Điều kiện thuận lợi

Một phần của tài liệu Áp dụng mô hình quản lý vốn trong hoạt động giám sát tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm tại việt nam (Trang 89)

5. Kết cấu của luận văn

4.2.1. Điều kiện thuận lợi

Thứ nhất, về áp dụng các chuãn mực kế toán và trình bày báo cáo tài chính quốc tế theo IFRS

Từ năm 2000, Việt Nam đã ban hành các chuẩn mực kế toán trên cơ sở giá trị ghi sổ phù hợp với điều kiện kinh tế và trình độ quản lý trong nước. Tuy nhiên, do đã được ban hành cách đây hơn 20 năm mà chưa được sửa đổi, bổ sung nên VAS bộc lộ nhiều hạn chế, một số nội dung chưa phù hợp với các giao dịch của kinh tế thị trường trong giai đoạn mới, nhất là trong bối cảnh thị trường vốn, thị trường tiền tệ phát triển mạnh mẽ, xuất hiện nhiều loại công cụ tài chính phức tạp.

Hiện nay, Việt Nam đang trong quá trình cải cách hành chính và thể chế mạnh mẽ, hoạt động đầu tư nước ngoài càng trở nên sôi động, nhu cầu các doanh nghiệp Việt nam niêm yết hoặc thu hút vốn trên thị trường nước ngoài ngày càng gia tăng. Để đáp ứng nhu cầu quản lý của nền kinh tế giai đoạn mới, Chính phủ có chủ trương phải đẩy nhanh việc hoàn thiện khung khổ pháp lý về kế toán, góp phần hội nhập kinh tế Việt Nam với khu vực và thế giới. Do đó, việc xây dựng chuẩn mực kế toán hướng đến việc trình bày thông tin tài chính một cách thận trọng, đề cao sự ổn định, phản ánh giá trị thị trường và an toàn tài chính lên trên mục tiêu lợi nhuận.• • •

Với định hướng này của Chính phủ, việc chuyển đổi mô hình quản lý giám sát trên cơ sở rủi ro có thuận lợi lớn do yêu cầu tiên quyết của việc chuyển đổi mô hình quản lý là dựa trên thông tin sát với diễn biến thị trường, từ đó giúp cho việc đưa ra các dự báo trong tương lai đạt hiệu quả cao hơn do cơ sở dữ liệu về tài chính của các doanh nghiệp được cập nhật thường xuyên, liên tục.

Thứ hai, về điều kiện phát triển thị trường tài chính, đầu tư

Có thể nói, trong các năm vừa qua, thị trường tài chính và đầu tư tăng trưởng tốt trong 5 năm vừa qua và là điều kiện tốt cho các doanh nghiệp bảo

hiểm thực hiện đầu tư trở lại nền kinh tế. Cụ thể là:

- Thị trường chứng khoán Việt Nam tăng trưởng cao

Chỉ số VNIndex tăng 15% so với năm 2019, nằm trong 5 thị trường chứng khoản tăng trưởng hàng đầu thế giới và tăng trưởng cao nhất trong các chỉ số chứng khoán chủ chủ chốt khu vực. Thị trường chứng khoán đạt mốc 1.103 điểm sau 10 năm. Thanh khoản cùa thị trường tăng vọt trong tháng 12, giá trị thị trường duy trì liên tục khoảng 15.000 tỷ đồng/tuần.

Đặc biệt, thị trường chứng khoán phái sinh ra đời vào tháng 8/2017 bước đầu đã thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư.

- Thị trường trái phiếu Chính phủ

Ngày 14/7/2017, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định sổ 1191/Đ-TTG phê duyệt lộ trình phát triển thị trường Trái phiếu giai đoạn 2017-2020 và tầm nhìn đến năm 2030.

Theo chiến lược này nêu lên việc phát triển được hệ thống các nhà đầu tư, tăng trưởng quy mô thị trường, kỳ hạn phát hành đã được đẩy cao. Đối với lãi suất phát hành đã được điều chỉnh để linh hoạt với thị trường, diễn biến của thị trường tiền tệ, tín dụng. Các định chế trung gian và dịch vụ thị trường đã được mở rộng. Việc phát triển thị trường Trái phiếu chính phủ được thực hiện cả trên hai thị trường là thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp.

Ngoài ra, các sản phẩm đầu tư mới trên thị trường trái phiếu Chính phủ cũng đã và đang mở ra như giao dịch cho vay trái phiếu chính phủ, mua lại TPCP trước hạn...

- Thị trường trái phiếu doanh nghiệp

Hiện nay, thị trường trái phiếu doanh nghiệp chưa có sự phát triển tương xứng với tiềm năng thị trường. Ngày 4/12/2018, Chính phủ đã ban hành

Nghị định sô 163/2018/NĐ-CP quy định vê phát hành trái phiêu doanh nghiệp, theo đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp huy động vốn qua thị trường trái phiếu, tăng cường minh bạch hóa và công khai thông tin trong quá trình huy động vốn trái phiếu.

Một số doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ đã chú ý sang thị trường trái phiếu doanh nghiệp đặc biệt trong giai đoạn vừa qua khi một số tổ chức quốc tế như ADB, Standard Charter đã thực hiện bảo lãnh cho một số các doanh7

nghiệp lớn phát hành trái phiếu (Vincom, thế giới di động...) và doanh nghiệp bảo hiểm cũng đã đặt thầu thành công trong các đợt huy động này.

- Thị trường tiền tệ

Tiền gửi ngân hàng luôn là danh mục đầu đầu tư chiếm tỷ trọng lớn trong danh mục đầu tư của doanh nghiệp nhân thọ. Lãi suất trên thị trường ổn định từ năm 2015. Lãi suất huy động VNĐ kỳ hạn trên 12 tháng phổ biến ở mức 6,4-7,2%.

4.2.2. Một số khó khăn khi triển khai mô hình quản lý vốn RBC

Thứ nhất, những khó khăn chung của thị trường bảo hiếm

So với các lĩnh vực tài chính khác, thị trường bảo hiểm còn khá non trẻ, đặc biệt là thị trường bảo hiểm nhân thọ, vì vậy, không tránh khởi những khó khăn thách thức khi áp dụng mô hình quản lý vốn trên cơ sở rủi ro

- về hệ thống cơ sở dữ liệu thống kê chưa đủ độ tin cậy để chuẩn hóa các tỷ lệ giả định trong tính phí và dự phòng nghiệp vụ

Với thời gian hoạt động của thị trường bảo hiểm tương đối ngắn (khoảng 20 năm), số liệu thống kê chưa đầy đủ. Do đó, dừ liệu chưa đủ độ tin cậy đế chuấn hóa làm căn cứ đánh giá giả định theo Phương pháp ước tính tốt nhất của doanh nghiệp.

Ngoài ra, các sản phẩm bào hiểm của trên thị trường tập trung chú yếu vào sản phẩm bảo hiểm truyền thống do vậy cơ sở dừ liệu của các sản phẩm này chưa phù hợp để sử dụng làm dữ liệu cho các sản phẩm bảo hiểm khác.

Đặc biệt, trong giai đoạn phát triên các sản phâm bảo hiêm có kêt hợp với các sản phẩm tài chính khác, các dừ liệu tham chiếu hiện tại còn thiếu. Do vậy, với xu hướng phát triển mạnh các sản phẩm bảo hiểm phi truyền thống, việc quản lý giám sát việc triển khai các sản phấm này còn gặp nhiều khó khăn.

- Hệ thống công nghệ thông tin tại cơ quan quản lý không theo kịp sự phát triển của thị trường

Hiện tại, việc giao dịch giữa cơ quan quản lý và doanh nghiệp bảo hiếm tập trung vào các văn bản giấy, việc sử dụng văn bản điện tử chưa được thừa nhận rộng rãi. Cơ quan quản lý bảo hiểm không được hỗ trợ về công nghệ thông tin dành riêng cho bảo hiểm, do vậy, việc quản lý giám sát theo mô hình mới gặp nhiều khó khăn.

- Thiếu chuyên gia có kinh nghiệm trên thị trường: Theo như nội dung đã đề cập tại Chương I Đề tài, yêu cầu về nhân lực là yêu cầu thiết yếu của mô

hình quản lý mới.

Do vậy, cần thiết xây dựng đội ngũ chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý rủi ro từ cơ quan quản lý bảo hiểm và từ phía các doanh nghiệp bảo hiểm. Bên cạnh sự hỗ trợ hợp tác từ phía doanh nghiệp, cần có sự hồ trợ kỹ thuật của các chuyên gia quốc tế về lĩnh vực trên cũng như nghiên cứu kinh nghiệm của các nước trong khu vực và trên thế giới để trao đồi kinh

nghiệm quản lý giám sát cũng như những bất cập trong quá trình triển khai.

Đe bảo đảm tính khả thi của việc chuyến đổi mô hình quản lý giám sát cũng như phát triến năng lực quản lý của các cán bộ, nâng cao tính chủ động làm việc và trao đổi với các cơ quan quản lý giám sát bảo hiểm các nước cũng như các chuyên gia quốc tế để đề xuất mô hình phù hợp cho Việt Nam.

- Cách thức xử lý thặng dư chênh lệch từ việc chuyển phương pháp trích lập dự phòng theo phương pháp phí thuần sang phương pháp phí gộp. Việc chuyển đổi mô hình sẽ có quan hệ trực tiếp đến quyền lợi khách hàng do việc thay đổi lại Phương pháp trích lập dự phòng nghiệp vụ, giá trị trích lập dự

phòng bảo hiểm trong kỳ, báo cáo lãi lồ và thặng dư phát sinh. Trường hợp thặng dự phát sinh tăng/giảm đều đặt ra vấn đề cho các doanh nghiệp báo hiểm đối với công tác tư vấn khách hàng và thay đổi lại minh họa bán hàng (tài liệu tham chiếu trong giai đoạn giới thiệu sàn phấm ban đầu). Mặc dù, việc phân bổ thặng dư không cam kết, tuy nhiên, một dòng thặng dư ổn định sẽ tạo lòng tin cho khách hàng cũng như duy trì tính ổn định về năng lực tài chính của doanh nghiệp. Do vậy, việc xử lý chênh lệch dự phòng nghiệp vụ là vấn đề không chỉ của doanh nghiệp bảo hiếm mà cùa cả cơ quan quản lý bảo hiểm.

- Cân nhấc tác động hoạt động kinh doanh liên quan đến vốn trên cơ sở rủi ro;

- Cân nhắc phản ứng của các nhà đầu tư đối với mô hình mới

Thứ hai, những khó khăn đến từ phía các lĩnh vực tài chính có liên quan

Bên cạnh những khó khăn nội tại của ngành bảo hiểm còn có những khó khăn khi áp dụng mô hình quản lý vốn trên cơ sở rủi ro từ lĩnh vực khác. Cụ thể là

- về phát triển các đơn vị đánh giá rùi ro và xếp hạng doanh nghiệp

Hiện nay, Việt Nam mới có một đơn vị có chức năng xếp hạng tín nhiệm (thành lập và hoạt động vào tháng 7/2017). Trong khi đó, để có thể xác định vốn bù đắp cho rủi ro về đàu tư tài sản, rủi ro tín nhiệm thì việc có được các xếp hạng tín nhiệm đối với tài sản, tồ chức là quan trọng. Hầu hết các sản phẩm đầu tư tại Việt Nam chưa có đánh giá xếp hạng tín nhiệm của các tổ chức quốc tế được thừa nhận rộng rãi. Hiện tại, mới chỉ có một số ít các tố chức tài chính/ngân hàng được xếp hạng tín nhiệm. Trong lĩnh vực bảo hiểm, mới chỉ có 6 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ và doanh nghiệp tái bảo

hiểm được AM Best xếp hạng.

- về phát triển thị trường tài chính

+ Sản phâm tài chính chưa đa dạng, và một sô sản phàm tài chính mới được đưa ra thị trường năm 2017 nên chưa đủ thời gian đánh giá hiệu quả.

+ Nhằm đánh giá các rủi ro về lãi suất chủ yếu sừ dụng đường cong lãi suất (bond yield curve) hoặc lãi suất giao ngay (spot yield). Tuy nhiên, hiện nay, các lãi suất trái phiếu kỳ hạn ngắn không có tham chiếu; cơ sở đánh giá spot yield không có.

+ Đánh giá rủi ro về rủi ro tín nhiệm (credit spread risk): Không cỏ cơ sở để đánh giá;

+ Rủi ro về thị trường gặp khó khăn ở một số điểm chính: Chưa có chuẩn mực phân loại các sản phẩm đầu tư;

Thiếu thống kê chu kỳ biến động, dao động cùa lãi suất, biến động của thị trường cổ phiếu.

- Việc đo lường các rủi ro và xây dựng ma trận tương quan giữa các rủi ro chưa có cơ sở đánh giá đầy đủ

Điều này xuất phát từ việc phát triển thị trường tài chính tại Việt Nam khi các công cụ tài chính và các sản phẩm tài chính trên thị trường chưa đa

dạng, toàn bộ nền kinh tế sử dụng hệ thống ghi nhận theo giá trị sổ sách. Do vậy, các Phương pháp đo lường rủi ro tương quan không có cơ sở đế đánh giá do dữ liệu gốc không đầy đủ và chính xác.

Vì vậy, trong công tác quán trị doanh nghiệp, các doanh nghiệp cần xây dựng hệ thống tự đánh giá rủi ro nội tại của doanh nghiệp, lượng hóa và xếp hạng tín dụng cho bản thân doanh nghiệp mình.

Từng bước xây dựng hoàn thiện chuẩn mực đánh giá, xếp hạng doanh nghiệp cũng như thành lập tố chức có chuyên môn, uy tín trong việc xếp hạng doanh nghiệp và công khai kết quả tính toán.

4.3. Mục tiêu, nguyên tắc và yêu cầu xây dựng mô hình quản lý vốn RBC

4.3.1. Mục tiêu

Mục tiêu chung của việc phát triển thị trường bảo hiểm là phải phù hợp với định hướng phát triển nền kinh tế - xã hội và tài chính quốc gia trong từng thời kỳ; bảo đảm thực hiện các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Việc xây dựng mô hình quản lý vốn trên cơ sở rủi ro nhằm đáp ứng yêu càu quản lý, giám sát ngày càng phức tạp thị trường bảo hiểm, đồng bộ hóa hệ thống pháp luật trong lĩnh vực bảo hiểm, tiếp cận các chuẩn mực, thông lệ quốc tế về kinh doanh bảo hiểm và từng bước thu hẹp khoảng cách phát triển với các quốc gia trong khu vực. Bên cạnh đó, việc hoàn thiện mô hình quản lý vốn trên cơ sở rủi ro nhằm tăng cường tính an toàn, bền vững và hiệu quả của thị trường.

4.3.2. Quan điêm

Việc xây dựng mô hình quản lý vốn trên cơ sở rủi ro phải trên cơ sớ quán triệt quan điểm, chủ trương, đường lối của Đàng, pháp luật của Nhà nước, các Nghị quyết của Quốc hội, Chính phù và các Quyết định của Thù tướng Chính phù về lĩnh vực bảo hiểm, gắn liền việc quản lý, giám sát cả nền tài chính, tổng thể nền kinh tế. Mô hình quản lý giám sát phái được xây dựng và thực hiện nhằm phát triển thị trường bảo hiểm theo hướng hiện đại, hội nhập và bền vừng.

4.3.3. Nguyên tăc

Thứ nhất, việc xây dựng mô hình quản lý vốn trên cơ sở rủi ro cần có tính đồng bộ, bao gồm việc thay đổi các quy định liên quan đến kế toán, dự phòng nghiệp vụ, quản trị rủi ro nhằm đảm bảo tính hiệu quả trong thực thi. Do mô hình quán lý vốn trên cơ sở rủi ro phức tạp và sẽ tạo nên những thay đổi lớn trong việc quản lý giám sát doanh nghiệp tại cơ quan quản lý, cơ chế quản lý tài chính tại doanh nghiệp nên cần có kế hoạch, lộ trình cụ thế. Việc

bước đi thận trọng, chăc chăn, được công bô công khai đê không làm xáo trộn hoạt động của thị trường bảo hiểm, đảm bào quyền lợi và lợi ích hợp pháp của khách hàng và sự an toàn của cả hệ thống.

Thứ hai, trong giai đoạn đầu cần thực hiện mô hình quản lý vốn trên cơ sở rủi ro theo hướng đơn giản, dễ áp dụng, có thể phổ biến sâu rộng đến thị trường bảo hiểm, cơ quan quản lý, từng bước nâng cao chất lượng hoạt động thị trường bảo hiểm.

Thứ ha, mô hình quản lý vốn trên cơ sở rủi ro phải được thực hiện theo hướng tiếp cận với các tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế tốt nhất, phù họp với điều kiện thực tế. Có thể nói, tùy theo hoàn cảnh của từng quốc gia mà các nước lựa chọn cho mình mô hình quản lý vốn trên cơ sở rủi ro khác nhau. Tuy nhiên, các nước đều từng bước hướng tới những mô hình hiện đại, toàn diện như Khả năng thanh toán II áp dụng rộng rãi tại Châu Âu hoặc mô hình vốn trên cơ sở rủi ro tại Bắc Mỹ.

Thứ tư, việc xây dựng mô hình quản lý vốn trên cơ sở rủi ro phải được thực hiện theo đúng quy định pháp luật. Xây dựng mô hình phải có sự tham gia của nhiều đơn vị, sự kết họp chặt chẽ giữa cơ quan quản lý và doanh nghiệp bảo hiểm, Hiệp hội bảo hiểm, các đơn vị đào tạo như viện nghiên cứu, các trường đại học để có được mô hình toàn diện và có tính thực thi cao.

4.4. Đề xuất giải pháp và kiến nghị chính sách

4.4.1. Xác định các rủi ro dự kiến phải quản lý

Đối với việc xác định mức vốn tối thiếu cần thiết dựa trên các rủi ro, các quốc gia có những lựa chọn khác nhau về phân loại rủi ro và nhóm rủi ro. Tuy nhiên, dù phân nhóm khác nhau, quy định các nước cũng đều bao gồm các rủi ro mà doanh nghiệp bảo hiểm phải quản lý: rủi ro liên quan đến tài sản, rủi ro liên quan đến bảo hiểm (trách nhiệm, định phí bảo hiểm) và rủi ro hoạt

Một phần của tài liệu Áp dụng mô hình quản lý vốn trong hoạt động giám sát tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm tại việt nam (Trang 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)