Tình hình nhiễm mặn ở hạ lưu sông

Một phần của tài liệu Đánh giá một số chỉ tiêu nước mặt lưu vực sông Cầu Đỏ và đề xuất phương án phòng mặn nguồn nước nguyên liệu dùng cho sản xuất nước cấp. (Trang 44 - 47)

Sự nhiễm mặn của sông ở vùng hạ lưu phụ thuộc vào dòng chảy thượng nguồn và chế độ triều của vịnh Đà Nẵng. Thời kì mặn ảnh hưởng mạnh nhất trên sông Cu-Đê từ tháng 3 đến tháng 8. Trong tháng 5 hoặc 6 thường xuất hiện một đợt mưa lớn, gây ra lũ tiểu mãn, làm diễn biến mặn trong thời kì này chia làm 2 giai đoạn, giai đoạn đầu độ mặn lớn nhất thường xảy ra trong tháng 4, giai đoạn sau thường xảy ra trong tháng 7 và 8.

Năm không có lũ tiểu mãn thì độ mặn lớn nhất xảy ra trong tháng 7 và 8. Mỗi tháng diễn biến độ mặn có 2 chu kì ứng với thời gian triều cường. Mỗi ngày độ mặn trên sông thay đổi theo triều lên, triều xuống. Độ mặn thay đổi theo mặt cắt dọc sông, giảm dần theo phía thượng nguồn và cũng thay đổi theo từng cắt ngang sông. Từ mặt nước xuống đáy sông độ mặn cũng thay đổi. Khi triều lên độ mặn giữa dòng chính giảm nhanh hơn so với ở 2 bờ [9].

Chỉ có thượng nguồn sông Cu-Đê là nơi đảm bảo cả về chất lượng nước cũng như điều kiện tự nhiên, tình hình dân sinh và hơn nữa nguồn nước trên thượng nguồn sẽ không bị nhiễm mặn. Vì vậy, chúng ta nên chọn thượng nguồn sông Cu- Đê để xây dựng nhà máy nước cấp nhằm cung cấp đủ nước cho toàn thành phố trong tương lai và hơn nữa giảm gánh nặng cho Nhà máy nước Cầu Đỏ vào mùa thiếu nước.

Chương 6. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1. KẾT LUẬN

Nhìn chung tất cả các điểm nghiên cứu thuộc lưu vực sông Cầu Đỏ chất lượng nước biến động khá lớn qua hai đợt nghiên cứu. Các chỉ tiêu pH, NH4+, NO3-

đều nằm trong khoảng giới hạn cho phép. Chỉ tiêu PO43- , COD qua các mùa nghiên cứu đều vượt qua QCVN 08: 2008/BTNMT dẫn đến chất lượng nước sông có xu hướng bị ô nhiễm PO43-, COD.

Chất lượng nước qua hai mùa nghiên cứu đang có xu hướng bị ô nhiễm: COD dao động trong khoảng 150 - 690 (mg/l) vào mùa khô, dao động trong khoảng 437 - 690 (mg/l) mùa mưa, điểm M4 là cao nhất qua hai mùa, vượt qua giới hạn cho phép của QCVN 08: 2008/BTNMT.

Từ những kết quả phân tích, chất lượng nguồn nước thuộc lưu vực sông Cầu Đỏ có xu hướng bị ô nhiễm. Do đó, cần có các biện pháp quản lý, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước một cách hợp lý bên cạnh đó các cơ quan chức năng phải tiến hành đánh giá, kiểm tra, quan trắc hệ thống sông, để xác định được cụ thể thành phần của nguồn nước thải gây ô nhiễm. Thành phố nên tiếp tục hoàn thiện, bổ sung hệ thống pháp lý liên quan đến quản lý và bảo vệ môi trường các lưu vực sông.

Hiện nay, xâm nhập mặn là vấn đề quan trọng và hầu như chi phối mọi hoạt động của người dân cũng như Nhà máy sản xuất nước cấp Cầu Đỏ. Trong những năm gần đây, tình trạng xâm nhập mặn cả về nồng độ lẫn chiều sâu vào nội địa ở sông Cầu Đỏ đang diễn biến thất thường cần phải được các cấp, ban ngành quan tâm giải quyết cũng như có biện pháp phòng tránh để phục vụ sản xuất và nguồn nước sinh hoạt ở địa phương được ổn định.

Việc xây dựng Nhà máy nước sông Cu-Đê không chỉ góp phần đảm bảo đủ lượng nước cần thiết cho toàn thành phố trong tương lai mà còn góp phần giảm gánh nặng cho Nhà máy nước Cầu Đỏ và không phụ thuộc vào nguồn nước sông Cầu Đỏ cũng như nguồn nước từ Quảng Nam vào mùa khô

6.2. KIẾN NGHỊ

Các cơ quan, ban ngành có liên quan cần phải thường xuyên theo dõi, kiểm tra tình hình sử dụng nước sông, từ đó đề ra những biện pháp bảo vệ tài nguyên nước ở lưu vực sông Cầu Đỏ thành phố Đà Nẵng một cách hợp lý, hạn chế và khắc phục tình trạng khai thác cát bừa bãi trên lưu vực sông.

Chúng ta, cần có giải pháp để kiểm soát chặt chẽ việc sản xuất kinh doanh nhằm bảo đảm độ an toàn cho môi trường, hạn chế tối đa việc sử dụng hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt là các hóa chất nguy hại.

Nhà máy nước Cầu Đỏ cần xây dựng hệ thống quan trắc chất lượng nước, chú trọng xây dựng các hệ thống thông tin dữ liệu về môi trường nước ở các lưu vực sông.

Hiện nay, chất lượng nước ở thượng nguồn sông Cu-Đê khá tốt, đặc biệt là ít bị xâm nhập mặn có thể dùng làm nguyên liệu cho Nhà máy sản xuất nước cấp. Để bảo vệ nguồn nước này các cơ quan quản lý cần có kế hoạch về việc phát triển, quy hoạch tổng thể mọi hoạt động kinh tế, dân sinh hai bên bờ sông.

Các cơ quan, ban ngành nên nhanh chóng tiến hành thanh kiểm tra cũng như quan trắc để có thể xây dựng Nhà máy nước trên thượng nguồn sông Cu-Đê trong thời gian sớm nhất, để đáp ứng kịp thời nhu cầu sử dụng nước của toàn thành phố.

Một phần của tài liệu Đánh giá một số chỉ tiêu nước mặt lưu vực sông Cầu Đỏ và đề xuất phương án phòng mặn nguồn nước nguyên liệu dùng cho sản xuất nước cấp. (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(47 trang)