Đa dạng về bộ phận được sử dụng của cây để làm thuốc

Một phần của tài liệu Điều tra nguồn tài nguyên cây thuốc qua tri thức bản địa của cộng đồng người Cadong tại xã Sơn Mùa huyện Sơn Tây tỉnh Quảng Ngãi và đề xuất biện pháp bảo tồn. (Trang 49 - 51)

c. Các hoạt động kinh tế

3.2.4.Đa dạng về bộ phận được sử dụng của cây để làm thuốc

Việc nghiên cứu bộ phận sử dụng của các loài cây thuốc không chỉ cho thấy tính chất phong phú và đa dạng trong khả năng chữa bệnh cao của các bộ phận khác nhau, mà nó còn có ý nghĩa rất lớn đối với công tác bảo tồn.

Trong cây thuốc có nhiều bộ phận dùng làm thuốc như rễ, vỏ thân, lá, hoa, quả,.. Có loài chỉ dùng 1 bộ phận, có loài nhiều hơn, thậm chí có loài còn sử dụng cả cây (đa số loài cây dạng cỏ). Tuy nhiên khi thu hái bộ phận sử dụng làm thuốc không phải đơn giản. Cần lưu ý với mỗi loài cây khác nhau có một mùa để thu hái khác nhau. Hoặc tùy vào bộ phận sử dụng của cây mà chúng ta có thời gian thu hái chính xác. Chúng ta có thể dùng kết hợp hoặc dùng riêng lẽ từng loại cây thuốc tùy vào công dụng của chúng. Có thể dùng một bộ phận của cây như lá, hoa, quả hoặc dùng cả cây tùy vào loại bệnh và mục đích chữa trị.

Kết quả điều tra được thể hiện ở bảng 3.7 và biểu đồ 3.4

Bảng 3.7. Sự đa dạng về các bộ phận của cây được sử dụng làm thuốc

STT Các bộ phân sử dụng Số loài Tỷ lệ % so với tổng số loài

1 Cả cây 16 12,9

3 Thân, thân leo, thân hành, vỏ thân 9 7,3 4 Phần thân trên mặt đất 11 8,9 5 Lá, cành lá, ngọn (lá non) 29 23,3 6 Hoa, nụ hoa 3 2,4 7 Quả, vỏ quả 10 8,1 8 Hạt 3 2,4 9 Nhựa mủ 1 0,8

Hình 3.4. Biểu đồ sự đa dạng trong việc sử dụng các bộ phận của cây để làm thuốc

Chú thích:

C: Cả cây L: Lá, cành lá, ngọn (lá non) H: Hoa, nụ hoa Q: Quả, vỏ quả

R: Rễ (rễ, củ, thân rễ, vỏ rễ) Ha: Hạt N: Nhựa mủ Pt: Phần thân trên mặt đất T: Thân (thân, thân hành, thân leo, vỏ thân)

Qua kết quả bảng 3.7 và biểu đồ 3.4 cho thấy sự đa dạng và phong phú trong việc sử dụng các bộ phận khác nhau để làm thuốc chữa bệnh. Trong đó rễ cây được sử dụng nhiều nhất chiếm đến 33,9% với 42 loài. Điều này chúng ta cần phải ghi nhớ vì nếu khai thác bộ phận thân và lá thì cây có thể phục hồi dần theo thời gian. Nhưng nếu chúng ta khai thác rễ thì liệu cây có còn sống sót. Đó cũng chính là vấn đề đặt ra cho công tác bảo tồn, phát triển hợp lý nguồn tài nguyên cây thuốc nhằm

ngăn chặn sự khai thác quá mức làm cạn kiệt, thậm chí tuyệt chủng nguồn tài nguyên cây thuốc.

Tiếp đến bộ phận được sử dụng nhiều thứ 2 là lá với 29 loài (chiếm 23,3%). Thứ 3 là sử dụng cả cây với tổng số 16 loài (chiếm 12,9%). Trong khi đó, số loài cây dùng hoa và quả chỉ có 3 loài (chiếm 2,4%), hoặc dùng nhựa mủ 1 loài (chiếm 0,8%). Nếu như chúng ta dùng hoa hoặc quả của cây thì dễ dàng bảo tồn và phát triển hơn dùng bộ phận thân, rễ do nó ít ảnh hưởng đến sự phát triển của cây thuốc. Tuy nhiên, để nhằm mục đích phát triển bền vững thì chúng ta phải khai thác lúc cây đã ra hoa, kết quả và cần để lại quả, hạt lại làm giống.

Một phần của tài liệu Điều tra nguồn tài nguyên cây thuốc qua tri thức bản địa của cộng đồng người Cadong tại xã Sơn Mùa huyện Sơn Tây tỉnh Quảng Ngãi và đề xuất biện pháp bảo tồn. (Trang 49 - 51)