Kết quả phân tích đợt 2 (mùa khô) vào ngày 24/03/

Một phần của tài liệu Đánh giá một số chỉ tiêu nước mặt lưu vực sông Cầu Đỏ và đề xuất phương án phòng mặn nguồn nước nguyên liệu dùng cho sản xuất nước cấp. (Trang 26 - 29)

Kết quả phân tích đợt 2 các chỉ tiêu nước mặt vào ngày 24/03/2012 tại các điểm M1, M2, M3, M4 được thể hiện qua bảng 3.6.

Bảng 3.6: Kết quả các chỉ tiêu môi trường nước tại các điểm M1, M2, M3, M4

(ngày 24/03/2013). TT Tên chỉ tiêu ĐVT Kết quả QCVN 08 : 2008/BTN MT Loại A M1 M2 M3 M4 1 pH - 7,50 7,55 7,87 7,70 6,0– 8,5 2 Độ đục NTU 75,70 64,40 60,20 136,00 < 2 3 SS mg/l 45,00 36,00 49,00 36,00 20 4 Độ cứng mgCaCO3/l 38,00 38,00 40,00 42,00 300 5 Độ mặn mgCl-/l 1158,20 1602,33 2386,96 3954,58 250 6 COD mg/l 150,00 239,00 215,00 154,00 10 7 NH4+ mg/l 0,30 0,28 0,30 0,31 0,1 – 0,2 8 NO3- mg/l 0,50 0,50 0,51 0,50 2 – 5 9 PO43- mg/l 0,55 0,50 0,60 0,66 0,1 -0,2 10 E.coli con/100ml 160 152 100 180 0

Qua bảng kết quả 3.6, nhận thấy hàm lượng chất rắn lơ lửng SS trong 4 mẫu đều vượt giới hạn cho phép của QCVN 08: 2008/BTNMT loại A từ 1,5 - 2,5 lần, hàm lượng PO43- trong 4 mẫu cũng vượt từ 3 - 5 lần giới hạn cho phép, tuy hàm lượng COD vượt từ 10 - 20 lần nhưng hàm lượng này là thấp nhất trong 2 đợt nghiên cứu. Số lượng E.coli thì vượt giới hạn cho phép từ 100 - 180 con/100ml nước.

Độ mặn cao hơn rất nhiều so với các tháng trước chỉ thấp hơn so với tháng 12 năm 2012, vì vậy mà cần có biện pháp kịp thời ngăn mặn lấn vào sâu trong sông gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt cũng như sản xuất của người dân trong vùng.

3.2. Kết luận

Thông qua kết quả phân tích một số chỉ tiêu trong các bảng 3.1 - 3.6, có thể nhận thấy rằng:

Giá trị pH dao động từ 6,79 - 7,87 vào mùa khô, từ 6,87 - 7,60 vào mùa mưa. pH qua 2 đợt thu mẫu có sự chênh lệch không đáng kể, cho thấy vào mùa khô thì độ pH cao hơn mùa mưa, qua các vị trí nghiên cứu cho thấy pH các mùa đều đạt QCVN 08: 2008/BTNMT loại A (A1, A2) (pH = 6,5 - 8,5) và loại B (B1, B2) (pH = 5,5 - 9).

Độ đục tại lưu vực sông Cầu Đỏ có sự khác nhau ở các khu vực nghiên cứu và giữa các mùa nghiên cứu. Độ đục cao nhất vào mùa mưa là 832,2 mg/l ở vị trí M4, nằm vào tháng 10 đầu mùa mưa, còn mùa khô độ đục cao nhất chỉ vào khoảng 331 mg/l đối với mùa mưa độ đục nước sông tăng cao rõ rệt và cao hơn mùa khô từ 2 - 3 lần.

Hàm lượng SS tại môi trường nước lưu vực sông Cầu Đỏ có sự biến động rất lớn theo thời gian nghiên cứu và giữa các mùa nghiên cứu, cụ thể hàm lượng SS từ 36 - 157 (mg/l) vào mùa khô và từ 61,20 - 920 (mg/l) vào mùa mưa. Hàm lượng SS tại tất cả các vị trí lấy mẫu đều vượt từ 2 - 40 lần.

Độ mặn có sự dao động từ 23,40 (mgCl-/l) - 4357 (mgCl-/l) vào mùa khô, từ 23,40 (mgCl-/l) - 128 (mgCl-/l) vào mùa mưa. Độ mặn qua 2 đợt thu mẫu có sự chênh lệch khá rõ ràng, cho thấy độ mặn có sự khác nhau theo mùa. Đặc biệt vào tháng 12 độ mặn nước sông rất cao với 4357 mgCl-/l vào thời gian này dường như toàn bộ lưu vực sông đều chịu sự xâm nhập của nước biển rõ ràng.

Độ cứng luôn nằm trong giới hạn cho phép vào cả hai mùa nghiên cứu, cũng như ở những vị trí nghiên cứu.

Hàm lượng COD tại lưu vực sông Cầu Đỏ có sự biến động theo thời gian nghiên cứu và giữa các mùa nghiên cứu, từ 150 - 437 (mg/l) vào mùa khô và từ 299 - 690 (mg/l) và mùa mưa. Hàm lượng COD tại mùa mưa cao hơn mùa khô, tuy nhiên sự chênh lệch này không đáng kể tại các vị trí lấy mẫu.

Hàm lượng PO43- biến động từ 0,35 - 0,66 (mg/l) vào mùa khô và từ 0,29 - 0,42 (mg/l) vào mùa mưa. Các vị trí thuộc lưu vực sông Cầu Đỏ vào mùa khô đều vượt qua giới hạn cho phép của QCVN 08: 2008/BTNMT loại A1 (A1 = 0,1). Vào mùa mưa nồng độ này có xu hướng giảm dần nhưng cũng vượt quá giới hạn cho phép của QCVN 08: 2008/BTNMT loại A1 (A1 = 0,1).

Hàm lượng NO3- có sự biến đổi theo thời gian nghiên cứu và sự biến đổi này cũng có xu hướng tăng dần theo các vị trí nghiên cứu. Hàm lượng NO3- có sựdao động từ 0,40 - 0,60 (mg/l) vào mùa khô và từ 0,34 - 0,69 (mg/l) vào mùa mưa. Giá trị NO3- vào mùa khô có xu hướng giảm dần, cao nhất là ở bờ Đông của sông Cầu Đỏ đoạn giáp với sông Cẩm Lệ, nhìn chung sự dao động ở các vị trí là không đáng kể và các giá trị này không vượt giới hạn cho phép.

Hàm lượng NH4+ ở nước sông lưu vực sông Cầu Đỏ có sự biến động theo thời gian nghiên cứu và sự biến động này có xu hướng ngày càng tăng dần qua các vị trí nghiên cứu. NH4+ dao động từ 0,10 - 0,31 (mg/l) vào mùa khô và từ 0,06 - 0,25 (mg/l) vào mùa mưa. Qua đây, cho thấy NH4+ có sự khác nhau có ý nghĩa theo mùa và theo vị trí nghiên cứu.

Chỉ tiêu E.coli trong nước sông Cầu Đỏ biến động rõ rệt theo thời gian nghiên cứu, sự biến động này có xu hướng giảm mạnh vào mùa khô. Đặc biệt là tháng 3 số lượng E.coli cao nhất chỉ khoảng 180 con/100ml, trong khi mùa mưa thì số lượng lại tăng rõ rệt, cao nhất là 1320 con/100ml vào tháng 11 và tháng 12 với 120 con/100ml.

Như vậy, nguồn nước sông ở đây có nguy cơ bị ô nhiễm rất cao, trong khi đó mặn lại xâm nhập sớm với nồng độ cao và diễn biến thất thường gây khó khăn cho việc sử dụng nước của người dân trong vùng cũng như Nhà máy sản xuất nước cấp. Các cơ quan chức năng cần có biện pháp xử lý ô nhiễm cũng như ngăn chặn sự xâm nhập của nước biển kịp thời để giảm các tác động đến đời sống, kinh tế của người dân.

Chương 4. TÌNH HÌNH XÂM NHẬP MẶN TẠI SÔNG CẦU ĐỎ 4.1. Tình trạng nhiễm mặn của các con sông trên thành phố Đà Nẵng

Sông ngòi của thành phố Đà Nẵng đều bắt nguồn từ phía Tây, Tây Bắc thành phố và tỉnh Quảng Nam. Hầu hết các sông ở Đà Nẵng đều ngắn và dốc. Đà Nẵng có 2 sông chính là Sông Hàn (chiều dài khoảng 204 km, tổng diện tích lưu vực khoảng 5.180 km2) và sông Cu Đê (chiều dài khoảng 38 km, tổng diện tích lưu vực khoảng 426 km2). Ngoài ra, trên địa bàn thành phố còn có các sông: Sông Yên, sông Chu Bái, sông Vĩnh Điện, sông Túy Loan, sông Phú Lộc…

Với đặc trưng về điều kiện tự nhiên như: Độ cao trung bình của vùng thấp, hệ thống sông ngòi chằng chịt với nhiều cửa sông thông ra biển kết hợp với chế độ thủy triều phức tạp (chế độ nhật triều không đều, chế độ bán nhật triều không đều…) đã gây nên hiện tượng xâm nhập mặn ở phần lớn các con sông thuộc thành phố Đà Nẵng.

Mức độ xâm nhập mặn vào nội địa cao nhất vào các tháng mùa khô (từ tháng 5 - 8). Nắng gay gắt kéo dài, lượng nước mưa và lưu lượng nước trên thượng nguồn các con sông lớn xuống thấp khiến cho tình trạng xâm nhập mặn ở vùng hạ lưu các con sông, đe dọa những vùng lấy nước trực tiếp để sinh hoạt cũng như nước tưới tiêu cho ruộng đồng. Thậm chí những nơi được xem có địa hình cao cũng bị mặn xâm lấn vào các tháng cao điểm của mùa khô. Nắng hạn tiếp tục gay gắt, vào giữa tháng 3, xâm mặn với độ mặn cao, đe dọa các con sông.

Tình hình chủ động chống xâm mặn hiện nay gần như chưa được quan tâm. Hiện tượng xâm mặn vẫn đang lan rộng đặt lên vai người nông dân những gánh nặng của rủi ro thiên tai. Đặc biệt ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc lấy nguồn nước nguyên liệu từ sông Cầu Đỏ của Nhà máy nước Cầu Đỏ [11], [13], [15].

Một phần của tài liệu Đánh giá một số chỉ tiêu nước mặt lưu vực sông Cầu Đỏ và đề xuất phương án phòng mặn nguồn nước nguyên liệu dùng cho sản xuất nước cấp. (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(47 trang)