- Thực hiện dân chủ hóa trên các lĩnh vực;
2. Khủng hoảng của chủ nghĩa xã hội hiện thực những nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng, suy thoá
khủng hoảng, suy thoái
2.1. Nguyên nhân của khủng hoảng chủ nghĩa xã hội hiện thực
Liên Xô có vai trò to lớn tổ chức thành công 2 HN ĐCS và công nhân ở Maxơcơva (1957 và 1960). Nhưng những quy luật xây dựng chủ nghĩa xã hội được 2 HN này rút ra chỉ dừng lại ở những quy luật chung, phổ quát, lại mang tính áp đặt khiêng cưởng. Chưa phản ánh nét đặc trưng của con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội ở từng quốc gia, khu vực. Tình hình đó dẫn đến.
Nhân danh việc phê phán tư tưởng cá nhân, cực đoan của Xtalin, Khơrutsốp (tướng lĩnh quân đội) đã chủ trương “xem xét lại chủ nghĩa Mac Lê – nin” thực hiện con đường “hòa bình để đi lên chủ nghĩa xã hội “. Trên thực tế đã xa rời những nguyên lý của chủ nghĩa xã hội và về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội;
Nước CH Nhân dân Trung Hoa, trong thời kì này đã quay lưng lại với thể chế chính trị Xô Viết, cùng với việc Nam Tư từng bước li khai khỏi hệ thống xã hội chủ nghĩa đã làm cho chủ nghĩa xã hội hiện thực bị rạn nứt, khủng hoảng.
Thực chất cuộc khủng hoảng của chủ nghĩa xã hội hiện thực là khủng hoảng về mô hình tổ chức xã hội xã hội chủ nghĩa thoe kiểu Xô Viết, được áp đặt cho các nước xã hội chủ nghĩa.
2.2. Cải tổ ở Liên Xô và sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô vàĐông Âu Đông Âu
Những năm 80 của TK XX, chủ nghĩa xã hội ở LX và Đông Âu đứng trước những thách thức lớn, khủng hoảng trầm trọng trên các lĩnh vực đời sống xã hội dẫn đến nguy cơ sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa. Theo dự đoán từ cải tổ của Goocbachop dự đoán năm 2017 sẽ sụp đổ (100 năm), nhưng lại diễn ra nhanh hơn.
Đảng CS Liên Xô, đứng đầu là Goocba chop đã chủ trưởng cải tổ với hàm nghĩa tích cực ban đầu là cứu vãn, khôi phục lại vị thế của chủ nghĩa xã hội ở Liên bang XV. Cuộc cải tổ bắt đầu bằng thay thế hàng loạt các vị trí lãnh đạo cao cấp trong tổ chức của ĐCS và nhà nước XV. Kế tiếp là chủ trương “dân chủ hóa” theo cách thức của các nước phương Tây. Nhưng thực chất hành động của Goocba chop là giọt nước
là tràn ly. Phải đi từ cơ sở hạ tầng đến KTTT, nhưng LX lại đi ngược lại. Đảng ta đổi mới thì phù hợp với quy luật khách quan từ CSHT (đổi mới Kinh tế trước sau đó mới từng bước thay đổi thể chế tức KTTT).
Ban đầu dư luận LX ủng hộ ý đồ của Gbchop, chưa lường hết được những ý đồ cá nhân, việc phản bội của ông ta. Trên thực tế, Gbchop đã hoàn toàn quay lưng lại với học thuyết Mac Lê - nin về chủ nghĩa xã hội. Năm 1997, Gbchop sử dụng quân
đội để khống chế quốc hội thông qua dự luật cho tổng thống toàn quyền quyết định thậm chí giải tán Quốc hội.
Cùng thời kì sụp đổ của LX, hàng loạt nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu cũng lâm vào tình trạng tương tự. Sau những tổn thất to lớn từ sự sụp đổ của LX và ĐÔng Âu, chủ nghĩa xã hội đang tưng bước khắc phục khó khăn để khôi phục với những diện mạo mới.
Sự khác nhau giữa 2 cách nói: TQ nói “xây dựng nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa “ còn Việt Nam nói “xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa “
Ý kiến
- Mục đích như nhau, đích đến là chủ nghĩa xã hội.
- Xét về phương diện không gian, thời gian thì có sự khác nhau về nhận thức, do xuất phát điểm của mỗi nước; do ở TQ nhận thức xã hội hiện thời có nền kinh tế rất phát triển có thể đạt được trình độ của lực lượng sản xuất tương ứng với trình độ giai đoạn xã hội chủ nghĩa.
Còn Việt Nam xuất phát điểm thấp, nên đang trong giai đoạn phát triển định hướng và Đảng ta khẳng định hiện nay ta còn trong giai đoạn quá độ. Giống như Mac và Ăng ghen đã từ nói xã hội chủ nghĩa lọt lòng từ bào thai của chủ nghĩa tư bản, sau những cơn đau đẻ kéo dài nên việc quá độ lên chủ nghĩa xã hội có thể còn rất lâu thậm chí 100 năm và hơn nữa, tùy vào điều kiện của mỗi quốc gia dân tộc.
Kết luận của Thầy
- TQ theo cách chia của Mac còn, chúng ta theo Lê - nin (chia dài hình thái kinh tế xã hội CS chủ nghĩa, TK Quá độ - CHỦ NGHĨA XÃ HỘI – CS chủ nghĩa); giống như trước đây theo chủ nghĩa Mac chỉ có liên minh Công – Nông (thời điểm đó chưa có tầng lớp trí thức), nhưng sau này Lê - nin nói phải Công – Nông – Trí thức, Lê - nin rất coi trọng tri thức “bỏ 1000 Cộng sản dốt để đổi lấy một trí thức tư bản”.
2.3. Những nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng, suy thoái của chủ nghĩa xã hộihiện thực hiện thực
2.3.1. Những nguyên nhân khách quan
Thứ nhất, Nhận thức lý luận về chủ nghĩa xã hội và xây dựng chủ nghĩa xã hội
là vấn đề hoàn toàn mới, thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội chưa có tiền lệ nên vấp phải những khó khăn, trở ngại. Mối quan hệ biện chứng giữa lý luận và thực tiễn luôn đặt ra yêu cầu phải đánh giá và vận dụng đúng, sáng tạo lý luận Mac Lê - nin về chủ nghĩa xã hội và xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Thứ hai, Các xu thế mới nảy sinh trong thời đại cũng tác động lớn đến đời sống
chính trị - xã hội thế giới, đến sự tồn vong của chủ nghĩa xã hội hiện thực.
Thứ ba, Việc song song tồn tại 2 thể chế chính trị trên thế giới và sự chống phá
điên cuồng cùa các thế lực thù địch trên thế giới.
2.3.2. Những nguyên nhân chủ quan
Một là, Những sai lầm yếu kém trong nhận thức lý luận về chủ nghĩa xã hội và
về con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội không được phát hiện, sửa chữa, điều chỉnh kịp thời.
Hai là, Trong công tác xây dựng Đảng, ở nhiều nước đã xa rời nguyên tắc trong
xây dựng Đảng kiểu mới của chủ nghĩa Mac Lê - nin, biến Đảng CS thành tổ chức độc quyền, ột số lãnh đạo cap cấp trở thành kẻ quan liêu, từng bước xa rời hoặc phản bội lại chủ nghĩa Mac Lê - nin (Gbchop)
Ba là, Những yếu kém, khuyết điểm trong đường lối chính trị, sự vận hành kém
hiệu quả của hệ thống chính trị và pháp luật xã hội chủ nghĩa.
Bốn là, Không nắm bắt và giải quyết đúng nhiều mối quan hệ diễn ra trong thực
tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Năm là, những yếu kém, sai lầm, khuyết điểm trong chiến lược phát triển các
nguồn lực để xây dựng chủ nghĩa xã hội, nhất là chiến lược phát triển con người, trí tuệ con người ở các nước xã hội chủ nghĩa.
Sáu là, Trong hành loạt chính sách đối nội, đối ngoại của các nước xã hội chủ
nghĩa đã vấp phải những khuyết điểm, sai lầm trong giải quyết các quan hệ giữa giai cấp – dân tộc – quốc tế.