Bảo tồn nguyên vị là hình thức bảo tồn tại chỗ. Hình thức này đƣợc áp dụng cho tất cả mọi đối tƣợng cần đƣợc bảo tồn, những đối tƣợng chƣa có nguy cơ tuyệt chủng hoặc bị xâm hại hoặc trong điều kiện con ngƣời có thể can thiệp bằng các biện pháp để quản lý, bảo vệ.
Hình thức bảo tồn này có chi phí thấp, phù hợp với điều kiện môi trƣờng sống tự nhiên của các loài nên đảm bảo cho sự sinh trƣởng và phát triển. Để thực hiện tốt công tác bảo tồn cây thuốc ngay tại chỗ cần xác định vùng phân bố, huy động sự tham gia của cộng đồng ngƣời dân địa phƣơng.
Tuy nhiên, căn cứ vào tình hình thực tiễn tại đây chúng tôi nhận thấy có một số khó khăn sẽ gặp phải trong công tác bảo tồn nguyên vị. Đó là:
46
- Cây rừng chen nhau phát triển, trên 1 ha có hàng trăm loài thực vật nhƣng các loài cây có giá trị sử dụng thì không nhiều.
- Phần lớn các loài cây thuốc đều mọc phân tán, rải rác, trữ lƣợng không đáng kể.
- Hơn nữa, ngƣời dân ở đây đã quen coi tài nguyên rừng là của thiên nhiên, ai gặp thứ gì quý thì lấy, không có ý niệm tái sinh, bảo tồn.
Mặc dù vậy, thông qua kết quả điều tra về thái độ của ngƣời dân đối với công tác bảo tồn chúng tôi thấy rằng có thể khắc phục đƣợc những khó khăn trên.
Bảng 3.12. Thái độ của người Bh’noong đối với việc bảo tồn tài nguyên cây thuốc
STT Thái độ của ngƣời dân Số ngƣời Tỷ lệ %
1 Tán đồng kế hoạch bảo tồn tài nguyên cây thuốc 46 92 2 Tài nguyên cây thuốc là không quan trọng nên
không cần bảo tồn 0 0
3 Không quan tâm 4 8
Kết quả điều tra cho thấy có 92% ý kiến của ngƣời dân tán đồng kế hoạch bảo tồn tài nguyên cây thuốc. Điều này chứng tỏ ngƣời dân ở đây đã nhận thấy đƣợc vai trò quan trọng của tài nguyên cây thuốc đối với sức khỏe. Nhƣng vẫn còn một số rất ít ngƣời dân không quan tâm đến kế hoạch này (8%). Vì vậy, ban quản lý cần phải thƣờng xuyên tác động, nâng cao nhận thức, làm cho họ hiểu và thấy đƣợc giá trị của các loài cây thuốc, đặc biệt là các loài cây thuốc quý.