Chủ nghĩa Mac Lê nin về vấn đề dân tộc và giải quyết vấn đề dân tộc Quan điểm chủ nghĩa Mac Lê nin về vấn đề dân tộc

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI (CAO CẤP CHÍNH TRỊ) (Trang 28 - 31)

- Thực hiện dân chủ hóa trên các lĩnh vực;

1. Chủ nghĩa Mac Lê nin về vấn đề dân tộc và giải quyết vấn đề dân tộc Quan điểm chủ nghĩa Mac Lê nin về vấn đề dân tộc

1.1. Quan điểm chủ nghĩa Mac Lê - nin về vấn đề dân tộc

1.1.1. Vấn đề dân tộc là quan hệ các dân tộc trên thế giới

*Các phương thức hình thành dân tộc trên thế giới liên quan đến ván đề dân tộc

- Loài người trải qua các hình thức cồng đồng từ thấp đến cao: thị tộc, bộ lạc, bộ tộc, và sau đó chuyển thành dân tộc;

- Là hình thức công đồng người xuất hiện sau bộ tộc và gắn liền với xã hội có giai cấp có nhà nước. (Phương Tây ra đời từ khi chủ nghĩa tư bản xuất hiện).

*Mối quan hệ giữa các dân tộc trên thế giới

- Mac và Ăng ghen đã chỉ ra rằng áp bức dân tộc bắt đầu từ chế độ người áp bức bóc lột người trong xã hội phân chia giai cấp và có áp bức giai cấp. Nên muốn xoa bỏ phải thủ tiêu giai cấp.

- Chủ nghĩa Mac kiên quyết chống lại ách áp bức, bót lột của giai cấp tư sản. - Khi đề cập đến phong tròa giải phóng dân tộc chủ nghĩa Mac luôn ủng hộ cuộc đấu tranh của các dân tộc bị áp bức đề thành lập nhà nước độc lập riêng biệt.

1.1.2. Vấn đề dân tộc là vấn đề dân tộc thuộc địa

- Từ cuối thế kỷ 19 đầu TK 20 chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn chủ

nghĩa đế quốc;

- Do bản chất của chủ nghĩa đế quốc nên xuất hiện 2 mâu thuẩn: giữa đế quốc – đế quốc (tranh giành thị trường, gây ra chiến tranh thế giới I, II); đế quốc với dân tộc thuộc địa, bị áp bức.

- Trong giai đoạn này, cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc của các dân tộc bị áp bức cũng mang những đặc điểm mới là gắn bó chặc chẽ với phong trào công nhân và thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân.

- Giải quyết vấn đề dân tộc và dân tộc thuộc địa trong thời đại đế quốc chủ nghĩa có thể khái quát những nội dung sau:

+ Vị trí cuộc cách mạng giải phóng dân tộc gắn với vị trí vai trò của giai cấp công nhân và cách mạng vô sản do giai cấp công nhân tiến hành;

+ Mối quan hệ giữa cuộc đấu tranh cho quyền tự quyết dân tộc với cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản;

+ Về thái độ và trách nhiệm của những người cộng sản và các đảng vô sản với cuộc đấu tranh cho quyền tự quyết dân tộc;

+ Về sách lược phương pháp đấu tranh cho quyền tự quyết dân tộc

1.1.3. Vấn đề dân tộc là quan hệ giữa các tộc người trong các quốc gia đa tộc người

- Bằng quan điểm duy vật lịch sử Lê - nin đã luận giải về vấn đề dân tộc khôgn

chỉ ở phạm vị các dân tộc – quốc gia mà còn cả trong quan hệ giữa các tộc người trong các quốc gia đa dân tộc ;

- Một thực tế trên thế giới hấu hết các quốc gia đa dân tộc với nhiều mối uan hệ cần giải quyết chính trị , kinh tế , VH , xã hội …giữa các tộc người đa số với tộc người thiểu số;

Lê - nin cũng nhân mạnh phải từng bước xác lập quyền bình đẳng dân tộc trên thực tế;

1.2. Giải quyết vấn đề dân tộc theo quan điểm chủ nghĩa Mac Lê - nin

1.2.1. Nhận thức về 2 xu hướng khách quan trong phong trào dân tộc và quan hệ dân tộc

Khi nghiên cứu Lê - nin thấy có 2 xu hướng (tách ra, liên hiệp); 2 xu hướng tiếp tục diễn ra trong thời đại ngày nay (Liên Xô tan rã, Tiệp Khắc tách ra, Indonesia tách Đông Timor; liên hiệp: cộng đồng chung EU, đồng tiền EU, Asian)

1.2.2. Cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa Mac Lê – nin Do Lê - nin đưa ra có 3 nội dung:

- Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng; là quyền của một dân tộc, không phân biệt đa số hay thiểu số, trình độ phát triển cao hay thấp, không phân biệt chủng tộc, màu da đều có quyền bình dẳng;

- Quyền bình đẳng dân tộc thể hiện trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, VH, xã hội và các dân tộc đều có quyền ngang nhau trên các lĩnh vực này và không có đặc quyền (Nông Đức Mạnh là TBT); muốn vậy phải thủ tiêu tình trạng áp bức giai cấp trên cơ sở xóa bỏ áp bức dân tộc. Đồng thời, từng bước khắc phục sự chênh lệch về phát triển trên các lĩnh vực giữa các dân tộc.

- Các dân tộc được quyền tự quyết: Mỗi dân tộc đều có quyền tự chủ đối với vận mệnh của dân tộc mình, quyền tự lựa chọn chế độ chính trị và con đường phát triển dân tộc.

Ngày 4 tháng 11 năm 2015 GV: Đàm Anh Tuấn

Lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân ta: trải qua từ thời phong kiến, ta đã có khát vọng (mọi người trên thế giới đều khát vọng), cách mạng tháng 10 Nga thành công là 1 sự chuyển biến, từ người lao động bị áp bức sau cách mạng trở thành làm chủ.

Sự lựa chọn đúng đắn: - Lý luận:

+ Chủ nghĩa Mac Lê - nin nói có 2 kiểu quá độ (trực tiếp và gián tiếp – Việt Nam là đặc biệt của đặc biệt),

- Thực tiễn: Có nhiều dân tộc đã bỏ qua một hay nhiều hình thái chủ nghĩa để đi từ thấp lên cao (Mỹ, Canada, Việt Nam …bỏ qua chiếm hữu nô lệ).

- Đặc điểm chính trị: Ngoài ra, do đặc điểm chính trị của Việt Nam lúc đó bị thực dân pháp đô hộ và bóc lột nhân dân ta, nếu chọn con đường từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội như vậy chắc chắn sẽ khó tập hợp quần chúng và Pháp là nước tư bản chủ nghĩa.

- Xu thế: Địa vị của chủ nghĩa xã hội phù hợp với sự phát triển của thời đại (cách mạng T10 Nga thành công thì một số nước cũng làm theo trong đó Việt Nam cũng thế)

- Phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam: Nhiều chiến sỹ yêu nước Phan Bội Châu, Phan Đình Phùng cũng làm cuộc cách mạng nhưng không thành công; hoặc các nhà là cách mạng tư sản như …vẫn không thành công.

Bài 8:

CHỦ NGHĨA XÃ HỘI HIỆN THỰC VÀ CÁC MÔ HÌNH XÃ HỘI XÃ HỘI CHỦ NGHĨA TRÊN THẾ GIỚI HIỆN NAY XÃ HỘI CHỦ NGHĨA TRÊN THẾ GIỚI HIỆN NAY

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI (CAO CẤP CHÍNH TRỊ) (Trang 28 - 31)