7. Kết cấu của luận văn
2.3.2. Thực trạng công tác tổ chức, hoạt động của các Trung tâm Y tế cấp huyện tạ
huyện tại tỉnh Thừa Thiên Huế
2.3.2.1. Công tác Tổ chức
Các Trung tâm Y tế cấp huyện có cơ cấu gồm Ban Giám đốc, 04 Phòng chức năng, 10 Khoa Lâm sàng và 05 Khoa Cận lâm sàng. Chịu sự quản lý, hỗ trợ của Sở Y tế Thừa Thiên Huế và Đảng ủy, UBND huyện các huyện.
Ban Giám đốc chịu trách nhiệm quản lý chung toàn bộ Bệnh viện nhằm giúp các khối hành chính, lâm sàng và cận lâm sàng gắn kết, phối hợp với nhau, hoạt động có hiệu quả, đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ các chức năng, nhiệm vụ của Bệnh viện, đặc biệt là nhiệm vụ khám, chữa bệnh.
Tính đến 30/6/2020, biên chế tại các Trung tâm Y tế cấp huyện là 3.390 cán bộ, trong số đó có nhiều cán bộ thuộc đối tượng ngoài chuyên môn làm các công việc liên quan đến Kế toán, Quản trị nhân lực, lái xe, tạp vụ, hành chính, 599 cán bộ là các y, bác sỹ phụ trách công tác chăm sóc, điều trị bệnh nhân được bố trí tại các Phòng chức năng, các Khoa Lâm sàng và các Khoa Cận lâm sàng.
Cơ cấu đội ngũ y, bác sỹ của các TTYT tương đối hợp lý. Tỷ lệ Bác sỹ/Điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật viên, tỷ lệ các chuyên ngành tương đối phù hợp theo Thông tư liên tịch 08/2007/TTLT-BYT-BNV ngày 05/06/2007 về Hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp trong các cơ sở y tế nhà nước, ngoài ra tỷ lệ, cơ cấu của y, bác sỹ còn căn cứ theo lượng công việc mỗi khoa, phòng phải gánh vác trong từng thời kỳ.
Cơ cấu về trình độ chuyên môn của đội ngũ y, bác sỹ tại các TTYT cho thấy, trình độ Trung cấp chiếm số lượng lớn, nhưng điều này không có nghĩa là dấu hiệu cho thấy trình độ chuyên môn nói chung của đội ngũ y, bác sỹ quá thấp. Vì đa phần số nhân viên có trình độ trung cấp là những điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật viên, họ được bố trí làm các công việc có tính phức tạp không cao và hoàn toàn phù hợp với trình độ của họ, điều này giúp Bệnh viện có được sự cân nhắc khi bố trí sử dụng nhân lực để tránh lãng phí nguồn nhân lực có trình độ cao hơn như trình độ Cao đẳng, Đại học và Sau Đại học. Tuy vậy, do yêu cầu của việc chăm sóc sức khỏe cho nhân dân ngày một nâng cao nên việc nâng cao trình độ chuyên môn đang dần được quan tâm hơn trước, số lao động có trình độ Trung cấp cần được đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn để đáp ứng nhiệm vụ.
Tỷ lệ nhân lực nữ trên tổng số nhân lực tại các TTYT là khá đồng đều, chiếm tỷ lệ 72,6%. Tỷ lệ nữ nhiều hơn nổi bật ở một số vị trí như Điều dưỡng viên, Hộ sinh...vì đây là những công việc mang tính đặc thù. Những Điều dưỡng viên nữ thường nhẹ nhàng, ân cần và chu đáo hơn những Điều dưỡng
viên nam, họ sẽ tạo sự thân thiện, dễ chia sẻ hơn với những bệnh nhân khi được họ chăm sóc.
Nhân lực chủ yếu ở độ tuổi từ 30-50 tuổi (chiếm đến 116/230), tương đương 50,43%. Đây là độ tuổi mà trình độ nhân lực đã tích lũy được tương đối kinh nghiệm làm việc cũng như sức khỏe vẫn đảm bảo tốt để làm việc, cùng với đó tỷ lệ lao động trong các TTYT ở độ tuổi dưới 30 tuổi chiếm 34,78%, tỷ lệ lao động ở độ tuổi trên 50 tuổi chiếm tỷ lệ nhỏ nhất là 12,61%. Điều này cho thấy cơ cấu lao động theo độ tuổi hiện tại của Trung tâm Y tế cấp huyện đảm bảo tính kế thừa cho tương lai và sự phát triển cho hiện tại.
Ngoài ra trình độ Tin học, Ngoại ngữ của đội ngũ y, bác sỹ cũng ở mức từ trình độ A, chỉ một số ít các Điều dưỡng, Hộ sinh, Kỹ thuật viên được tuyển dụng từ thời kỳ bao cấp là không có trình độ ngoại ngữ.
Số lượng nhân lực y tế cấp huyện tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2019 là 3.390, trong đó Nữ là 2.155 chiếm 63,5 %. Số lượng nhân lực y tế tuyến tỉnh 1.078 chiếm 31,79%, tuyến huyện 1.347 chiếm 39,67%, tuyến xã 965 chiếm 28,54%.
Bảng 2.7: Nhân lực y tế ở các tuyến phân theo lứa tuổi và giới tính
(ĐVT: người)
Tuyến
Độ tuổi Giới tính
<30 tuổi 30-50 tuổi 51-60 tuổi Nam Nữ
SL % SL % SL % SL % SL %
Huyện 423 36,52 755 41,18 169 42,35 469 37,97 878 40,74 Xã 302 26,19 562 30,67 101 25,32 327 26,49 638 29,61
(Nguồn: Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế, năm 2020)
Nhận xét:
Nhân lực y tế < 30 tuổi chiếm 34,15%; từ 30-50 tuổi chiếm 54,07%; từ 51- 60 tuổi chiếm 11,78%.
Bảng 2.8: Nhân lực y tế phân theo khối, chức năng
Phân theo khối, chức năng Số lượng (người) %
QLNN 104 3,07
KCB 3.023 89,17
Phòng bệnh 263 7,76
(Nguồn: Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2020)
Nhận xét:
Khối khám chữa bệnh chiếm 89,17% là rất lớn, Khối Y tế dự phòng chiếm 7,76%; Quản lý nhà nước chiếm 3,07%
Bảng 2.9: Cơ cấu nhân lực y tế theo trình độ và theo tuyến
Tuyến
CĐ, ĐH,
sau ĐH Trung cấp Sơ cấp Tổng
SL % SL % SL % SL %
Huyện 519 40,4% 669 42,2% 159 30,6% 1.347 39,7% Xã 170 13,2% 588 37,1% 207 39,8% 965 28,5%
(Nguồn: Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế, năm 2020)
Nhận xét:
- Số lượng nhân lực y tế phân bổ ở tuyến tỉnh 31,8%; tuyến huyện 39,7%; tuyến xã 28,5%.
- Nhân lực y tế có trình độ cao đẳng, đại học, sau đại học ở tuyến tỉnh chiếm tỉ lệ cao nhất là 46,4%, tuyến huyện 40,4%, tuyến xã 13,2%. Trình độ trung cấp ở cấp huyện chiếm cao nhất là 42,2% và sơ cấp ở tuyến xã chiếm tỉ lệ cao nhất lần lượt 39,8%.
2.3.2.2. Số lượng và cơ cấu bác sĩ
- Số lượng bác sĩ, dược sĩ, y sĩ, điều dưỡng, nữ hộ sinh, kỹ thuật viên y học theo tuyến
Bảng 2.10: Số lượng bác sĩ, y sĩ và cán bộ dược theo tuyến (ĐVT: người) Huyện Xã SL % SL % Bác sĩ (ĐH, SĐH) 226 37,04 151 24,77 Y sĩ 119 24,48 294 60,05 Cán bộ dược 88 36,66 62 25,84
(Nguồn: Sở Y tế Thừa Thiên Huế, năm 2020)
Nhận xét:
- Số lượng bác sĩ ở tuyến tỉnh chiếm 38,19%; tuyến huyện 37,04%; tuyến xã 24,77%. Y sĩ ở tuyến xã chiếm tỉ lệ cao nhất 60,05%.
- Trình độ cán bộ bác sĩ đại học và sau đại học tại các tuyến
Bảng 2.11: Trình độ bác sĩ đại học và sau đại học theo tuyến
(ĐVT: người) Trình độ Huyện Phường, xã SL % SL % Tiến sĩ 0 0 0 0 Thạc sĩ 16 7,07 1 0,60 CKII 12 5,30 0 0 CKI 111 49,11 46 30,46 Bác sĩ 87 38,52 104 68,84 Tổng sau đại học 139 38,61 47 13,06 Tổng 226 100 151 100
(Nguồn: Sở Y tế Thừa Thiên Huế, năm 2020)
Nhận xét: Tỷ lệ bác sĩ sau đại học là 360/610 chiếm 59% trên tổng số bác sĩ. Tỉ lệ bác sĩ sau đại học ở tuyến tỉnh 48,33%; tuyến huyện 38,61%; tuyến xã 13,06%.
Bảng 2.12: Tỉ lệ điều dưỡng, hộ sinh, KTVYH/BS Tổ ng s ố Đ D , HS, KTV Đ iều dư ỡn g KTV N ữ hộ si nh Bá c s ĩ Tỉ lệ Đ D , HS, KTV /BS Tỉ lệ Đ iều dưỡng /BS Tỉ lệ KTV /BS Huyện 613 327 88 198 226 2,71 1,44 0,38 Xã 317 105 1 211 151 2,09 0,69 0,006
(Nguồn: Sở y tế Thừa Thiên Huế, năm 2020)
Nhận xét: Tổng số điều dưỡng, nữ hộ sinh, kỹ thuật viên/Bác sĩ là 2,05; Điều dưỡng/Bác sĩ 1,04; Kỹ thuật viên/Bác sĩ 0,28.
Bảng 2.13: Cơ cấu bác sĩ phân theo tuyến
Tuyến xã Tuyến huyện
Số lượng 151 226
Tỷ lệ 24,75% 37,05%
(Nguồn: Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế, năm 2020)
Nhận xét: Số bác sĩ theo tuyến xã là 151 chiếm tỷ lệ 24,74%, tuyến huyện 226 chiếm 37,05% và tuyến tỉnh 233 chiếm 38,20%.
2.3.2.3. Các hoạt động
- Hoạt động khám chữa bệnh
Cùng với sự tiến bộ và phát triển Kinh tế - Xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế ngày nay, điều kiện giao thông thuận lợi, đời sống của nhân dân không ngừng được nâng cao, thay đổi trong mô hình bệnh tật,… đòi hỏi công tác khám, chữa bệnh phải có những đổi mới, cả về hình thức và nội dung, cả về số lượng và chất lượng.
Để không ngừng nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh và sự tin tưởng, hài lòng của bệnh nhân, người nhà bệnh nhân, ngoài việc nâng cao trình độ chuyên môn, chất lượng chuyên môn kỹ thuật cho đơn vị, các Trung tâm Y tế
cấp huyện đã đẩy mạnh cải cách các thủ tục hành chính, giảm phiền hà, rút ngắn thời gian chờ đợi cho người bệnh đến khám và điều trị.
Một trong những nội dung đổi mới của các Trung tâm Y tế cấp huyện chính là nâng cao chất lượng cấp cứu, khám, điều trị chăm sóc người bệnh, thay đổi nhận thức, hành vi và tác phong làm việc của đội ngũ thầy thuốc, cán bộ, viên chức; lấy các tiêu chuẩn, đạo đức cán bộ Y tế, các quy định về kỹ năng giao tiếp, ứng xử tốt với người bệnh trong mỗi cán bộ viên chức. Áp dụng công nghệ thông tin trong khám và điều trị bệnh nội trú và ngoại trú; giảm tối đa thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian chờ đợi của bệnh nhân. Công tác chăm sóc toàn diện người bệnh được triển khai đồng bộ, có nề nếp, nhờ đó mà lượng bệnh nhân đến khám và điều trị ngày một đông hơn.
Bảng 2.14: Thống kê công tác khám chữa bệnh tại các TTYT qua 3 năm tại tỉnh Thừa Thiên Huế
(ĐVT: người)
STT Nội dung khám chữa bệnh Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
2 Ts. BN điều trị nội trú 52.632 57.078 41253 3 Ts. BN điều trị ngoại trú 3.286 4.066 29645 4 Ts. ngày điều trị nội trú 27.150 27.501 22917,5
8 Chuyển tuyến 8.659 9.724 81239 9 Tổng số lần xét nghiệm 46.959 53.749 46859 10 Tổng số lần chiếu chụp XQ 16.859 19.416 15236 11 Tổng số lần siêu âm 10.239 11.277 90123 12 Tổng số lần phẫu thuật 12.054 1.145 923 13 Tổng số lần nội soi 13.265 1.929 13025 14 Tổng số lần điện tim 3.102 3.193 28425
(Nguồn: Sở Y tế TT.Huế, năm 2020)
Qua 3 năm từ năm 2018 - 2020, các nội dung khám chữa bệnh tại các TTYT được triển khai đều, các nội dung khám chữa bệnh ổn định, không có sự tăng đột biến trong công tác điều trị.
Bên cạnh bệnh nhân thường, các TTYT cũng chăm sóc Người bệnh cần chăm sóc cấp I. Đây là những người bệnh nặng, nguy kịch, hôn mê, suy hô hấp, suy tuần hoàn, phải nằm bất động và yêu cầu có sự theo dõi, chăm sóc toàn diện và liên tục của điều dưỡng viên, hộ sinh viên.
Bảng 2.15: Thống kê công tác khám chữa bệnh nhân chăm sóc cấp 1 tại các TTYT qua 3 năm
(ĐVT: người)
STT Đơn vị điều trị Năm
2018
Năm 2019
Năm 2020
1 Khoa Hồi sức cấp cứu 1476 1563 1236
2 Khoa Nội nhi 27 63 31
3 Khoa ngoại 2.250 2315 1980
4 Khoa chăm sóc sức khỏe sinh sản 3915 3894 3569
Tổng cộng 6.342 852 13,4
(Nguồn: Sở Y tế TT.Huế, năm 2020) - Hoạt động phòng chống dịch Covid-19 và bệnh truyền nhiễm
Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, nhằm kiểm soát chặt chẽ dịch bệnh, ngăn ngừa không để lây lan trong cộng đồng, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế luôn triển khai các văn bản chỉ đạo về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 của Ban Chỉ đạo Quốc gia, Bộ Y tế và Ban Chỉ đạo COVID-19 tỉnh; đồng thời, tăng cường huy động thêm lực lượng đội ngũ cán bộ, giảng viên, viên chức, học viên, sinh viên nhằm hỗ trợ cho UBND các huyện, thị xã và thành phố Huế cũng như tại các Chốt kiểm tra trong việc thực hiện kiểm tra, điều tra, truy vết, đo thân nhiệt...Các TTYT hỗ trợ các địa phương trong công tác kiểm soát y tế tại Cảng hàng không Quốc tế Phú Bài và UBND thành phố Huế trong công tác kiểm soát y tế tại Ga Huế.
UBND các huyện, thị xã và thành phố Huế có nhu cầu cần thêm lực lượng phục vụ cho công tác phòng, chống dịch đề nghị các địa phương liên hệ trực tiếp với Trường Đại học Y Dược để được hỗ trợ.
Bảng 2.16 : Tình hình bệnh nhân Covid 19 tại Thừa Thiên Huế
(ĐVT: người) TT NỘI DUNG Đợt 1 Đợt 2 Đợt 3 TC 1 Ca F0 (Bn dương tính) 0 0 0 0 2 Ca F1, từ vùng dịch về (cách ly TTYT) 9 26 0 35 3 Ca F1, người về từ vùng dịch đội PƯN
cách ly tập trung 24 107 1 132
4 Ca F2 62 678 0 740
5 Ca F3 197 1.064 0 1.261
6 - Người ngoại tỉnh về tự TD SK tại nhà 2.955 2.306 0 5.254 7 - Người từ khu CLTT về TD SK tại nhà 155 416 7 578 8 - Tiếp xúc với người đi từ vùng dịch về
tự theo dõi sức khỏe tại nhà 0 29 18 47
(Nguồn: Sở Y tế Thừa Thiên Huế năm 2020) - Hoạt động của hệ thống y tế cơ sở:
Nghị quyết số 20-NQ/TW của Hội nghị TƯ 6, khóa XII về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới đã xác định một trong những giải pháp là đổi mới mạnh mẽ cơ chế và phương thức hoạt động của y tế cấp xã để thực hiện vai trò là tuyến đầu trong phòng bệnh, chăm sóc sức khỏe. Ngành Y tế xác định mô hình hoạt động Trạm Y tế tuyến xã trong thời gian tới là theo nguyên lý y học gia đình.
Hiện nay, 100% Trạm Y tế xã, phường được cấp Giấy phép hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ của Thông tư 33/2015/TT-BYT, Bộ Y tế. Phát huy thế
mạnh mạng lưới y tế xã, phường theo Quyết định 4667/2014/QĐ-BYT ngày 07/11/2014 của Bộ Y tế ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn đến năm 2020. Tính đến cuối năm 2018 đã có tất cả các xã, phường đạt chuẩn quốc gia về y tế xã. Các TTYT cấp xã luôn duy trì tốt chức năng cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân trên địa bàn xã, phường và địa bàn lân cận, phát triển mạnh mạng lưới khám, chữa bệnh tại y tế cơ sở; Kết hợp ứng dụng Y học cổ truyền trong phòng bệnh và chữa bệnh, chú trọng đối tượng người cao tuổi, trẻ em < 6 tuổi, người nghèo, người bệnh diện chính sách...
Bên cạnh đó, các TYT cấp xã luôn cung cấp đủ thuốc thiết yếu, sử dụng tốt trang thiết bị của các dự án AP, VAHIP… để phục vụ khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho người dân. Tổ chức truyền thông, tư vấn trực tiếp người dân cùng tham gia thực hiện công tác chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân, cung cấp thông tin liên quan đến bệnh, dịch, tiêm chủng, các vấn đề có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng.
Nâng cao hiệu quả khám chữa bệnh Quân dân y theo tình hình thực tế tại địa phương, giữ mối quan hệ phối hợp với các tổ chức chính trị xã hội ở cấp xã, thôn trong việc tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động chăm sóc sức khỏe cho nhân dân trên địa bàn.
Tuy nhiên, hiện nay do nhiều yếu tố, người dân chưa tin tưởng hoàn toàn vào chất lượng khám, chữa bệnh ở Trạm Y tế xã, phường. Khi có bệnh, nhiều người vẫn tự lên thẳng tuyến trên, trong khi nhiều ca hoàn toàn có thể điều trị ngay tại tuyến dưới.
- Hoạt động y tế dự phòng:
+ Về công tác giám sát phòng chống dịch bệnh:
Các loại dịch bệnh đều có sự giám sát chặt chẽ, chủ động ngay từ đầu chu kỳ dịch, đặc biệt trong năm qua, hệ thống giám sát chủ động giữa các tuyến, giữa hệ dự phòng và điều trị được triển khai hết sức đồng bộ nên đã phát hiện sớm những trường hợp nghi ngờ đầu tiên tổ chức điều tra xác minh
và triển khai các hoạt động chống dịch kịp thời. Năm 2018 ghi nhận 278 trường hợp mắc tay chân miệng. Về bệnh Ho gà: 14 ca mắc/nghi mắc; Sốt phát ban nghi Sởi: đã ghi nhận 32 bệnh nhân mắc. Các bệnh nhân đã được điều trị ổn định và đều là các ca mắc tản phát tại cộng đồng. Về phòng chống Sốt xuất huyết: Tính đến hết ngày 24/12/2020 ghi nhận 140 ca nghi mắc Sốt xuất huyết tại 7 huyện/thành phố, thị xã. Tỉnh đã triển khai cung cấp hóa chất