B. PHẦN NỘI DUNG
2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
2.1.1. Vị trí địa lý
Nam Giang là huyện miền núi, nằm ở phía Tây tỉnh Quảng Nam. Cách thành phố Đà Nẵng gần 70 km về phía Tây Nam, cách tỉnh lỵ Tam kỳ 120 km về phía Tây Bắc, cách cửa khẩu Đắc Ốc - Đắc Tà Ọc 70 km về phía Đông. Có chung đƣờng biên giới hơn 70 km với nƣớc Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào. Toàn huyện có 12 xã, thị trấn với 63 thôn. Dân số toàn huyện có trên 23000 ngƣời, là nơi sinh sống của đồng bào dân tộc thiểu số.
Nam Giang nằm trong tọa độ 15°36'25"N, 107°33'42"E. Phía Bắc giáp huyện Hiên (một huyện cũ của tỉnh Quảng Nam, nay là hai huyện Đông Giang và Tây Giang), phía Tây giáp Lào, phía Nam giáp huyện Phƣớc Sơn, phía Đông giáp huyện Đại Lộc và Nông Sơn.
20
21
2.1.2. Đặc điểm địa hình, địa mạo
Đây là vùng núi cao hiểm trở, địa hình phân cắt mạnh, độ cao tuyệt đối từ 600m đến 900m, các dãy núi chủ yếu kéo dài theo phƣơng á kinh tuyến, với độ dốc sƣờn 200 đến 400, có nơi đạt 600. Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích, dốc thoải nghiêng từ Tây sang Đông với những sƣờn núi cao, có độ dốc trung bình từ 10 - 150, ngoài ra còn có nhiều đồng cỏ.
Trong vùng gồm các loại đá: chủ yếu là các trầm tích lục nguyên, macma xâm nhập bị phong hóa, bào mòn mạnh nên thƣờng gây ra hiện tƣợng sạt lở làm ảnh hƣởng tới giao thông sinh hoạt của ngƣời dân trong vùng
Có địa hình phức tạp, bị chia cắt mạnh bởi hệ thống sông, suối.
2.1.3. Đặc điểm khí hậu
Vùng Nam Giang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, chỉ có 2 mùa là mùa mƣa và mùa khô, ít chịu ảnh hƣởng của mùa đông lạnh miền Bắc. Khí hậu mang đặc tính nóng và ẩm tƣơng đối cao, nhiệt độ trung bình 20-210C, không có sự cách biệt lớn giữa các tháng trong năm.
Giá trị độ ẩm tƣơng đối trung bình thay đổi từ 80 -90%. Độ ẩm tƣơng đối lớn nhất xảy ra vào mùa mƣa với giá trị cực đại là 100%, độ ẩm tƣơng đối nhỏ nhất xảy ra vào mùa khô với giá trị nhỏ nhất quan trắc đƣợc là 22% (Trà My). Giá trị độ ẩm không khí trung bình tháng cho thấy độ ẩm tƣơng đối giữa các tháng trong năm không thay đổi nhiều.
Lƣợng mƣa trung bình 2000 – 2500 mm nhƣng phân bố không đều theo thời gian và không gian, mƣa ở miền núi nhiều hơn đồng bằng, mƣa tập trung vào các tháng 9 – 12, chiếm 80% lƣợng mƣa cả năm; mùa mƣa trùng với mùa bão, nên các cơn bão nên các cơn bão đổ vào miền Trung thƣờng gây ra lở đất, lũ quét ở các huyện Nam Trà My, Bắc Trà My, Tây Giang, Đông Giang, Nam Giang và ngập lụt ở các huyện đồng bằng.
Ngoài ra, hàng năm thƣờng xuất hiện lốc xoáy, lũ lớn, rét đậm, hạn hán gây ảnh hƣởng xấu đến sinh hoạt và sản xuất nông – lâm nghiệp trong vùng.
22
Bảng 2.1. Lượng mưa trung bình tháng, năm (mm)
Nguồn: Viện Khí Tượng Thủy Văn – 2008
2.1.4. Đặc điểm thủy văn
Sông Vu Gia là một sông lớn ở phía Bắc tỉnh Quảng Nam. Sông bắt nguồn từ vùng núi ở phía Tây Nam của tỉnh Quảng Nam và ở phía Bắc của tỉnh Kon Tum. Sông Thu Bồn cùng với sông Vu Gia, hợp lƣu tại Đại Lộc tạo thành hệ thống sông lớn có vai trò rất quan trọng đối với đời sống và tâm hồn ngƣời Quảng. Phần lớn diện tích lƣu vực sông chảy trong địa phận Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng, phần thƣợng nguồn một phần nằm trên đất Kon Tum và Quảng Ngãi.
Là một trong hai sông hợp thành hệ thống sông Thu Bồn nên cũng có ngƣời gọi hệ thống sông Thu Bồn-Vu Gia. Lƣu vực sông Vu Gia nằm về phía bắc lƣu vực sông Thu Bồn thuộc địa phận các huyện Đông Giang, Tây Giang, Nam Giang, Đại Lộc và Điện Bàn tỉnh Quảng Nam, huyện Hòa Vang thành phố Đà Nẵng. Sông Vu Gia có các phụ lƣu cấp II quan trọng gồm sông Bung, sông Kôn, sông Cái. Chiều dài dòng chính tính từ thƣợng nguồn sông Cái đến cửa Hàn (Đà Nẵng) dài 204 km. Tổng diện tích lƣu vực đến thị trấn Ái Nghĩa (huyện lị huyện Đại Lộc) đạt 5180 km2. Phần thƣợng nguồn sông Vu Gia có một phần lƣu vực nằm trên đất Kon Tum, thuộc huyện Đăk Glei với tổng diện tích lƣu vực đạt 500 km2
. Tại Ái Nghĩa, sông đƣợc gọi với một tên khác là sông Quảng Huế và đổ nƣớc vào sông Thu Bồn. Sông đƣợc chia thành 2 chi lƣu Sông Yên và sông Chu Bái. Sông Yên chảy về phía An Trạch, sau đó nhập lƣu với sông Túy Loan chảy vào sông Hàn, Đà Nẵng.
Do đặc điểm địa lý, thủy văn của hệ thống sông ở miền Trung - Tây Nguyên với lƣu lƣợng mƣa hằng năm rất lớn so với cả nƣớc (từ 2000 mm/năm trở lên) nên hệ thống sông suối ở khu vực này ẩn chứa một tiềm năng thủy điện rất lớn, đặc biệt là hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn thuộc các tỉnh Quảng Nam. Theo tính toán của Công ty Tƣ vấn xây dựng
23
điện 1, trên hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn có tới 10 công trình thủy điện với tổng công suất lắp máy 1279 Mw, gấp 1,76 lần so với Nhà máy Thủy điện Yaly (Gia Lai - Kon Tum), sản lƣợng điện bình quân hằng năm là 4751,3 tỷ kWh. Trong đó có nhiều công trình thủy điện có các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật tốt có thể sớm đƣa vào xây dựng đƣợc nhƣ A Vƣơng 1, Sông Tranh 2, Đak Mi 4, Sông Bung 4, Sông Côn 2 và Đak Mi 1... Theo phê duyệt Quy hoạch bậc thang thủy điện hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn do Tổng Công ty Điện lực Việt Nam thực hiện, hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn gồm 8 dự án thủy điện.
2.1.5. Đặc điểm thổ nhƣỡng
Đất đai ở huyện Nam Giang rất đa dạng, chủ yếu là nhóm đất xám bạc màu, đất đỏ vàng, đất thung lũng, đất bạc màu xói mòn trơ sỏi đá,…
Bảng 2.2. Thống kê các loại đất và diện tích huyện Nam Giang
TT Loại đất hiệu Kí Diện tích
(ha)
Cơ cấu (%)
1 Đất vàng đỏ trên đá macma Acid Fa 55176,94 33,28 2 Đất phù sa đƣợc bồi của hệ thống sông khác Pbc 1754,81 1,06 3 Đất xám trên đá macma Acid Xa 3891,11 2,35 4 Cồn cát trắng vàng Cc 335,17 0,20 5 Đất xám trên phù sa cổ X 911,10 0,55 6 Đất nâu vàng trên phù sa cổ Fp 144,47 0,09 7 Đất phù sa có tầng loang lỗ đỏ vàng của sông khác Pf 367,85 0,22 8 Đất đỏ vàng trên đá sét và biến chất Fs 50165,56 30,26 9 Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ D 104,46 0,06 10 Đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá E 256,80 0,15 11 Đất phù sa ngòi suối Py 5808,18 3,50 12 Đất phù sa không đƣợc bồi của các sông khác Pc 27 0,02 13 Đất nâu tím trên đá sét màu tím Fe 5045,51 3,04 14 Đất mùn vàng đỏ trên đá macma Acid Ha 10151,91 6,12 15 Đất mùn vàng đỏ trên đá sét Hs 3002,92 1,81 16 Đất nâu đỏ trên đá macma bazo Fk 163,55 0,10 17 Đất mùn vàng nhạt trên đá cát Hq 863,82 0,52 18 Đất vàng nhạt trên đá cát Fq 26451,57 15,96 19 Đất đỏ nâu trên đá vôi Fv 1152,27 0,70
24
25
2.1.6. Tài nguyên sinh vật
Huyện Nam Giang có tổng diện tích đất lâm nghiệp là 184232,3 ha (chiếm trên 85% diện tích tự nhiên), trong đó đất có rừng 30046 ha. Tổng diện tích rừng phòng hộ là 10518 ha và rừng đặc dụng là 17484 ha.
Hệ động thực vật phong phú, có nhiều loài động vật quý hiếm. Theo những kết quả nghiên cứu trƣớc đây của FIPI và WWF tháng 6 năm 1997 thì khu hệ thực vật thuộc vùng phía Tây Quảng Nam đã thống kê đƣợc 32 loài khuyết thực vật với 20 chi thuộc 13 họ, 6 loài thực vật hạt trần với 5 chi thuộc 3 họ, 504 loài thực vật hạt kín với 344 chi thuộc 90 họ. Kết quả khảo sát hệ thực vật của vùng nghiên cứu nằm trong lƣu vực đã ghi nhận đƣợc: 415 loài thuộc 99 họ. Số loài thực vật đã biết ở vùng nghiên cứu bằng 3.8% so với tổng số loài của Việt Nam (theo WWF, 1997).
Địa hình ở đây bao gồm vùng núi non hiểm trở, triền dốc cao. Trƣớc khi có sự can thiệp của con ngƣời, toàn bộ lãnh thổ nghiên cứu đƣợc bao phủ bởi rừng rậm lá rộng thƣờng xanh nhiệt đới ẩm rất có giá trị về mặt tài nguyên cũng nhƣ đa dạng sinh học.
Tài nguyên khoáng sản: Có vàng sa khoáng hiện đang đƣợc các cơ quan thẩm quyền cho một số đơn vị triển khai thăm dò. Trữ lƣợng đá vôi ở Thạnh Mỹ khá lớn, nhà máy xi măng Thạnh Mỹ đang xây dựng và sắp đƣa vào sử dụng. Có khu du lịch sinh thái thác Grăng, hiện đang trong quá trình đầu tƣ xây dựng để khai thác du lịch.
2.2. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI 2.2.1. Dân cƣ và nguồn lao động 2.2.1. Dân cƣ và nguồn lao động
Theo niên giám thống kê của huyện Nam Giang năm 2009, toàn huyện có 25364 ngƣời trong đó có 13527 nam và 11837 nữ. Tỷ lệ phát triển dân số 2.5%, mật độ dân số 12 ngƣời/km2. Tỉ lệ sinh năm 2009 là 23.11%, tỉ lệ chết là 5.35 %¬, tỉ lệ tăng tự nhiên là 16%.
Huyện có 11 xã và 01 Thị trấn với tổng dân số 25364 ngƣời, gồm các dân tộc anh em, trong đó, đƣợc chia theo hộ gia đình:
- Cơ tu: 3215 hộ - Gié-Triêng: 1131 hộ - Kinh: 1076 hộ
- Dân tộc khác: 108 hộ
Do điều kiện của một huyện miền núi vùng cao nên địa hình của huyện có nhiều núi non hiểm trở, nhiều sông suối chia cắt, giao thông đi lại còn khó khăn. Đời sống của nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, chủ yếu là sản xuất nông nghiệp.
Tuy nhiên quá trình đô thị hóa của tỉnh đang diễn ra mạnh mẽ sẽ tác động lớn đến sự phân bố dân cƣ nông thôn-thành thị.
26
chủ yếu là các ngành nghề thủ công nhƣ trông rừng, khai thác, làm đồng án,….
2.2.2. Tình hình phát triển kinh tế
Về kinh tế: Trƣớc đây, việc đổi mới cách thức sản xuất trong nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, con vật nuôi còn chậm nên năng suất, chất lƣợng chƣa cao, không tạo ra đƣợc các vùng chuyên canh sản xuất theo hƣớng hàng hóa; trong khi đó tiềm năng đất đai còn nhiều nhƣng lại chƣa thể khai thác hiệu quả. Huyện ủy, UBND huyện đã quyết định tạo sự đột phá trong việc phát triển nông nghiệp bằng cách hỗ trợ 12 xã, thị trấn mỗi địa phƣơng 200 triệu đồng/năm. Đây đƣợc xem là bƣớc ngoặt đối với nông nghiệp Nam Giang. Với số tiền đƣợc hỗ trợ, các xã, thị trấn đầu tƣ vào việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, con vật nuôi, giúp ngƣời dân từng bƣớc làm nông nghiệp hiệu quả. Các địa phƣơng còn đẩy mạnh khai hoang nà thổ ở những nơi có điều kiện thuận lợi, vận động bà con dồn điền đổi thửa, phục hóa ruộng đồng để giảm bớt diện tích đất nhỏ lẻ, manh mún.
Thế mạnh của Nam Giang chính là nông nghiệp gắn với kinh tế rừng. Kinh tế rừng cũng đƣợc huyện Nam Giang chú trọng phát triển với cây trồng chủ lực là cao su. Trong 5 năm qua, huyện đã trồng đƣợc 766 ha cao su đại điền và 17 ha cao su tiểu điền, nâng tổng số diện tích cây cao su trên địa bàn lên gần 1400ha. Đây đƣợc xác định là cây mũi nhọn trong việc phát triển kinh tế của địa phƣơng, vừa tạo việc làm, thu nhập ổn định cho ngƣời dân vừa nâng cao hiệu quả kinh tế.
Về văn hóa – xã hội: Huyện tổ chức tuyển sinh, đào tạo cho gần 14000 ngƣời, góp phần tăng tỷ lệ lao động khu vực nông thôn đƣợc qua đào tạo; đã có 68 xã đạt tiêu chí giáo dục. Trong đó, có 30/50 xã phấn đấu đạt chuẩn NTM vào năm 2015; có 61 xã đạt tiêu chuẩn về y tế; 51 xã đạt chuẩn về tiêu chí văn hóa; 51 xã đạt tiêu chí về môi trƣờng…
Tuy nhiên trƣớc mắt và lâu dài vẫn có những thuận lợi cơ bản cho sự phát triển. Huyện Nam Giang có tiềm năng về đất đai, con ngƣời có thế mạnh về phát triển lâm nghiệp, du lịch-dịch vụ, CN-TTCN…Bên cạnh đó, huyện còn nhận đƣợc sự quan tâm đầu tƣ, giúp đỡ của trung ƣơng, điều đó sẽ tạo thêm cơ sở vật chất và điều kiện cho kinh tế huyện phát triển. Đặc biệt là có sự đồng thuận và thống nhất cao trong xã hội cho một mục tiêu chung, đó là sự phát triển của huyện nhà.
2.3. HIỆN TRẠNG XÓI MÕN Ở LƢU VỰC SÔNG VU GIA TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NAM GIANG
2.3.1. Hoạt động khai thác vàng
Hoạt động khai thác vàng gốc bằng phƣơng pháp thủ công, không đúng quy trình công nghệ đang diễn ra ở những nơi mà rừng nguyên sinh còn đƣợc bảo tồn nguyên vẹn nhƣ những vùng thuộc thƣợng nguồn sông Vu Gia. Hoạt động này không những gây biến đổi mạnh mẽ địa hình, tàn phá các khu rừng nguyên sinh, mà còn làm sụt lở sƣờn núi, xói mòn đất tại lƣu vực sông Vu Gia chảy qua huyện Nam Giang một cách đáng báo động.
27
2.3.2. Hoạt động thủy điện
Theo quy hoạch, phát triển thủy điện ở lƣu vực sông Vu Gia-Thu Bồn chủ yếu nằm trên địa phận tỉnh Quảng Nam với 62 dự án thủy điện, tổng công suất gần 2000 MW. Trong đó, riêng lƣu vực sông Vu Gia có đến 31 dự án thủy điện với công suất 1312 MW. Đến nay tuy có 2 dự án thủy điện A Vƣơng và song Côn 2 đã phát triện và 2 công trình thủy điện sông Tranh 2 và Đăk Mi 4 đang xây dựng, nhƣng thực tế đã bộc lộ những bất cập trong việc phát triển ồ ạt dự án thủy điện trên địa bàn, ảnh hƣởng không nhỏ đến đất, rừng và nƣớc.
Các dự án thủy điện hình thành kéo theo sự ra đời của các tuyến đƣờng giao thông đến các nhà máy, tạo ra cơ hội tốt cho lâm tặc tiếp cận với rừng đầu nguồn để khai tthác và vận chuyển gỗ trái phép, làm cho nguy cơ rừng nguyên sinh bị tàn phá ngày càng trở nên trầm trọng hơn.
2.3.3. Hoạt động sản xuất của cƣ dân địa phƣơng
Việc đốt phá rừng đầu nguồn, canh tác tự do trên đất dốc của cƣ dân làm tăng sự rửa trôi, xói mòn đất, làm giảm độ che phủ rừng, đặc biệt là chất lƣợng lớp phủ rừng (độ tán che). Đây là yếu tố có ảnh hƣởng rất lớn đến khả năng điều tiết dòng chảy mặt, thời gian truyền lũ.
Trong nhiều thập niên qua, có nhiều chƣơng trình trồng rừng triển khai ở lƣu vực sống Vu Gia song vẫn không phục hồi đƣợc diện tích rừng bị tàn phá. Mặt khác, rừng trồng thƣờng có độ tán che thấp (< 20%) và khả năng giữ nƣớc thấp (kém 30 lần so với rừng nguyên sinh) nên có tác động xấu đến điều tiết dòng chảy. Theo số liệu điều tra lâm nghiệp, độ che phủ rừng của lƣu vực sông Vu Gia chảy qua huyện Nam Giang trong 15 năm qua tăng lên rất chậm, từ 37% - 1990 tăng lên 42,5% - 2005. Trong khi đó, diện tích rừng già và rừng trung bình có tán che lớn hơn 50% lại bị giảm từ 47,4% xuống 43,8% do khai thác gỗ, đốt phá rừng canh tác, khai thác khoáng sản và chuyển mục đích sử dụng.
Nhƣ vậy, theo thời gian sự tàn phá rừng do nhiều nguyên nhân dẫn đến khả năng tiết nƣớc chống hạn, giảm lũ của rừng dần bị hạn chế, tình trạng lũ lụt ở lƣu vực sông Vu Gia chảy qua huyện Nam Giang ngày càng tăng.
28
CHƢƠNG 3: ỨNG DỤNG GIS VÀ MÔ HÌNH SWAT ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG SỰ TƢƠNG QUAN GIỮA LỚP DÒNG CHẢY MẶT VÀ MỨC ĐỘ
XÓI MÒN CỦA LƢU VỰC SÔNG VU GIA 3.1. TỔNG QUAN VỀ DỮ LIỆU VÀ QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU