Khai thác hợp lí

Một phần của tài liệu Điều tra nguồn tài nguyên cây thuốc qua tri thức bản địa của cộng đồng người Cadong tại xã Sơn Mùa huyện Sơn Tây tỉnh Quảng Ngãi và đề xuất biện pháp bảo tồn. (Trang 57 - 58)

c. Các hoạt động kinh tế

3.5.1. Khai thác hợp lí

Với diện tích đa số là rừng, nguồn tài nguyên thực vật nói chung và tài nguyên cây thuốc nói riêng rất đa dạng và phong phú. Cây thuốc cũng chính là nguồn tài nguyên thực vật có thể tái sinh được. Là nguồn tài nguyên thực vật có thể tái sinh được nhưng hiện nay cây thuốc đang bị khai thác quá mức mà không có khái niệm trồng, phục hồi. Cứ như thế, nguồn cây thuốc ở đây sẽ cạn kiệt dần không còn đủ cung cấp cho người bản địa cũng như người dân cả nước. Vì thế cần phải tuyên truyền cho người dân về giá trị, tầm quan trọng của cây thuốc và việc khai thác hợp lý nhằm bảo tồn, phát triển tài nguyên cây thuốc. Để thực hiện được vấn đề này chúng tôi xin đề ra một số quy tắc chung cho việc khai thác nhằm bảo vệ, tái sinh, phục hồi và phát triển cây thuốc, cụ thể là:

- Khi thu hái quả, hạt cây thuốc cần giữ lại một số quả, hạt để làm giống - Đối với những cây chưa đến tuổi khai thác không được chặt phá, bẻ cành - Đối với những cây không dùng gốc, rễ thì không được đào bới, phá cả cây

- Đối với cây leo mà sản phẩm là thân cây, phải chặt cây cách mặt đất 15 – 30 cm để cây có thể tái sinh

- Đối với những cây lấy củ sau khi khai thác phải trồng ngay lại, có thể lấy đoạn thân hoặc đoạn củ trồng lại

- Đối với những cây lấy hoa, quả, hạt thì không được làm hại đến cả cây mà chỉ cần khai thác những bộ phận cần dùng.

Một phần của tài liệu Điều tra nguồn tài nguyên cây thuốc qua tri thức bản địa của cộng đồng người Cadong tại xã Sơn Mùa huyện Sơn Tây tỉnh Quảng Ngãi và đề xuất biện pháp bảo tồn. (Trang 57 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)