Khái quát tư liệu trong đề tài

Một phần của tài liệu Ứng dụng viễn thám và GIS để phân tích biến động diện tích đất lúa của huyện Hải Lăng Tỉnh Quảng Trị, giai đoạn 2000-2010 10600696 (Trang 34 - 39)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

2.3. Ứng dụng GIS và viễn thám thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất

2.3.1.1. Khái quát tư liệu trong đề tài

a. Nguồn tư liệu ảnh

Dữ liệu gồm 8 file ứng với 8 kênh phổ lưu trữ ở dạng file “.TIFF” theo khuôn dạng BSQ (Dạng BSQ – Band Sequential: các kênh được ghi nối tiếp nhau), các ảnh này đã được đăng ký trong hệ tọa độ WGS84. Dữ liệu ảnh Landsat ETM+ bao gồm 6 kênh phổ, 2 kênh nhiệt và một kênh toàn sắc. Để sử dụng cho luận văn, tác giả đã tiến hành ghép 6 kênh phổ bao gồm các kênh 1, 2, 3, 4, 5 và kênh 7 để tạo thành ảnh ghép đa phổ.

* Ảnh Landsat chụp ngày 30/5/2000

Hình 2.9: Ảnh viễn thám khu vực nghiên cứu

Hình 2.11: Ảnh viễn thám khu vực nghiên cứu được cắt theo ranh giới

Đây là ảnh Landsat ETM+ (còn gọi là Landsat 7) có độ phân giải không gian là 30m. Ảnh này cũng chụp vào thời điểm vụ lúa Hè Thu gieo xạ xong, cây lúa đang phát triển. Ảnh chụp có 2 đám mây nhỏ phía tây nam nhưng trong phạm vi nghiên cứu không bị che. Để phù hợp với phạm vi nghiên cứu và thuận lợi cho việc giải đoán ảnh, tác giả đã cắt ảnh theo khung ảnh làm đối tượng giải đoán trong đề tài( hình 2.3).

* Ảnh Landsat chụp ngày 14/8/2010

Hình 2.12: Ảnh viễn thám khu vực nghiên cứu năm 2010

Hình 2.14: Ảnh khu vực nghiên cứu sau khi cắt theo ranh giới huyện

Đây là ảnh Landsat ETM+ có độ phân giải không gian là 30m. Ảnh này cũng chụp vào thời điểm vụ lúa Hè Thu sắp thu hoạch, ngoài rìa bị sọc răng cưa do lỗi của sensor, phía Tây Nam của ảnh bị mây che phủ. Trong phạm vi của huyện bị ảnh hưởng, có mây ở rìa phía tây, chất lượng ảnh này kém hơn ảnh thời điểm năm 2000.

Như vậy, cả hai ảnh được sử dụng trong đề tài có chất lượng tương đối tốt và đều chụp vào cùng thời điểm phát triển của lúa. Ảnh hưởng của mây ở phía tây nơi phân bố chủ yếu là rừng, diện tích lúa không đáng kể. Điều này sẽ giúp cho việc đánh giá biến động diện tích sử dụng đất lúa trong giai đoạn 2000- 2010 có độ tin cậy và chính xác.

b. Nguồn tài liệu khác

Các nguồn tài liệu hỗ trợ để thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất huyện Hải Lăng gồm có:

- Các file vector nền như: hệ thống thủy văn, hệ thống giao thông, đường đẳng cao, ranh giới huyện…

Một phần của tài liệu Ứng dụng viễn thám và GIS để phân tích biến động diện tích đất lúa của huyện Hải Lăng Tỉnh Quảng Trị, giai đoạn 2000-2010 10600696 (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)