CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 5.1 Kết quả và đóng góp của đề tà

Một phần của tài liệu NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG CỦA GIÃN CÁCH XÃ HỘI ĐẾN SỨC KHỎE TÂM LÍ VÀ HÀNH VI LỐI SỐNG CỦA SINH VIÊN TRONG ĐẠI DỊCH COVID-19 (Trang 77 - 79)

- Phân tích mơ hình hồi quy tuyến tính:

t Sig Thống kê đa

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 5.1 Kết quả và đóng góp của đề tà

5.1. Kết quả và đóng góp của đề tài

5.1.1. Kết quả

Với tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp như hiện nay và giãn cách cách xã hội tiếp tục kéo dài, nghiên cứu về “Sức khỏe tâm lý và hành vi của sinh viên” trong thời gian giãn cách là vô cùng cần thiết. Hiểu được điều đó, bài nghiên cứu được thực hiện với mục đích phân tích các nhân tố có ảnh hưởng đến sức khỏe tâm lý và hành vi của sinh viên đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh qua đó có thể đưa ra những giải pháp đề xuất hợp lý.

Sau khi nghiên cứu các mơ hình của các tác giả đi trước, nhóm nghiên quyết định xây dựng mơ hình nghiên cứu đề nghị gồm 6 yếu tố độc lập: (1) Yếu tố lo lắng, (2) Yếu tố giấc ngủ, (3) Yếu tố môi trường, (4) Yếu tố ăn uống, (5) Yếu tố tài chính, (6) Yếu tố quá tải công việc và 1 yếu tố phụ thuộc “Sức khỏe tâm lý và hành vi của sinh viên.

Để phân tích mơ hình đã đề xuất, nhóm nghiên cứu thực hiện nghiên cứu định tính và xây dựng bảng câu hỏi khảo sát hồn chỉnh, sau đó tiến hành khảo sát online đối với các sinh viên đang học tập tại các trường thuộc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Thơng qua khảo sát, nhóm nghiên cứu thu thập được 623 bảng câu trả lời hợp lệ và tất cả dữ liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm SPSS26. Phân tích dữ liệu được thực hiện thơng qua các các bước: (1) Kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha, (2) Phân tích nhân tố khám phá EFA,

(4) Phân tích tương quan và (5) Phân tích mơ hình hồi quy.

Kết quả phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha của 6 yếu tố độc lập và 1 yếu tố phụ thuộc đều cho kết quả hệ số tương quan biến tổng > 0.3 và hệ số Cronbach’s Alpha > 0.6. Vì vậy sau bước kiểm định đầu tiên tất cả các biến quan sát của thang đo đều đạt yêu cầu kiểm định.

Tiến hành phân tích nhân tố khám phá EFA bằng phương pháp kiểm định Barlett, kiểm định KMO đều cho kết quả của các hệ số KMO, Sig, tổng phương sai trích và trị số Eigenvalue đạt yêu cầu kiểm định. Đồng thời kết quả kiểm định hội tụ của 8 thang đo đều cho kết quả hệ tải nhân tốt > 0.5, vì thế tất cả các biến đều được giữ ngun như mơ hình nghiên cứu đề nghị ban đầu.

Phân tích hồi quy cho thấy “yếu tố lo lắng” có hệ số Sig = 0.626 > 0.05, kết quả này thể hiện yếu tố LL khơng có nhiều ý nghĩa trong mơ hình vì vậy nhóm nghiên cứu quyết định loại yếu tố này khỏi mơ hình ban đầu và tiến hành phân tích hồi quy lần 2 với 1 biến phụ thuộc “sức khỏe tâm lý và hành vi sinh viên” và 5 biến độc lập còn lại bao gồm “yếu tố giấc ngủ”, “yếu tố môi trường”, “yếu tố ăn uống”, “yếu tố tài chính” và “yếu tố q tải cơng việc”. Sau khi thực hiện phân tích hồi quy lần 2 đều có được kết quả hệ số Sig của 5 thang đo GN, MXX,AU, TC và QT đều đạt giá trị < 0.05, chứng minh 5 yếu tố này đều có ý nghĩa đối với mơ hình, bên cạnh đó nhóm nghiên cứu còn nhận thấy hệ số Beta của yếu tố MT đạt giá trị lớn nhất (Beta=0.33636), chứng minh yếu tố MXX có ảnh hưởng nhiều nhất đến sự thay đổi của yếu tố phụ thuộc TL. Hệ

các thang đo GN, AU, TC và QT là giá trị lần lượt là 0.198, 0.203, 0.136 và 0.152. Sau khi thu được hệ số Beta của 5 yếu tố độc lập đã nêu trên, nhóm nghiên cứu có được phương trình hồi quy đã chuẩn hóa như sau:

Với hệ số Beta lớn nhất bằng 0.336, mỗi khi “yếu tố mơi trường” thay đổi 1 đơn vị thì “sức khỏe tâm lý và hành vi sinh viên” thay đổi 0.336 đơn vị. Tương tự với 4 biến còn lại gồm GN, AU, TC và QT khi các biến thay đổi 1 đơn vị thì biến phụ thuộc TL sẽ tăng hoặc giảm tương ứng với giá trị hệ số Beta của từng biến độc lập . Qua phương trình hồi quy có thể kết luận sự thay đổi đối với mơi trường và xã hội có sự tác động lớn nhất đối với sức khỏe và tâm lý của sinh viên và từ sự ảnh hưởng trong tâm lý sẽ dẫn đến những thay đổi đối với hành vi của sinh viên trong thời gian giãn cách. . Vì vậy cần tập trung nhiều vào những biện pháp giúp cải thiện môi trường và xã hội để nâng cao sức khỏe về mặt tâm lý cho sinh viên.

Cuối cùng để kiểm tra sự vi phạm các giả định, nhóm nghiên cứu sử dụng phương pháp vẽ biểu đồ phân tán Scatterplot và giả định phân phối chuẩn của phần dư được kiểm định bằng biểu đồ Histogram và Normal P – Plot. Kết quả thu được chứng minh khơng có sự vi phạm các giả định.

Kết quả của bài nghiên cứu đã xác định được một số yếu tố cá ảnh hưởng đến sức khỏe tâm lý và hành vi của sinh viên trong thời gian giãn cách, đóng góp về một số thang đo có thể sử dụng tiếp cho các bài nghiên cứu tiếp theo. Đồng thời, qua các nhân tố tìm ra được có thể xây dựng các biện pháp cụ thể cho từng nhân tố.

Một phần của tài liệu NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG CỦA GIÃN CÁCH XÃ HỘI ĐẾN SỨC KHỎE TÂM LÍ VÀ HÀNH VI LỐI SỐNG CỦA SINH VIÊN TRONG ĐẠI DỊCH COVID-19 (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)