CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
3.4. Định hướng sử dụng hợp lý quỹ đất lúa trong thời gian tới
Trên cơ sở tiềm năng đất đai, các điều kiện tự nhiên và phương hướng mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội của huyện, kết hợp với phương án phát triển của các ngành nhằm phân bổ quỹ đất cho các mục đích và các tổ chức sử dụng theo quan điểm sử dụng đã đề ra. Tập trung đầu tư có trọng điểm, đồng bộ, quán triệt nguyên tắc tiết kiệm để nâng mức tích lũy cho đầu tư. Nâng cao hiệu quả đầu tư để nhanh chóng tạo ra các yếu tố nội sinh bền vững, tạo cơ sở cho thu hút vốn và công nghệ mới từ bên ngoài nhằm góp phần gia tăng tốc độ phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn.
Ổn định diện tích gieo trồng, nâng cao hệ số sử sụng đất đặc biệt các xã có vùng đất bằng phẳng có khả năng xây dựng hệ thống thủy lợi phục vụ canh tác nông nghiêp. Khai thác và đưa vào sử dụng diện tích đất có khả năng trồng lúa nước với mục tiêu sử dụng có hiệu quả kinh tế cao, giai đoạn tiếp theo, đất lúa ổn định mức 11.000 ha.
Phát triển kinh tế nông nghiệp gắn với xây dựng mô hình nông thôn mới. Chuyển đổi mạnh mẽ sản xuất nông- lâm- ngư nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa.
Tăng cường công tác khuyến nông, khuyến lâm, đầu tư thâm canh, sử dụng giống mới, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để tăng năng suất, sản lượng và giá trị sản phẩm, nhất là những địa bàn chủ động về thủy lợi, có điều kiện thâm canh cây lúa.
Khai hoang, mở rộng diện tích, tăng vụ nâng cao hiệu quả sử dụng đất lúa, chú ý cải tạo, nâng cao chất lượng về giống, giá trị thương phẩm.
Dồn điền, đổi thửa, tập trung đất lúa, tạo vùng chuyên canh để thuận lợi cho việc cơ giới hóa nông nghiệp nông thôn.
KẾT LUẬN
- Sử dụng kết hợp tư liệu viễn thám và hệ thông tin địa lý trong thành lập bản đồ biến động sử dụng đất có tính khả thi cao, cho phép có thể cập nhật và quản lý một cách nhanh chóng và thuận tiện các thông tin về biến động sử dụng đất huyện.
- Việc sử dụng tư liệu viễn thám để thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất sẽ bổ sung thêm nguồn tài liệu trong công tác quản lí đất đai huyện Hải Lăng.
- Diện tích đất lúa trong giai đoạn nghiên cứu có biến động tăng do nhiều nguyên nhân khác nhau. Việc định hướng sử dụng hợp lý và ổn định quỹ đất hiện tại sẽ giúp huyện xây dựng nền nông nghiệp hàng hóa với mặt hàng chủ đạo là lúa gạo. Điều này không những có ý nghĩa về mặt kinh tế mà có ý nghĩa lớn về mặt an ninh lương thực.
- Diện tích đất chưa sử dụng ở đồng bằng cần được cải tạo, áp dụng các biện pháp nhằm chuyển đổi sang đất trồng lúa nếu được, khai thác tối đa khả năng sử dụng đất nông nghiệp.
- Vấn đề dữ liệu ảnh viễn thám và bản đồ sử dụng trong luận văn chưa đa dạng về thời gian, do đó chưa thể hiện được quá trình biến động liên tục qua từng năm. Hơn nữa, do không có điều kiện về nhiều mặt nên tư liệu ảnh chỉ mới có thể cập nhật đến năm 2010. Vì vậy, luận văn cần tăng dày số lượng ảnh và cập nhật tư liệu ảnh năm 2012 cho phù hợp với thực tế.
- Bên cạnh tư liệu viễn thám, đòi hỏi kết hợp nhiều thông tin kinh tế - xã hội và các nghiên cứu khác bổ sung để đem lại kết quả có tính thực tế cao hơn.
- Hệ thống phân loại sử dụng đất trong đề tài chỉ giải đoán một số loại đất chính trên địa bàn. Vì vây một số loại đất không được giải đoán sẽ bị quy vào loại đất khác có phổ phản xạ tương đồng. Đất chuyên dùng sẽ bị gộp vào đất ở đô thị hoặc đất chưa sử dụng. Ảnh giải đoán năm 2010 bị mây phủ ở phía tây sẽ giải đoán thành đất chưa sử dụng mặc dù trên thực tế là rừng sản xuất. Chính vì vậy, đề tài chỉ lấy đất lúa làm đối tượng phân tích biến động.
- Đề tài sử dụng ảnh vệ tinh Lansat 7 trong 2 năm với 2 thời điểm để đánh giá cho cả giai đoạn. Nên chưa đi vào phân tích biến động từng năm trong giai đoạn đó. Chính vì vậy, đề tài còn mang tính chủ quan của tác giả.