Giới thiệu mô hình hồ chứa nước pha loãng

Một phần của tài liệu Đánh giá một số chỉ tiêu nước mặt lưu vực sông Cầu Đỏ và đề xuất phương án phòng mặn nguồn nước nguyên liệu dùng cho sản xuất nước cấp. (Trang 34 - 37)

Hồ chứa nước pha loãng là hồ dùng để pha loãng nước nhằm làm giảm độ mặn của nước thô đến giới hạn cho phép theo QCVN 08 : 2008/BTNMT.

Mô hình gồm:

Độ cao đáy: -4,2 m.

Độ cao mực nước trung bình: 0,0 m. Độ cao mực nước thấp nhất: -1,4 m.

Có 2 đường ống dẫn nước từ sông vào hồ D900 và D1200. Với 2 đường ống D600 để dẫn nước từ đập An Trạch về hồ. Dung tích hồ 35.000 m3.

36 Công trình thu bùn a a Hồ sơ lắng 2m D1200 90m 107,6m D900 Trạm bơm cấp 1 D600 40m 57,8m Hình 5.1. Mô hình hồ pha loãng

Chú thích

D1200: Đường kính trong ống dẫn nước từ sông Cầu Đỏ (mm) D900 : Đường kính trong ống dẫn nước từ sông Cầu Đỏ (mm) D600 : Đường kính trong ống dẫn nước từ đập An Trạch (mm)

5.1.2. Vận hành

Hằng giờ nước được thu trực tiếp từ sông Cầu Đỏ vào hồ dưới sự giám sát nồng độ mặn của nhân viên phòng thí nghiệm từ đó xác định được độ mặn của nước sông, tùy vào độ mặn của nước sông mà lưu lượng nước từ đập An Trạch sẽ được bơm vào hồ chứa theo 2 ống D600 và nước sông sẽ được pha loãng theo tỉ lệ nhất định để đạt dung tích cao nhất của hồ 35.000 m3 nước. Với tỉ lệ pha loãng sẽ được nhân viên phòng thí nghiệm xác định thông qua việc lấy mẫu nước hàng giờ tại cửa thu nước thô của nhà máy.

Theo dõi sự biến động của nước thô cũng như nước sau khi pha loãng.

Một phần của tài liệu Đánh giá một số chỉ tiêu nước mặt lưu vực sông Cầu Đỏ và đề xuất phương án phòng mặn nguồn nước nguyên liệu dùng cho sản xuất nước cấp. (Trang 34 - 37)