Cơ sở lý thuyết mô hình SWAT

Một phần của tài liệu Ứng dụng GIS mô hình SWAT đánh giá tương quan lớp dịng chảy mặt xói mịn đất lưu vực sông Vu Gia đoạn chảy qua huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam (Trang 26 - 28)

B. PHẦN NỘI DUNG

1.3.1. Cơ sở lý thuyết mô hình SWAT

Mô hình SWAT (Soil and Water Assessment Tool) đƣợc xây dựng để mô phỏng ảnh hƣởng của việc quản lý sử dụng đất đến nguồn nƣớc, bùn cát và hàm lƣợng chất hữu cơ trong hệ thống lƣu vực sông với các loại đất, với các điều kiện sử dụng đất khác nhau và điều kiện quản lý tƣơng ứng với một khoảng thời gian dài

Mô hình đƣợc xây dựng trên nền các quan hệ thể hiện bản chất vật lý của hiện tƣợng tự nhiên. Ngoài việc sử dụng các phƣơng trình tƣơng quan để mô tả mối quan hệ giữa các biến vào và ra, SWAT còn yêu cầu các số liệu về thời tiết, sử dụng đất, địa hình, thực vật và tình hình quản lý tài nguyên đất trong lƣu vực. Các quá trình tự nhiên liên quan tới chuyển động của nƣớc, lắng đọng bùn cát, tăng trƣởng mùa màng, chu trình chất dinh dƣỡng,… đƣợc tính toán trực tiếp bởi mô hình từ các thông số đầu vào. Việc mô phỏng cho một lƣu vực theo các chiến lƣợc quản lý khác nhau có thể đƣợc diễn ra tƣơng đối đơn giản. Mô hình SWAT dựa trên các bản đồ số về địa hình (DEM), sông ngòi, đƣờng bao lƣu vực để tính toán và chia lƣu vực ra thành các vùng hay các lƣu vực nhỏ (sub-basin). Đây là các lƣu vực của các nhánh sông chính trong lƣu vực nghiên cứu.

Mô hình đồng thời cho phép ngƣời sử dụng thêm các nút bổ sung nƣớc (inlet) để hỗ trợ cung cấp thêm nguồn nƣớc thực tế khi mà các bản đồ GIS chƣa cập nhật kịp thời và các điểm đo nƣớc (outlet) để chia nhỏ các lƣu vực con giúp ngƣời sử dụng có thể tham khảo các vùng khác của lƣu vực trong cùng một phạm vi không gian. Phƣơng pháp sử dụng các lƣu vực nhỏ trong mô hình để mô phỏng dòng chảy là rất thuận lợi khi mà các lƣu vực này có đủ số liệu về sử dụng đất cũng nhƣ đặc tính của đất. Bên cạnh đó, mô hình cho phép mô phỏng hoạt động của hồ chứa trên lƣu vực với các thông số nhƣ dung tích, diện tích mặt nƣớc, Q tràn,...

17

Ảnh hƣởng của đất và việc sử dụng đất đƣợc thể hiện rõ trong việc nhập và xử lý các bản đồ GIS. Mô hình sẽ cập nhật bản đồ sử dụng đất và phân loại sử dụng đất theo tên và số phần trăm diện tích loại hình sử dụng đất đó. Tƣơng tự với bản đồ đất, cũng đƣợc cập nhật theo tên và phần trăm diện tích đất.

Các trạm KTTV đƣợc cập nhật theo kinh vĩ độ và tƣơng ứng là các chuỗi số liệu của trạm đó theo thời gian. Mô hình tính toán mƣa theo phƣơng pháp đa giác Theissen. Trong quá trình tính toán dòng chảy, mô hình đã sử dụng phƣơng pháp tính bốc hơi (theo Penman-Monteith, Priestley-Taylor, Hardgreve hoặc đọc từ file), diễn toán dòng chảy theo phƣơng pháp Muskingum, các phƣơng pháp diễn toán chất lƣợng nƣớc. Xét về toàn lƣu vực thì mô hình SWAT là một mô hình phân bố. Mô hình này chia dòng chảy thành 3 pha: pha mặt đất, pha dƣới mặt đất (sát mặt, ngầm) và pha trong sông. Việc mô tả các quá trình thuỷ văn đƣợc chia làm hai phần chính: Phần thứ nhất là pha lƣu vực với chu trình thuỷ văn dùng để kiểm soát khối lƣợng nƣớc, bùn cát, chất hữu cơ và đƣợc chuyển tải tới các lòng dẫn chính của mỗi lƣu vực. Phần thứ hai là diễn toán dòng chảy, bùn cát, hàm lƣợng các chất hữu cơ trong hệ thống lòng dẫn và tới mặt cắt cửa ra của lƣu vực.

18

Hình 1.9. Sơ đồ dòng chảy

Chu trình thuỷ văn đƣợc mô tả trong mô hình SWAT dựa trên phƣơng trình cân bằng nƣớc tổng quát nhƣ sau:

∑( )

Trong đó:

SWt: Tổng lƣợng nƣớc tại cuối thời đoạn tính toán (mm) SWo: Tổng lƣợng nƣớc ban đầu tại ngày thứ i (mm) t: Thời gian (ngày)

Rday: Tổng lƣợng mƣa tại ngày thứ i (mm) Qsurf: Tổng lƣợng nƣớc mặt của ngày thứ i (mm) Ea: Lƣợng bốc thoát hơi tại ngày thứ i (mm)

Wseep: Lƣợng nƣớc đi vào tầng ngầm tại ngày thứ i (mm) Qgw: Lƣợng nƣớc hồi quy tại ngày thứ i (mm)

Một phần của tài liệu Ứng dụng GIS mô hình SWAT đánh giá tương quan lớp dịng chảy mặt xói mịn đất lưu vực sông Vu Gia đoạn chảy qua huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)