Sự đa dạng về các bộ phận của cây được sử dụng làm thuốc

Một phần của tài liệu Điều tra nguồn tài nguyên cây thuốc qua tri thức bản địa của cộng đồng người Bh’noong tại xã Phước Hiệp huyện Phước Sơn tỉnh Quảng Nam và đề xuất biện pháp bảo tồn. (Trang 44 - 46)

b. Phương pháp khảo sát thực địa

3.2.4. Sự đa dạng về các bộ phận của cây được sử dụng làm thuốc

Sử dụng cây thuốc muốn mang lại hiệu quả cao cần phải biết thu hái đúng mùa, đúng lúc cây thuốc, vị thuốc có chứa nhiều hoạt chất nhất và một điều cũng không kém phần quan trọng là phải dùng đúng bộ phận cây để làm thuốc. Bởi vì mỗi bộ phận của cùng một cây có thể chứa các hoạt chất khác nhau và tác dụng của chúng lên cơ thể cũng khác nhau. Có loài chỉ sử dụng đƣợc một bộ phận và một vị thuốc nhƣng có loài có thể sử dụng đƣợc nhiều bộ phận, đôi khi có thể cả cây. Ngoài ra, có một số bệnh phải cần có sự kết hợp của nhiều bộ phận, nhiều cây khác nhau mới có tác dụng tốt. (Bảng 3.6)

Bảng 3.6. Sự đa dạngvề các bộ phận của cây được sử dụng làm thuốc

STT Các bộ phận sử dụng Số loài Tỷ lệ % so với tổng số loài

1 Cả cây 18 23,38 2 Phần thân trên mặt đất 2 2,6 3 Rễ, củ, thân rễ, vỏ rễ 25 32,47 4 Thân, thân leo, thân hành,

vỏ thân 17 22,08 5 Lá, cành lá, ngọn 34 44,16 6 Hoa, nụ hoa 11 14,29 7 Quả, vỏ quả 12 15,58 8 Hạt 5 6,49 9 Nhựa mủ 1 1,3

Những dẫn liệu ở trên đã cho thấy đƣợc sự đa dạng và phong phú trong việc sử dụng các bộ phận khác nhau của cây để làm thuốc chữa bệnh.

- Lá là bộ phận đƣợc sử dụng nhiều nhất. Qua thống kê cho thấy có tới 34 loài chiếm 44,16% trong tổng số loài cây thuốc điều tra đƣợc ở Phƣớc Hiệp. Đây là điều đáng mừng, cần phải đƣợc quan tâm và chú ý trong quá trình nghiên cứu, khai thác và sử dụng cây thuốc. Những loài cây sử dụng lá làm thuốc sẽ là nguồn cây thuốc đƣợc bảo tồn bền vững vì khi thu hái ít bị ảnh hƣởng đến cây.

38

- Bộ phận đƣợc sử dụng nhiều thứ hai là rễ cây (rễ, củ, thân rễ, vỏ rễ) với 25 loài đƣợc sử dụng chiếm 32,47%. Số loài sử dụng cả cây để làm thuốc có tới 18 loài chiếm 23,38%; sử dụng thân, vỏ thân làm thuốc có 17 loài chiếm 22,08%; sử dụng quả, vỏ quả làm thuốc có 12 loài chiếm 15,58%. Tất cả các bộ phận này đều đƣợc sử dụng nhiều, đem lại kết quả điều trị cao. Còn lại hoa, hạt, phần thân trên mặt đất đều đƣợc sử dụng nhƣng với số lƣợng ít hơn. Riêng đối với nhựa mủ đƣợc sử dụng rất ít, chỉ chiếm 1,28% so với tổng số loài điều tra đƣợc.

Trên cơ sở nghiên cứu các bộ phận sử dụng làm thuốc của cây giúp cho việc sử dụng có hiệu quả nguồn nguyên liệu.

Biểu đồ 3.2. Sự đa dạng trong việc sử dụng các bộ phận của cây để làm thuốc

23,38% 2,6% 32,47% 22,08% 44,16% 14,29% 15,58% 6,49% 1,3% 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 C Pt R T L H Q Ha N Ghi chú: C: Cả cây Pt: Phần thân trên mặt đất R: Rễ (Rễ, củ, thân rễ, vỏ rễ)

T: Thân (Thân, thân leo, thân hành, vỏ thân) L: Lá (Lá, cành lá, ngọn)

H: Hoa, nụ hoa Q: Quả

Ha: Hạt N: Nhựa mủ

39

Một phần của tài liệu Điều tra nguồn tài nguyên cây thuốc qua tri thức bản địa của cộng đồng người Bh’noong tại xã Phước Hiệp huyện Phước Sơn tỉnh Quảng Nam và đề xuất biện pháp bảo tồn. (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)