B. PHẦN NỘI DUNG
3.4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG
ĐẤT ĐẾN THAY ĐỔI LỚP DÕNG CHẢY MẶT LƢU VỰC SÔNG VU GIA 3.4.1. Quản lý quy hoạch
Đối với tỉnh Quảng Nam, thực trạng và nguy cơ thiếu hụt nguồn nƣớc phía hạ lƣu có ảnh hƣởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt và sản xuất của ngƣời dân, doanh nghiệp. Vì vậy, sẽ là thiếu sót nếu trong các quy hoạch phát triển kinh tế của tỉnh không tính đến tác động của sự thay đổi sử dụng đất đến lớp dòng chảy lƣu vực sông để có biện pháp sử dụng hợp lý giữa tài nguyên đất và nƣớc. Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở khoa học ban đầu có thể tham khảo để xây dựng hoặc điều chỉnh quy hoạch sao cho phù hợp với tình hình thực tế. Thực hiện chủ trƣơng xoá đói giảm nghèo, phát triển kinh tế ở các xã miền núi, xây dựng các công trình dân sinh nhƣ: thuỷ lợi, thuỷ điện, khu tập trung dân cƣ phải theo quy hoạch và có những giải pháp sử dụng tài nguyên đất và nƣớc một cách hiệu quả. Trong quản lý quy hoạch, vấn đề quản lý cơ cấu sử dụng đất cần phải đƣợc thực hiện một cách nghiêm ngặt. Thực trạng này trong điều kiện quản lý lơi lỏng hoặc không thƣờng xuyên sẽ làm nảy sinh sự gia tăng thiếu hụt tài nguyên nƣớc phía hạ du trong tƣơng lai. Vì vậy, vấn đề khai thác sử dụng đất đai một cách hợp lý có một ý nghĩa thực tế quan trọng trong phòng ngừa thiếu hụt tài nguyên nƣớc phía hạ lƣu trong tƣơng lai.
3.4.2. Quản lý con ngƣời
Vấn đề quản lý con ngƣời là một giải pháp hữu hiệu trong việc sử dụng tài nguyên đất và tài nguyên nƣớc hợp lý. Để thực hiện tốt nội dung trên đòi hỏi phải có sự giác ngộ, sự hiểu biết của ngƣời dân, sự quan tâm của các cấp chính quyền địa phƣơng cả về tinh thần lẫn vật chất. Một số các giải pháp nhƣ sau:
1) Giám sát hạn chế tối đa hiện tƣợng chặt phá rừng bừa bãi dù với bất kỳ mục đích nào. Cần phân loại chi tiết các lƣu vực đầu nguồn làm cơ sở cho quy hoạch trồng rừng phòng hộ thích đáng. Đặc biệt lƣu ý đến lƣu vực các sông Tranh, sông Bung và các lƣu
73
vực sông khác ở thƣợng lƣu, bởi lẽ nơi đây là nơi phát triển công trình thuỷ điện, nên cần phải tăng cƣờng và phục hồi thảm phủ rừng nhiều nhất.
2) Hạn chế du canh và tăng cƣờng định canh, không tiến hành canh tác nƣơng rẫy theo kiểu phát, đốt phá rừng bừa bãi. Chính du canh gây tác hại đến môi trƣờng, phá huỷ đất đai. Mỗi đơn vị hành chính các cấp cần sớm có quy hoạch sử dụng đất đai lâu dài trong lĩnh vực phát triển nông, lâm, ngƣ nghiệp. Quản lý việc sử dụng đất theo đúng quy hoạch, tránh hiện tƣợng sử dụng đất sai mục đích, hạn chế tối đa hiện tƣợng làm gia tăng hoang hóa đất trống. Bên cạnh đó, cần phải tuyên truyền áp dụng các biện pháp kỹ thuật cải tạo đất, áp dụng các thành tựu công nghệ sinh học trong nông nghiệp nhằm góp phần ổn định và nâng cao đời sống cho ngƣời dân bản địa.
3) Vấn đề giao đất, giao rừng lâu dài cho ngƣời dân quản lý, khai thác sử dụng là một chủ trƣơng đúng đắn của Nhà nƣớc. Tuy nhiên cần so sánh lợi hại giữa chi phí cho dân bảo vệ và khoanh trồng rừng và chi phí giải quyết hậu quả do tai biến gây ra do nguyên nhân mất rừng để từ đó đƣa ra chính sách phù hợp, vừa tạo điều kiện ổn định cho cuộc sống của ngƣời dân, vừa hạn chế đƣợc việc phá rừng tràn lan nhƣ hiện nay.
4) Nghiêm cấm mọi hình thức khai thác khoáng sản trái phép bừa bãi. Những tổ chức và cá nhân khai thác khoáng sản cần phải tăng cƣờng quản lý và nhiêm ngặt thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trƣờng, bảo vệ tài nguyên nƣớc.
3.4.3. Định hƣớng hành động thích nghi đối với phát triển vùng hạ lƣu sông Vu Gia Gia
Vùng hạ lƣu sông Vu Gia hiện nay đã đƣợc mở rộng về diện tích, do sự tác động của quá trình biến đổi hiện trạng sử dụng đất năm 2000 và 2015 nên các nhóm đất cũng có sự thay đổi, cụ thể là nhóm đất nông nghiệp đƣợc mở rộng, nhóm đất phi nông nghiệp đƣợc tăng lên do nhóm đất chƣa sử dụng đƣợc dân cƣ sử dụng tối đa, hiệu quả cao, cho thấy hiện tại thì dân cƣ ở vùng hạ lƣu của sông đã biết sử dụng đất và khai thác điều kiện tự nhiên ở lƣu vực đạt hiệu quả cao.
Tại vùng hạ lƣu, chúng ta cần phải chú trọng vào các vấn đề sau để đảm bảo phát triển vùng hạ lƣu:
+ Về Quy hoạch - Kiến trúc
Các công trình hạ tầng xây dựng mới cần đƣợc xem xét lựa chọn vị trí xây dựng, tiêu chuẩn thiết kế... phù hợp với những yếu tố tác động do biến động sử dụng đất gây ra nhƣ lũ lụt, lũ quét, mực nƣớc biển dâng. Các công trình hiện hữu phải đƣợc xem xét, đánh giá và có kế hoạch nâng cấp hay di dời trong lộ trình thích ứng.
+ Về mặt kinh tế - xã hội
Giải pháp cơ chế, chính sách: Cần có chính sách vĩ mô về phân bố dân cƣ, đất đai, tài nguyên, điều kiện phát triển kinh tế cho cộng đồng tại chỗ ở hai bên vùng hạ lƣu sông Vu Gia
74
Giải pháp về văn hóa: Cần xây dựng mô hình làng văn hóa theo hƣớng cộng cƣ tập trung với cảnh quan môi trƣờng xanh - sạch - đẹp, bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa, tăng cƣờng tính đoàn kết trong nhân dân.
Giải pháp kinh tế: Tiếp tục thực hiện chƣơng trình xoá đói, giảm nghèo và hạn chế khoảng cách giàu nghèo nhƣ hiện nay, phát triển kinh tế du lịch tại chỗ và liên kết vùng, chính sách hỗ trợ chi phí và khoa học công nghệ cho ngƣời dân thực hiện tăng gia sản xuất.
3.4.4. Định hƣớng hành động thích nghi trong sản xuất nông nghiệp
Trƣớc hết cần có những khảo sát, nghiên cứu nghiêm túc, có hệ thống để đánh giá một cách cụ thể những tác động của quá trình biến động sử dụng đất qua các thời kỳ với từng hệ thống sản xuất nông nghiệp, trên cơ sở đó đề xuất giải pháp ứng phó. Mặc dù nhóm đất nông nghiệp đã đƣợc mở rộng và đƣợc chuyển qua nhóm đất phi nông nghiệp nhƣng cần phải có giải pháp sử dụng hợp lý, đúng mục đích, đạt hiệu quả cao phần diện tích đất nông nghiệp đƣợc chuyển đổi. Hiện tƣợng xói mòn đất ở lƣu vực sông Vu Gia cũng là một vấn đề cần sự quan tâm đúng đắn, chủ yếu 2 dạng xói mòn tiềm năng và xói mòn hiện trạng, chúng ta cần có giải pháp cấp thiết để hạn chế quá trình xói mòn nhƣ thực hiện canh tác hợp lý, trồng rừng, mô hình nông lâm kết hợp SALT 1, SALT 2, SALT 3. Hạn chế tối đa các tác động làm ảnh hƣởng đến xói mòn đất nhƣ cày xới, xử lý thực bì toàn diện, trồng cây sinh trƣởng chậm…
Trên các khu vực rừng tự nhiên cần có các biện pháp mạnh tay kết hợp với công tác tuyên truyền để hạn chế sự chặt phá, đốt rừng lấn đất để làm nƣơng rẫy và rừng trồng nghèo.
Quy hoạch chuyển đổi mùa vụ, cây trồng... nhằm thích nghi với điều kiện mới đối với tình trạng bị hạn hán về mùa khô, bị úng ngập trong mùa mƣa có thể sẽ nghiêm trọng và kéo dài hơn trƣớc. Trồng các loài cây thích nghi với thổ nhƣỡng và điều kiện tự nhiên của lƣu vực.
3.4.5. Định hƣớng hành động thích nghi trong phát triển hạ tầng và môi trƣờng
Quá trình biến đổi hiện trạng sử dụng đất trong giai đoạn từ năm 2000 – 2015, ngoài những mục đích nhằm tăng trƣởng kinh tế, nâng cao đời sống và thu nhập ngƣời dân, nhƣng bên cạnh đó cũng gây ra các tác hại về môi trƣờng và các hoạt động chuyển đổi mục đích sử dụng đất không hợp lý.
Nhóm đất nông nghiệp và nhóm đất chƣa sử dụng đƣợc chuyển mục đích sử dụng sang nhóm đất phi nông nghiệp nhằm để xây dựng các công trình công cộng, công trình công sở, cơ quan và các công trình khác nhƣ thủy điện, hồ, đập và các khu đô thị dần dần cũng đƣợc xây dựng nhằm nâng cao mức sống cho ngƣời dân, tạo cơ hội việc làm… Nhƣng cần phải có một định hƣớng rõ ràng về quy hoạch sử dụng đất, vấn đề giải quyết bồi thƣờng, di cƣ và việc làm cho ngƣời dân sau tái định cƣ là vô cùng quan trọng và cần thiết.
75
Các hoạt động phát triển nông nghiệp công nghệ cao, quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa cũng đƣợc đẩy mạnh, nhƣng vấn đề bảo vệ môi trƣờng lƣu vực là một vấn đề quan trọng, cần phải có các chính sách rõ ràng, các công trình xử lý rác thải, khu tập kết rác, tuyên truyền cho ngƣời dân bảo vệ môi trƣờng, ngăn chặn mọi hành vi chặt phá rừng, đốt rừng làm nƣơng rẫy, hạn chế đến mức thấp nhất có thể tình trạng khai thác khoáng sản ở thƣợng nguồn, gây ra ô nhiễm nguồn nƣớc ở hạ lƣu, thay đổi lƣu vực, lớp dòng chảy.
Xây dựng các công trình bảo vệ và che chắn khi xảy ra hiện tƣợng xói mòn, ngập lụt, hạn chế ô nhiểm môi trƣờng, dịch bệnh, không đƣợc xây dựng các bệnh viện, cơ sở có khả năng gây ô nhiễm dọc bờ sông.
76
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. KẾT LUẬN 1. KẾT LUẬN
Qua kết quả đánh giá sự tƣơng quan giữa lƣu lƣợng dòng chảy và mức độ xói mòn đất ở lƣu vực sông Vu Gia, tỉnh Quảng Nam, đề tài có một số kết luận sau:
- Việc ứng dụng GIS và mô hình SWAT trong đánh giá sự tƣơng quan giữa lƣu lƣợng dòng chảy và mức độ xói mòn đất đem lại hiệu quả cao, tiết kiệm thời gian và chi phí.
- Dựa trên các số liệu đầu vào, đề tài đã tiến hành mô phỏng các thông số liên quan đến lƣu vực sông Vu Gia nhƣ: ranh giới lƣu vực, tiểu lƣu vực, đơn vị thủy văn, đặc biệt hai thông số quan trọng đó là lớp dòng chảy mặt và mức độ xói mòn theo từng kịch bản khác nhau.
- Trên cơ sở đó, đề tài tiến hành đánh giá sự tƣơng quan theo từng kịch bản khác nhau.
- Khả năng ứng dụng của mô hình SWAT là rất lớn. Tuy nhiên yêu cầu số liệu đầu vào của mô hình khá nhiều và cần nhiều thời gian để xử lý đặc biệt là các số liệu bản đồ nhƣ bản đồ địa hình, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và các số liệu thuộc tính của chúng. Để có thể sử dụng mô hình này đánh giá về định lƣợng sự ảnh hƣởng của lƣu lƣợng dòng chảy đến mức độ xói mòn của lƣu vực nhất thiết phải có một bộ số liệu đầu vào đồng bộ. Do đó trong thời gian tới rất cần có những chƣơng trình điều tra các số liệu cơ bản về các yếu tố nhƣ khí tƣợng, khí hậu, đất đai, thổ nhƣỡng, thủy văn, rừng…v.v để có thể đƣa bộ mô hình này vào sử dụng rộng rãi hơn.
2. KIẾN NGHỊ
Dựa vào kết quả nghiên cứu, đề tài có một số kiến nghị sau:
- Cần có một nhiều nguồn dữ liệu chi tiết về sử dụng dòng chảy và các số liệu khí tƣợng liên quan đến lƣu vực sông Vu Gia để việc mô phỏng cho kết quả một cách chính xác hơn nữa.
- Do hạn chế về thời gian cũng nhƣ các số liệu liên quan, nên đề tài dừng lại ở việc mô phỏng các thông số liên quan đến dòng chảy mặt và mức độ xói mòn. Các thông số thủy văn khác chƣa đƣợc nghiên cứu đầy đủ trong đề tài. Bên cạnh đó, việc kiểm chứng kết quả của mô hình chƣa đƣợc thực hiện trong đề tài.
- Việc đánh giá sự tƣơng quan giữa lƣu lƣợng dòng chảy và mức độ xói mòn cũng nhƣ trong các lĩnh vực sản xuất và đời sống là rất cần thiết. Vì vậy cần phải đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin rộng rãi, phổ biến, thƣờng xuyên mở lớp tập huấn, bồi dƣỡng kiến thức tin học chuyên ngành, đầu tƣ trang thiết bị đồng bộ.
- Cần có cơ chế quản lí và những biện pháp bảo vệ môi trƣờng hợp lí, phát triển kinh tế xã hội theo hƣớng bền vững.
77
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]Nguyễn Kỳ Phùng, Lê Thị Thu An (2012), “Ứng dụng mô hình SWAT đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến dòng chảy lưu vực sông Đồng Nai”, Tạp chí khoa học và công nghệ thủy lợi số 12/2012.
[2]Nguyễn Thị Tịnh Ấu, Nguyễn Duy Liêm, Nguyễn Kim Lợi (2013), “Ứng dụng mô hình SWAT và công nghệ GIS đánh giá lưu lượng dòng chảy trên lưu vực sông Đắk Bla”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Các Khoa học Trái đất và Môi trƣờng, Tập 29, Số 3 (201 1‐13).
[3]Trần Hữu Hùng, Lê Hồng Giang, Nguyễn Duy Bình (2011), “Ứng dụng phần mềm mô phỏng SWAT để đánh giá tác động của biến động diện tích rừng đến chế độ dòng chảy lưu vực thượng nguồn Sông Mã”, Tạp chí Khoa học và phát triển, Tạp chí Khoa học và phát triển, Đại học Nông Nghiệp Hà Nội, Tập 9, số 3: 384 – 392.
[4]Nguyễn Kim Lợi, Nguyễn Hà Trang (2009), “Ứng dụng mô hình SWAT đánh giá lưu lượng dòng chảy và bồi lắng tại tiểu lưu vực sông La Ngà”, Kỷ yếu hội thảo ứng dụng GIS toàn quốc năm 2011, Đà Nẵng.
[5]Nguyễn Thanh Sơn (2003), Tính toán thủy văn, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.