7. Kết cấu của luận văn
2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế
Một là, nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân ngày càng tăng cả về số lượng và chất lượng đã gây áp lực rất lớn cho hệ thống y tế. Điều này trước hết là do tốc độ tăng trưởng dân số của tỉnh khiến cho các yếu tố cần thiết cho sự tăng trưởng của dịch vụ y tế không theo kịp và không đáp ứng kịp nhu cầu chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân. Nguồn nhân lực bác sĩ đòi hỏi những điều kiện và thời gian nhất định để phát triển đã không theo kịp với tốc độ phát triển của ngành y tế.
Sự biến đổi của bối cảnh kinh tế - xã hội, sự xuất hiện ngày càng mạnh của khu vực tư nhân cũng đã làm thay đổi trong quản lý cũng như trong đào tạo và phát triển nguồn nhân lực y tế nói chung và nguồn nhân lực bác sĩ nói riêng. Cơ chế thị trường xuất hiện tác động mạnh tới thái độ và đạo đức của
bác sĩ y tế. Sự phát triển của khu vực tư dẫn đến “chảy máu chất xám” từ khu vực công sang khu vực tư.
Hai là, việc thực hiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, chế độ chính sách đối với nguồn nhân lực bác sĩ và các chính sách liên quan
- Cơ chế chính sách đãi ngộ, tiêu chuẩn đánh giá, sử dụng, tuyển dụng chưa được hoàn thiện, chưa có tác động tích cực, mạnh mẽ, khuyến khích, động viên đội ngũ bác sĩ tâm huyết với nghề nghiệp.
- Một số văn bản hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp còn chưa rõ ràng nên khó vận dụng. Bên cạnh đó, có những văn bản lại liệt kê quá chi tiết song vẫn chưa bao phủ hết được đối tượng cần hưởng lợi.
Ba là, về tổ chức bộ máy các Trung tâm Y tế cấp huyện
Có thể nói, việc phân cấp và phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền quản lý nhà nước về tổ chức và hoạt động các TTYT cấp huyện tế nói chung đôi khi chưa rõ ràng, có sự chồng chéo. Sự phối hợp trong công tác quản lý giữa các cơ quan có thẩm quyền, quản lý nhà nước có phần rất thiếu chặt chẽ.
Bốn là, bất cập trong hệ thống đào tạo nguồn nhân lực bác sĩ
Số lượng học sinh, sinh viên y dược tốt nghiệp hàng năm chưa đáp ứng nhu cầu phát triển hệ thống y tế. Năng lực thực hành của sinh viên sau khi ra trường khá hạn chế do quá trình học không được thực hành nhiều như trước đây. Chất lượng đào tạo tăng chưa tương xứng với sự phát triển mạnh mẽ của trình độ khoa học kỹ thuật và nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân. Chương trình đào tạo hiện nay cho một số nhóm đối tượng là chưa phù hợp. Chất lượng đào tạo không đồng đều giữa các trường do đầu tư cơ sở học tập và trình độ giáo viên chênh lệch, điều kiện đảm bảo chất lượng chưa được ban hành để thực hiện như hiện nay là điều dễ hiểu. Chưa có hệ thống kiểm định trong các chương trình đào tạo y khoa.
Năm là, năng lực của cán bộ quản lý các đơn vị TTYT cấp huyện tỉnh Thừa Thiên Huế
Cán bộ lãnh đạo, quản lý ở TTYT cấp huyện phần lớn đều là cán bộ chuyên môn y tế đảm nhận, trong đó đa số là người có trình độ chuyên môn cao. Tuy nhiên các cán bộ quản lý ít được cập nhật kiến thức quản lý bệnh viện, cho nên một số cán bộ chủ chốt vẫn chưa đạt năng lực và trình độ quản lý cần thiết còn thiếu sáng tạo, thiếu định hướng phát triển, chưa chủ động, ảnh hưởng đến điều hành chung của lãnh đạo đơn vị, ảnh hưởng đến chiến lược phát triển của đơn vị. Mặt khác, lại hút mất nhiều cán bộ có trình độ chuyên môn giỏi vào quản lý.
Sáu là, nguồn tài chính đầu tư cho TTYT cấp huyện tỉnh Thừa Thiên Huế
Nguồn kinh phí đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước cho các TTYT cấp huyện vẫn còn rất hạn hẹp.
Với những nguyên nhân nói trên, cần thiết phải có những giải pháp thiết thực để hoàn thiện công tác tổ chức và hoạt động các TTYT cấp huyện tỉnh Thừa Thiên Huế nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho nhân dân trong thời gian trước mắt và lâu dài.
Tóm lại:
Nhân lực bác sĩ tại các TTYT cấp huyện tỉnh Thừa Thiên Huế vẫn còn thiếu về số lượng và yếu về chất lượng. Cơ cấu chưa hợp lý, sự phân bố theo vùng không đồng đều. Đặc biệt ở vùng khó khăn và tuyến y tế huyện còn thiếu nhân lực bác sĩ, đặc biệt bác sĩ chuyên khoa. Mất cân đối trong phân bổ nhân lực bác sĩ theo tuyến, theo hệ điều trị, dự phòng. Trình độ của một số cán bộ quản lý chưa đáp ứng nhu cầu gây lãng phí do việc cử nhiều cán bộ giỏi chuyên môn y tế sang làm lãnh đạo, quản lý.
Chính sách xã hội hóa và tự chủ khuyến khích tăng doanh số, lạm dụng trong cung cấp dịch vụ để tăng thu nhập, dẫn đến sự di chuyển tự phát của nhân lực bác sĩ.
Tiểu kết chương 2
Trên cơ sở nền tảng khung lý thuyết đã trình bày ở chương 1, luận văn đã nêu được thực trạng công tác Tổ chức và hoạt động của các trung tâm Y tế cấp huyện tại tỉnh Thừa Thiên Huế thông qua những minh chứng về phân tích và chứng minh bằng số liệu qua nguồn là Báo cáo Tổng kết của Sở Y tế Thừa Thiên Huế, Báo cáo của các Trung tâm Y tế cấp huyện..
Luận văn cũng đã đánh giá được thực trạng Công tác tổ chức và hoạt động của các Trung tâm Y tế thông qua những thành tựu và hạn chế cần khắc phục để làm tiền đề cho đề xuất giải pháp ở chương 3
Chương 3:
QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TRUNG TÂM Y TẾ CẤP HUYỆN
Ở TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
3.1. Quan điểm, định hướng của Đảng về tổ chức và hoạt động của các Trung tâm Y tế cấp huyện