5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu
2.1.2. Điều kiện tự nhiên
2.1.2.1 Địa hình
Địa hình của huyện nghiêng từ Tây sang Đông, có thể chia thành 3 tiểu vùng là: vùng đồi núi thấp, vùng đồng bằng và vùng cồn cát ven biển.
- Vùng đồi núi thấp: đây là vùng gò đồi nằm ở phía Tây của huyện có độ cao 40- 50 m so với mực nước biển, thích hợp cho các loại cây công nghiệp, cây ăn quả và trồng rừng.
- Vùng đồng bằng: đây là vùng nằm giữa vùng gò đồi và vùng cồn cát, bãi cát, có một số khu vực thuộc các xã Hải Hòa, Hải Thành có độ cao thấp hơn mặt nước biển nên vào mùa mưa lũ hay bị ngập lụt, đất đai thích hợp cho trồng lúa nước.
- Vùng cồn cát ven biển: đây là vùng có độ cao bình quân 6- 7 m so với mực nước biển, thích hợp cho việc nuôi tôm theo quy mô công nghiệp.
2.1.2.2. Khí hậu, thủy văn
- Khí hậu: Hải Lăng nằm trong vùng chịu ảnh hưởng khí hậu nhiệt đới gió mùa tương đối điển hình, gió Tây Nam khô nóng về mùa hè, gió Đông Bắc ẩm ướt về mùa Đông. Nền nhiệt tương đối cao và có sự phân hóa trong năm tạo nên mùa nóng và mùa lạnh.
+ Tổng lượng nhiệt cả năm trên dưới 9.0000C, tổng lượng nhiệt này cho phép phát triển trồng trọt với đa dạng cây trồng. Nhiệt độ không khí trung bình năm vào khoảng 25,10C; nhiệt độ cao nhất là 41,70C và thấp nhất là 9,40C.
+ Lượng mưa trung bình khoảng 2.500- 2.700 mm..Độ ẩm tương đối trung bình từ 78- 85% nhưng có thời điểm xuống dưới 40% (từ tháng 4 đến tháng 8).
- Thủy văn: Hải Lăng có 4 hệ thống sông chính
+ Hệ thống sông Ô Lâu- Ô Giang nằm ở phía Nam của huyện chảy qua các xã Hải Chánh, Hải Sơn, Hải Tân, Hải Hòa, có dòng chính dài khoảng 65 km, lưu lượng dòng chảy trung bình 44 m3/s, diện tích lưu vực 855 km2.
+ Sông Nhùng chảy từ Hải Lâm qua Hải Phú, Hải Thượng, Hải Quy đổ ra sông Thạch Hãn.
+ Sông Bến Đá chảy từ vùng gò đồi qua địa bàn xã Hải trường.
+ Sông Vĩnh Định bắt nguồn từ sông Thạch Hãn chảy qua trung tâm vùng đồng bằng của huyện đổ về sông Ô Lâu.
2.1.2.3. Tài nguyên đất đai
* Về mặt thổ nhưỡng: Toàn huyện có 11 nhóm đất, bao gồm 15 loại đất. Trong đó, Vùng đồng bằng và vùng ven biển: 11 loại; Vùng đồi núi: 4 loại.
- Nhóm đất cồn cát biển: có tổng diện tích 6.641 ha, trong đó: Cồn cát trắng (loại đất Cb): 6.614 ha; Đất bãi cát ven sông biển (loại đất Cc): 27 ha.
- Nhóm đất cát biển (loại đất C):4.840 ha.
- Nhóm đất phù sa được bồi và phù sa ngòi suối: Diện tích 2.643 ha. Trong đó: Đất phù sa được bồi: 2.623 ha; Đất phù sa ngòi suối: 20 ha.
- Nhóm đất phù sa không được bồi ( Kể cả loại đất P/c và P/f):1.193 ha. - Đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng và đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước: diện tích 723 ha. Trong đó: Đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng (loại đất Pf) 155 ha; đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước (loại đất Fl): 568 ha.
- Nhóm đất phù sa Glây, đất thung lũng dốc tụ, đất lầy: diện tích là 8.495 ha. Trong đó: Đất phù sa Glây (loại đất Pg): 7.835 ha; Đất lầy (loại đất J): 309 ha; Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ (D): 351 ha.
- Nhóm đất than bùn:23 ha.
- Nhóm đất xám bạc màu, đất nâu vàng trên phù sa cổ: 1.502 ha.
- Đất nâu tím trên đá sét tím, đất đỏ vàng trên đá biến chất và đá sét: 16.049 ha.
- Đất vàng đỏ trên đá mác ma axít và vàng nhạt trên đá cát: 3.026 ha. Đất xói mòn trơ sỏi đá: 780 ha.
* Theo cơ cấu sử dụng đất: Tổng diện tích tự nhiên của huyện năm 2012 là 42.513,43 ha. Hiện tại, diện tích đất nông nghiệp của huyện là 35.195,01 ha, chiếm 82,79% tổng diện tích đất tự nhiên, bình quân diện tích đất nông nghiệp đầu người toàn huyện là 0,4 ha/người.
Đất phi nông nghiệp có diện tích là 5.555,96 ha, chiếm 13,06% tổng diện tích tự nhiên, phân bố tương đối đồng đều khắp các xã, thị trấn trong huyện. Diện tích đất chưa sử dụng còn 1.762,46 ha chiếm 4,15 % tổng diện tích tự nhiên của huyện.