gian giãn các xã hội bao gồm: biếng ăn, ăn uống khơng điều độ và ăn uống theo cảm xúc. Chính những yếu tố nêu trên đã dẫn đến những vấn đề về mặt tâm lý cho người dân.
H4: Yếu tố ăn uống có tác động ngược chiều đến sức khỏe tâm lý và hành vi của sinh viên.
● Yếu tố tài chính:
Trong thời kỳ đại dịch Covid – 19 diễn ra, chính phủ các nước phải áp dụng biện pháp giãn cách xã hội để giảm sự lây lan của virus, điều này buộc phụ huynh của phụ huynh học sinh, sinh viên phải làm việc tại nhà hay thậm chí tệ hơn bị cắt giảm nhân lực, chính điều này đã tạo áp lực lên sinh viên cũng như gia đình của họ, dẫn đến các vấn đề về sức khỏe tâm thần đối với sinh viên (Fegert và các cộng sự, 2020). Sự ảnh hưởng của yếu tố tài chính đã được thể hiện trong các cuộc suy thoái kinh tế trước đây, áp lực kinh tế, ngay cả khi không đi kèm với giãn cách xã hội, có thể gây ra mối đe dọa nghiêm trọng đối với sức khỏe tâm thần, các yếu tố như thất nghiệp, giảm thu nhập và các khoản nợ khơng thể trả có liên quan đáng kể đến stress, tăng tỷ lệ của một số bệnh rối loạn tâm thần, thậm chí dẫn đến hành vi tự tử khi áp lực từ tài chính quá lớn (Frasquilho D, 2015; Haw C, 2014) . Bên cạnh yếu tố tài chính của gia đình, một số sinh viên đi làm thêm cũng buộc phải nghỉ việc và khơng có kế hoạch chuẩn bị trước cho tương lai, qua đó tạo lên một gánh nặng tâm lý lên với sinh viên đặc biệt là các sinh viên có gia đình thuộc hộ khó khăn (Brooks và các cộng sự, 2020).
H5: Yếu tố tài chính có tác động ngược chiều đến sức khỏe tâm lý và hành vi của sinh viên.
● Yếu tố quá tải công việc:
Theo nghiên cứu của Wang và các cộng sự (2020), 71.26% sinh viên tham gia khảo sát của họ cho rằng họ gặp nhiều vấn đề về căng thẳng, lo âu hơn trong thời gian giãn cách xã hội. Nghiên cứu này cũng đã chỉ ra một trong những nguyên nhân lớn nhất dẫn đến sự gia tăng các vấn đề tâm lý nên trên chính là việc phải chuyển từ học tập trực tiếp sang học tập online. Một nguyên nhân khác được nêu lên trong bài nghiên cứu của Son và các cộng sự (2020) đến từ việc không thể bắt kịp tiến độ của giảng viên lẫn bạn bè trong quá trình sinh viên thực hiện học tập online. Changwon Son (2020) bổ sung thêm việc gia tăng bài tập trên lớp đã tạo một áp lực lớn lên tinh thần của sinh viên. Số lượng bài tập tăng lên cùng với hạn nộp bài lại được sắp xếp quá sát nhau khiến sinh viên lo sợ sẽ khơng thể hồn thành bài tập đúng thời hạn từ đó gia tăng sự căng thẳng.
Hình 2.5. Mơ hình nhóm nghiên cứu đề xuất
Tóm tắt chương 2
Chương 2, nhóm đã đưa ra những lý thuyết giải thích về giãn cách xã hội, sức khỏe tâm và những vấn đề biểu hiện tâm lý của con người trong thời gian giãn cách xã hội, mối quan hệ giữa tâm lý và hành vi trong đại dịch Covid-19, chỉ ra những nhận thức tiêu cực về tâm lý của con người sinh viên thông qua những bài nghiên cứu khoa học trước đó. Bên cạnh đó, ở chương 2 cũng đưa ra mơ hình nghiên cứu đã được áp dụng ở các nghiên cứu tham khảo và đưa ra các giả thuyết phù hợp để tiến hành nghiên cứu. Ở những chương tiếp theo, nhóm sẽ trình bày chi tiết về phương pháp nghiên cứu và kết quả nghiên cứu sau khi khảo sát sinh viên tại trường đại học Kinh tế - Luật.