Giám sát quản lý, sử dụng vốn và tài sản

Một phần của tài liệu Áp dụng mô hình quản lý vốn trong hoạt động giám sát tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm tại việt nam (Trang 57)

5. Kết cấu của luận văn

3.2.1. Giám sát quản lý, sử dụng vốn và tài sản

Việc quản lý, sử dụng vốn và tài sản của doanh nghiệp bảo hiếm được quản lý dựa trên những đặc điểm tài chính cơ bản của doanh nghiệp bảo hiểm.

Chế độ tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm được hiểu một cách đơn giản là các nội dung liên quan đến việc tạo lập, sử dụng nguồn vốn, quỹ tiền tệ, phân phối lợi nhuận, chế độ số sách, kế toán, đảm bảo khả năng thanh toán trong hoạt động kinh doanh bào hiểm nhằm đạt được những mục tiêu lợi nhuận nhất định của DNBH. về nguyên tắc, DNBH tự chủ về tài chính, tự chịu trách nhiệm về quản lý, giám sát hoạt động tài chính, kết quả hoạt động tạo ra doanh thu, và phát sinh chi phí, đồng thời đảm bảo thực hiện các nghĩa vụ cam kết của mình theo quy định của pháp luật. Trong quá trình đó, DNBH sẽ chịu sự quản lý của Nhà nước về tài chính, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện chế độ tài chính đối với DNBH theo quy định của pháp luật.

Chế độ tài chính của DNBH có vai trò rất quan trọng đối với DNBH. Bởi vì, đây là công cụ khai thác, thu hút các nguồn tài chính nhằm đảm bảo nhu cầu vốn cho đầu tư kinh doanh bảo hiểm; giúp DNBH sử dụng vốn một cách tiết kiệm và hiệu quả; là đòn bẩy kích thích và điều tiết sàn xuất kinh doanh; là công cụ quan trọng để kiểm tra các hoạt động sản xuất kinh doanh của DNBH.

Chế độ tài chính của DNBH bao gồm các nội dung sau: vốn điều lệ; Dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm; Đầu tư vốn; Khả năng thanh toán và khôi phục khả năng thanh toán của DNBH; Doanh thu và chi phí; Lợi nhuận và phân phối lợi nhuận; Chế độ kể toán, kiểm toán, thống kê và báo cáo tài chính.

Trong đó, những nội dung quan trọng gắn liền với năng lực tài chính và khả năng thanh toán của các DNBH - có thể hiểu là quăn lý, sữ dụng vốn, tài

sản doanh nghiệp bảo hiêm bao gôm: vôn điêu lệ, quỹ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm, khả năng thanh toán và đầu tư vốn.

a) về quản lý vốn và tài sản

Điều 81 Nghị định số 73/2016/NĐOCP ngày 1/7/2016 quy định về Quản trị tài chính doanh nghiệp như sau:

“1. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm tự chủ về tài chính, tự chịu trách nhiệm về quản lý giám sát hoạt động tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh và thực hiện các nghĩa vụ, cam kết của mình theo quy định pháp luật.

2. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm thực hiện công tác quản trị tài chính theo các nguyên tắc, chuẩn

mực do Bộ Tài chính quy định.

3. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải xây dựng, triến khai và giám sát việc thực hiện quy chế tài chính, quy chế đầu tư, quy chế kiểm soát và kiểm toán nội bộ và các quy trình thủ tục tương ứng.”

- Khoản 1 Điều 63 Luật KDBH quy định điều kiện cấp Giấy phép thành lập và hoạt động bao gồm “có số vốn điều lệ đã góp không thấp hơn mức vốn pháp định theo quy định của Chính phủ”.

Kết quả về tình hình tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm như sau: - về tổng tài sản

Quy mô của thị trường bảo hiểm tăng trưởng không ngừng từ khi Luật kinh doanh bảo hiểm ra đời đến nay. Đen hết năm 2020, tổng tài sản cả thị trường đạt 573.225 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng trung bình giai đoạn 2000- 2020 là 22%; tổng doanh thu của thị trường đạt 185.960 tỷ đồng, tăng trưởng bình quân 20%/năm giai đoạn 2000-2020; tồng số tiền đầu tư đạt 468.563 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân 22%; tổng các quỳ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm nhằm sẵn sàng đáp úng nghĩa vụ chi trả bồi thường cho khách hàng

của các DNBH đạt 364.793 tỷ đông, tăng bình quân 23%/năm. Ngoài ra, tông số lao động trên thị trường đến nay là hơn 1 triệu người.

Biểu 2: Tình hình tài chính doanh nghiệp bảo hiểm giai đoạn 2013-2020

Nguôn: Cục Quản lý, giám sát bảo hiêm, Bộ Tài chính

- về vốn chủ sở hữu

vổn chủ sở hữu của doanh nghiệp bảo hiểm trên thị trường tăng cao trong giai đoạn 2016-2020 do nhu cầu mở rộng kinh doanh, mạng lưới hoạt động và đáp ứng yêu cầu của vốn và khả năng thanh toán.

Biểu 3: Diễn biến vốn chủ sở hữu giai đoạn 2013-2020

7 ____

Nguôn: Cục Quản lý, giám sát bảo hiêm, Bộ Tài chính

Doanh nghiệp bảo hiêm phải đáp ứng yêu câu vôn pháp định tại thời điểm cấp phép và đảm bảo vốn chủ sở hữu không thấp hơn vốn pháp định trong suốt thời gian hoạt động.

Căn cứ theo các báo cáo tài chính quý của doanh nghiệp bảo hiểm, Bộ Tài chính đánh giá mức độ tuân thủ vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp bảo hiểm. Trường hợp doanh nghiệp có mức vốn gần với vốn pháp định, Bộ Tài chính sẽ có công văn lưu ý và nhắc nhở doanh nghiệp có kế hoạch tăng vốn nhàm đáp ứng quy định này. Đen nay, về cơ bản các doanh nghiệp đều đáp ứng yêu cầu về quản lý vốn chủ sở hữu.

- về dự phòng nghiệp vụ

Biểu 4: Dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm giai đoạn 2013-2020

Dự phòng nghiệp vụ ■ Tốc độ tăng trưởng

Nguôn: Cục Quán lý, giám sát bảo hiêm, Bộ Tài chính

- Các doanh nghiệp phải đăng ký phương pháp trích lập dự phòng nghiệp vụ với Bộ Tài chính trước khi thực hiện. Trường hợp thay đối phương pháp trích lập dự phòng, doanh nghiệp phải có sự đồng ý bằng văn bản của Bộ Tài chính.

- Chuyên gia tính toán của doanh nghiệp bảo hiêm chịu trách nhiệm vê việc tính toán trích lập dự phòng nghiệp vụ, bão đảm các cam kết với người tham gia bảo hiểm.

- Việc quản lý, giám sát trích lập dự phòng nghiệp vụ thông qua hệ thống báo cáo định kỳ quý, năm, báo cáo kiểm toán của doanh nghiệp bảo hiểm và kiểm tra tại chồ.

- về khả năng thanh toán

Đến 2020, ngoại trừ Công ty cổ phần bảo hiểm Viễn Đông (VASS), các doanh nghiệp bảo hiểm khác đều đáp úng quy định về khả năng thanh toán. Riêng các doanh nghiệp bảo hiểm mới hoạt động thường có khả năng thanh toán cao hơn so với doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động lâu năm.

Việc giám sát biên khả năng thanh toán của doanh nghiệp đều thông qua báo cáo định kỳ hàng tháng, quý, năm cùa doanh nghiệp bảo hiểm. Các yếu tổ cơ bản ảnh hưởng đến việc đáp ứng biên khả năng thanh toán của doanh nghiệp là vốn chủ sở hữu, dự phòng nghiệp vụ và phí bảo hiểm. Trong đó, dự phòng nghiệp vụ nhằm đàm bảo cam kết trong tương lai nên gần như không có sự điều chinh giảm mà tăng lên theo quy mô và thời gian hoạt động của doanh nghiệp. Vì vậy, để đáp ứng yêu cầu về biên khả năng thanh toán, các doanh nghiệp đều phải đáp úng được yêu cầu về vốn chủ sớ hữu.

b) về sử dụng vốn và tài sản

Việc sử dụng vốn và tài sản của doanh nghiệp bảo hiểm được thể hiện ở hoạt động đầu tư vốn và dự phòng nghiệp vụ.

Trên cơ sở báo cáo tồng hợp từ năm 2006-2020, tốc độ tăng trưởng về tổng số tiền đầu tư ngược trở lại nền kinh tế đạt 20,4%/năm. Xét về số tuyệt đối, tổng số tiền đầu tư tăng đều qua các năm.

Đây là kết quả của việc tăng trướng doanh thu phí bảo hiểm duy trì ở mức 20,0%/năm trong giai đoạn này và việc các tập đoàn thực hiện tăng vốn điều lệ tại thị trường Việt Nam bình quân 28,2%/năm đặc biệt năm 2017 là

năm có sô lượng vôn góp bô sung tăng mạnh 49,9% so với năm 2016 và gâp 3,1 lần so với năm 2003.

c) về danh mục đầu tư

Danh mục đầu tư của các doanh nghiệp nhân thọ tương đối ốn định và an toàn, chủ yếu là trái phiếu chính phủ, tiền gửi ngân hàng, trái phiếu doanh nghiệp có bảo lãnh và cổ phiếu.

Biểu 5: Cơ cấu danh mục đầu tư của DNBH trên thị trường năm 2020

■ Trái phiếu Chính phủ ■ Tiền gửi ngân hàng ■ Trái phiếu doanh nghiệp có bảo lãnh và cổ phiếu

Nguồn: Cục Quản lý, giám sát hảo hiêm, Bộ Tài chính

Với đặc thù kinh doanh là bảo đảm năng lực tài chính, đáp ứng các cam kết dài hạn, lĩnh vực bảo hiểm luôn ưu tiên lựa chọn các tài sản tài chính có tính an toàn cao và thời hạn dài, do vậy trong giai đoạn 2006- 2020, các doanh nghiệp bảo hiểm tiếp tục tham gia các đợt phát hành trái phiếu chính phủ các kỳ hạn đặc biệt là tiên phong trong việc tham gia vào thị trường trái phiếu các kỳ hạn 20 năm và 30 năm với tỷ trọng trúng thầu trung bình khoảng 80% tống số lượng phát hành của KBNN đối với Trái phiếu 30 năm và khoảng 30% đối với trái phiếu 20 năm.

- Đầu tư vào cồ phiếu và các tài sản rủi ro khác có xu hướng tăng từ năm 2015 do lãi suất huy động và lãi suất TPCP có xu hướng giảm, doanh nghiệp bảo hiểm đã bắt đầu tập trung sang các tài sản có tính rủi ro cao hơn

như cô phiêu, trái phiêu doanh nghiệp không có bảo lãnh nhăm có được mức lợi suất cao, cũng như chuẩn bị cho việc phát triển các sản phẩm bảo hiểm liên kết chung, liên kết đầu tư.

- Tỷ suất đầu tư bình quân cả thị trường 2010-2020 là 10%. Hầu hết doanh nghiệp có tỷ suất đầu tư trên tống tài sản đầu tư bình quân giảm trong những năm gần đây do lãi suất tiền gửi, lãi suất trái phiếu chính phủ giảm và các hợp đồng tiền gửi, cũng như các khoản đầu tư trái phiếu với lãi suất cao, hầu hết đáo hạn trong năm 2016. Tuy nhiên, tỷ suất đầu tư bình quân chung của thị trường vẫn ở mức cao khi so sánh với lãi suất ngân hàng và các công cụ đầu tư khác.

3.2.2. Giám sát bảo toàn và phát triển von

Neu như việc kinh doanh của các doanh nghiệp khác phải dựa hoàn toàn vào vốn tự có, thì đối với doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm, việc kinh doanh chỉ dựa một phần vào vốn điều lệ ban đầu còn lại chủ yếu là huy động từ việc thu phí của khách hàng tham gia bảo hiểm với phương châm sổ tiền huy động được từ những người tham gia bào hiểm phải được sừ dụng để phục vụ lại những người tham gia bảo hiểm. Do đó, kinh doanh bào hiểm là một hoạt động kinh doanh có điều kiện không chỉ điều kiện về loại hình doanh nghiệp mà còn phải đáp ứng điều kiện về vốn pháp định.

Vốn pháp định là yêu cầu của Nhà nước về mức vốn tối thiểu mà các doanh nghiệp muốn được thành lập phải có.

Do tính chất, chức năng, phạm vi hoạt động của các doanh nghiệp bảo hiểm khác nhau nên vốn pháp định đối với mỗi loại hình doanh nghiệp cũng khác nhau. Bên cạnh đó, do tính chất của hoạt động kinh doanh bảo hiểm nên cho dù cùng một loại hình doanh nghiệp nhưng vốn pháp định của doanh nghiệp bảo hiểm bao giờ cũng cao hơn so với các ngành nghề khác. Khoản 2 Điều 10 Nghị định số 73/2016/NĐ-CP ngày 1/7/2016 quy định chi tiết thi hành Luật Kinh doanh bảo hiểm và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều cùa

Luật Kinh doanh bảo hiêm (Nghị định sô 73) quy định mức vôn pháp định của DNBH như sau:

- Điều 10 quy định về vốn pháp định đối với doanh nghiệp bảo hiểm: “1. Mức vốn pháp định của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ:

a) Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ (trừ các trường hợp quy định tại điểm b, điểm c khoản này) và bảo hiểm sức khỏe: 300 tỷ đồng Việt Nam;

b) Kinh doanh bảo hiểm theo quy định tại điểm a khoản này và bảo hiểm hàng không hoặc bảo hiểm vệ tinh: 350 tỷ đồng Việt Nam;

c) Kinh doanh bảo hiểm theo quy định tại điểm a khoản này, bảo hiểm hàng không và bảo hiểm vệ tinh: 400 tỷ đồng Việt Nam.

2. Mức vốn pháp định của doanh nghiệp bảo hiếm nhân thọ:

a) Kinh doanh bảo hiểm nhân thọ (trừ bảo hiểm liên kết đơn vị, bảo hiểm hưu trí) và bảo hiểm sức khỏe: 600 tỷ đồng Việt Nam;

b) Kinh doanh bảo hiếm theo quy định tại điểm a khoản này và bảo hiểm liên kết đơn vị hoặc bảo hiểm hưu trí: 800 tỷ đồng Việt Nam;

c) Kinh doanh bảo hiểm theo quy định tại điểm a khoản này, bảo hiểm liên kết đơn vị và bảo hiểm hưu trí: 1.000 tỷ đồng Việt Nam.

3. Mức vốn pháp định của doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe: 300 tỷ đồng Việt Nam.

4. Mức vốn pháp định của chi nhánh nước ngoài:

a) Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ (trừ các trường hợp quy định tại điểm b, điểm c khoản này) và bảo hiểm sức khỏe: 200 tỷ đồng Việt Nam;

b) Kinh doanh bảo hiểm theo quy định tại điểm a khoản này và bảo hiểm hàng không hoặc bảo hiểm vệ tinh: 250 tỷ đồng Việt Nam;

c) Kinh doanh bảo hiểm theo quy định tại điểm a khoản này, bảo hiểm hàng không và bảo hiểm vệ tinh: 300 tỷ đồng Việt Nam.

5. Mức vốn pháp định của doanh nghiệp tái bảo hiếm:

a) Kinh doanh tái bảo hiểm phi nhân thọ hoặc cả hai loại hình tái bảo hiểm phi nhân thọ và tái bảo hiểm sức khởe: 400 tỷ đồng Việt Nam;

b) Kinh doanh tái bảo hiểm nhân thọ hoặc cả hai loại hình tái bảo hiểm nhân thọ và tái bảo hiểm sức khỏe: 700 tỷ đồng Việt Nam;

c) Kinh doanh cả 3 loại hình tái bảo hiểm nhân thọ, tái bảo hiếm phi nhân thọ và tái bảo hiểm sức khỏe: 1.100 tý đồng Việt Nam.

6. Mức vốn pháp định của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm:

a) Kinh doanh môi giới bảo hiểm gốc hoặc môi giới tái bảo hiểm: 4 tỷ đồng Việt Nam;

b) Kinh doanh môi giới bão hiểm gốc và môi giới tái bảo hiểm: 8 tỷ đồng Việt Nam.”.

- Mục 1 (Điều 49, Điều 50, Điều 51, Điều 52) quy định về vốn điều lệ, vốn chủ sở hữu, ký quỳ và quản lý tài sản. Trong đó, khoản 1 điều 50 quy định về quản lý vốn chủ sở hữu như sau:

“1. Trong suốt quá trình hoạt động, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải bảo đảm duy trì nguồn vốn

chù sở hữu đáp ứng các nguyên tắc sau:

a) Vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không thấp hơn mức vốn pháp định quy định tại Điều 10 Nghị định này;

b) Bảo đảm biên khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiếm, chi nhánh nước ngoài cao hơn biên khả năng thanh toán tối thiếu.”

Do đó, trong quá trình hoạt động kinh doanh, các DNBH luôn phải duy trì mức vốn chủ sở hữu tối thiểu, không thấp hơn mức vốn pháp định. Hay nói cách khác, đây là mức vốn tối thiểu mà các DNBH phải duy trì trong suốt quá trình hoạt động.

Rõ ràng trong tương quan với hoạt động các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực tài chính khác, mức vốn pháp định này đánh giá là không lớn

cho một định chê tài chính trung gian như DNBH và được áp dụng chung cho tất cả các doanh nghiệp cùng lĩnh vực. Bởi lẽ, các DNBH khác nhau sẽ có quy mô kinh doanh và nghĩa vụ chi trả cho số lượng các hợp đồng bảo hiếm khác nhau. Do đó, nếu quy định mức vốn tối thiểu cho tất cá các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm trong khi quy mô và phạm vi hoạt động của chúng là khác nhau sẽ không phù hợp, không bão đảm cho khả năng thanh toán của họ.

Kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới cho thấy, mức vốn tối thiểu càn thiết của DNBH nói chung và doanh nghiệp bảo hiếm nhân thọ được xác

Một phần của tài liệu Áp dụng mô hình quản lý vốn trong hoạt động giám sát tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm tại việt nam (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)