Ảnh hưởng xâm nhập mặn đến nguồn nước nguyên liệu của Nhà máy nước Cầu Đỏ

Một phần của tài liệu Đánh giá một số chỉ tiêu nước mặt lưu vực sông Cầu Đỏ và đề xuất phương án phòng mặn nguồn nước nguyên liệu dùng cho sản xuất nước cấp. (Trang 32 - 34)

12 trong năm 2012 và tháng 1, 2, 3 2013 được thể hiện trên hình 4.1:

Hình 4.1: Biểu đồ độ mặn nước sông Cầu Đỏ tháng 10, 11, 12 năm 2012 và tháng 1, 2, 3 năm 2013

Qua các tháng trong năm cho thấy độ mặn cao nhất tại tháng 12 năm 2012 với độ mặn lên đến 4357,9 mgCl-/l do trong tháng này tuy là vào mùa mưa nhưng thời tiết nắng nóng và khô hạn. Độ mặn trong năm diễn biến thất thường, luôn ở mức cao hơn so với cùng kỳ năm năm 2011. Do mùa mưa kết thúc sớm (cuối tháng 10) mực nước đầu nguồn sông Vu Gia xuống nhanh và ở mức thấp hơn cùng kỳ năm 2011.

Trong khi đó gió Đông Bắc hoạt động mạnh và thủy triều vùng ven biển ở mức cao nên từ đầu tháng 12 năm 2012 đến nay mặn đã xâm nhập khá mạnh vào vùng cửa sông và đi sâu dần vào nội đồng, trong các tháng 2, 3 và những ngày đầu tháng 4 thời tiết tiếp tục khô hạn, mặn tiếp tục xâm nhập mạnh vào sông [10].

4.3. Ảnh hưởng xâm nhập mặn đến nguồn nước nguyên liệu của Nhà máy nước Cầu Đỏ Cầu Đỏ

Theo kết quả quan trắc mới nhất của Sở Nông Nghiệp Phát Triển Nông Thôn thành phố Đà Nẵng đầu tháng 2 năm 2013, sông Cẩm Lệ, sông Yên, sông Cầu Đỏ...

đều bị nước mặn xâm nhập. Đặc biệt tại sông Cầu Đỏ, nơi có Nhà máy nước Cầu Đỏ (phường Hòa Thọ Tây, quận Cẩm Lệ) cung cấp 90% nước sạch sinh hoạt cho Đà Nẵng, độ mặn đo được lúc cao nhất lên đến hơn 4357,9 mg/lít, vượt 20 lần so với mức cho phép. Độ mặn vượt ngưỡng nhiều lần khiến chất lượng, số lượng nước cung cấp không đủ nhu cầu sử dụng.

Vì nước sông nhiễm mặn làm ảnh hưởng đến tình hình sản xuất của nhà máy nước Cầu Đỏ, nên theo thống kê của công ty Cấp nước Đà Nẵng có từ 5 - 7% dân số thành phố bị ảnh hưởng do thiếu nguồn nước cung cấp từ Nhà máy nước Cầu Đỏ.

Chính việc nguồn nước sông Cầu Đỏ bị nhiễm mặn đã gây ảnh hưởng rất lớn đến tình hình sản xuất nước, cung cấp nước cho toàn thành phố, vì đây là nguồn nước nguyên liệu chủ đạo của Nhà máy nước Cầu Đỏ.

Khi nguồn nước sông bị nhiễm mặn bắt buộc Nhà máy nước Cầu Đỏ phải lấy nước trực tiếp từ thượng nguồn về xử lý, gây ảnh hưởng đến kinh tế cũng như tốn kém nguồn chi phí cho quá trình dẫn nước về cũng như làm mất thời gian và gây ảnh hưởng đến nhiều vấn đề khác cho nhà máy [13], [14], [15].

Chương 5. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ PHƯƠNG ÁN PHÒNG MẶN NGUỒN NƯỚC NGUYÊN LIỆU DÙNG CHO SẢN XUẤT NƯỚC CẤP

Nhà máy nước Cầu Đỏ hiện đang cung cấp khoảng 90% nước sinh hoạt cho thành phố Đà Nẵng. Các năm trước, mỗi năm sông Cầu Đỏ có vài tháng bị nhiễm mặn và thành phố đã cho xây dựng trạm bơm An Trạch ở đập An Trạch thuộc xã Hòa Khương, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng để vận hành lấy nước từ xa hơn về Nhà máy nước Cầu Đỏ. Nhưng những năm gần đây, thời gian vận hành trạm bơm này ngày càng tăng, năm 2011 trạm bơm vận hành 95 giờ, năm 2012 là 1.700 giờ, còn từ đầu năm 2013 đến nay Nhà máy nước Cầu Đỏ đã phải đóng cửa thu nước sông Cầu Đỏ và vận hành trạm bơm An Trạch.

Tuy nhiên, việc vận hành trạm bơm cũng có nhiều nguy cơ, rủi ro: nguồn điện không ổn định, giá thành cao, trang thiết bị có thể xảy ra sự cố, nguy cơ ô nhiễm tuyến kênh dẫn nguồn nước thô từ trạm bơm về Nhà máy nước Cầu Đỏ…

Để giảm thiểu những nguy cơ này, một số phương án phòng chống mặn cho nguồn nước thô tại Nhà máy nước Cầu Đỏ cũng như để đảm bảo nguồn nước cấp cho toàn thành phố trong tương lai được đưa ra.

Một phần của tài liệu Đánh giá một số chỉ tiêu nước mặt lưu vực sông Cầu Đỏ và đề xuất phương án phòng mặn nguồn nước nguyên liệu dùng cho sản xuất nước cấp. (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(47 trang)