b. Phương pháp khảo sát thực địa
3.4.3. Kết quả điều tra về thái độ của người Bh’noong đối với tài nguyên cây thuốc
thuốc
Bảng 3.11. Thái độ của người Bh’noong đối với tài nguyên cây thuốc
STT Thái độ của ngƣời dân Số ngƣời
ộ tuổi
20 - 40 41 – 70 71 tuổi trở lên
1 Có quan tâm nhƣng ít 26 12 11 3 2 Quan tâm nhiều 8 3 3 2 3 Rất nhiều 5 0 5 0 4 Không quan tâm 11 11 0 0
Từ bảng 13 cho thấy đƣợc: tỷ lệ ngƣời dân quan tâm đến cây thuốc rất cao (78%), chỉ có một phần nhỏ (22%) là không quan tâm đến tài nguyên cây thuốc. Điều này rất có lợi trong công tác bảo tồn tài nguyên cây thuốc. Tuy nhiên, hầu hết những ngƣời quan tâm và có kiến thức về nguồn dƣợc liệu này là những ngƣời cao tuổi. Cụ thể là:
- Trong 100% ý kiến “Có quan tâm nhƣng ít” thì những ngƣời thuộc từ 20 – 40 tuổi chỉ chiếm 46,2%, còn lại 53,8% rơi vào độ tuổi từ 41 tuổi trở lên.
- Đối với ý kiến “Quan tâm nhiều” thì những ngƣời thuộc từ 20 – 40 tuổi chỉ chiếm 37,5%, còn lại 62,5% rơi vào độ tuổi từ 41 tuổi trở lên.
- 100% những ngƣời cho ý kiến quan tâm “Rất nhiều” đều từ 41 tuổi trở lên. - Trong khi đó, 100% những ngƣời không quan tâm đến tài nguyên cây thuốc thuộc độ tuổi từ 20 – 40 tuổi.
Điều này chứng tỏ nguồn tri thức bản địa của đồng bào ngƣời Bh’noong xã Phƣớc Hiệp hiện nay chủ yếu do ngƣời cao tuổi nắm giữ, còn phần lớn thanh niên trong xã không quan tâm đến tài nguyên cây thuốc, họ chỉ thích dùng thuốc tây cho nhanh và tiện lợi. Hơn nữa, những kinh nghiệm về cây thuốc, công dụng cũng nhƣ cách sử dụng đều thuộc nghề “gia truyền”, họ chỉ truyền lại cho con cháu trong nhà. Đây chính là nguyên nhân làm cho những kinh nghiệm quý báu về các loài cây dƣợc liệu bị mai một dần theo thời gian.
44
Do đó, cần phải có những chính sách để tƣ liệu hóa nguồn tài nguyên cây thuốc cũng nhƣ tri thức bản địa về sử dụng thực vật làm thuốc chữa bệnh của đồng bào nơi đây nhằm lƣu truyền lại cho con cháu đời sau.