Tổng quan về thành phố Tam Kỳ

Một phần của tài liệu Đánh giá hệ thống thu gom vận chuyển và đề xuất biện pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Tam Kỳ tỉnh Quảng Nam. (Trang 25)

1.3.1. Vị trí địa lý

Thành phố Tam Kỳ nằm cách thành phố Đà Nẵng 70 km về phía Nam, cách sân bay Chu Lai, cảng Kỳ Hà 25 km và cách khu công nghiệp và nhà máy lọc dầu Dung Quất khoảng 40 km vềphía Bắc.

- Phía Bắc: Giáp huyện Thăng Bình và Phú Ninh. - Phía Nam: Giáp huyện Núi Thành.

- Phía Đông: Giáp biển Đông. - Phía Tây: Giáp huyện Phú Ninh.

Hình 1.3. Bản đồ phân bố các đơn vị hành chính TP.Tam Kỳ - Quảng Nam

Thành phố Tam Kỳ gồm có 13 đơn vị hành chính gồm 9 phường và 4 xã:

- Phường An Mỹ - Xã Tam Ngọc

- Phường Hòa Hương - Xã Tam Phú

- Phường An Sơn - Xã Tam Thanh

- Phường Phước Hòa - Xã Tam Thắng

- Phường An Xuân

- Phường Trường Xuân

- Phường Tân Thạnh

- Phường An Phú

- Phường Hòa Thuận

1.3.2.Tình hình phát triển kinh tế

Mặc dù gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng bất lợi của tình hình kinh tế chung của cả nước, của tỉnh nhưng vẫn tiếp tục phát triển. Nhiều lĩnh vực kinh tế trọng yếu tăng trưởng khá, sản xuất nông nghiệp được mùa, sản xuất công nghiệp, dịch vụ, thương mại giữ được mức tăng trưởng. Các chỉ tiêu kinh tế, xã hội đạt kế hoạch đề ra.

- Giá trị sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp ước thực hiện năm 2012 là 1488 tỷ đồng, đạt gần 98,1% so với kế hoạch và tăng 25,5% so với năm 2011.

Phần lớn các doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn thành phố hoạt động ổn định. Trong năm 2013, thành phố đã thu hút và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư và mở rộng qui mô các khu công nghiệp.

Công tác đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế cũng được thành phố chú trọng với nhiều dự án vào khu, cụm công nghiệp và làng nghề được đầu tư.

- Giá trị sản xuất thương mại, dịch vụ ước thực hiện năm là 3.225 tỷ đồng, đạt 100% so với kế hoạch, tăng 24,8% so với năm 2011. Hoạt động kinh doanh, mua bán trên địa bàn diễn ra sôi nổi với nhiều mặt hàng đa dạng, phong phú đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân, tổng mức bán lẻ hàng hóa ước thực hiện cả năm là 4.667 tỷ đồng. Giá trị xuất khẩu trên địa bàn năm 2012 ước đạt trên 61,5 triệu USD tăng 18% so với năm 2011, trong đó hàng may mặc chiếm 80,1%, hạt điều chiếm 11,5%, giày da chiếm 8,4%.

Đã hoàn thành và trình phê duyệt Đề án phát triển thương mại dịch vụ - du lịch, công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp giai đoạn 2013 – 2015, định hướng đến năm 2020. Phê duyệt và triển khai phương án sắp xếp các tuyến đường cho phép kinh doanh vỉa hè.

- Sản xuất nông nghiệp được mùa, giá trị sản xuất thực hiện năm 2012 là 137,6 tỷ đồng, đạt 117% kế hoạch tăng 24,6% so với năm 2011. Nhờ bám sát cơ sở để chỉ đạo và thực hiện tốt các biện pháp chống hạn, chống nhiễm mặn nên tổng diện tích cây lương thực là 2.610 ha (đạt 107% kế hoạch, tăng 4,5% so với cùng kì năm 2011), tổng sản phẩm lương thực cả năm đạt 13.713 tấn (bằng 110% kế hoạch, tăng 22,6% so với năm 2011). Sản lượng đánh bắt và nuôi trồng thủy sản đạt 4.060 tấn; trong đó sản lượng thủy sản khai thác là 3.100 tấn, đạt 124% kế hoạch; sản lượng 1.149 tấn so với năm 2011 với diện tích nuôi tôm là 348,5 ha (đạt 99,6% kế hoạch). Diện tích nuôi cá nước là 20 ha với lượng thu hoạch 240 tấn. [6]

1.3.3. Tình hình phát triển văn hóa – xã hội

Tổ chức tốt các hoạt động văn hóa, văn nghệ, tuyên truyền, cổ động trực quan nhân kỷ niệm các ngày lễ và các hoạt động lớn của đất nước, cơ bản đáp ưng nhu cầu văn hóa của người dân. Đặc biệt năm 2012 Thành phố đã tổ thức tốt các hoạt động chào mừng kỉ niệm 15 năm tại tập tỉnh Quảng Nam, tổ chức tốt các hoạt động

kỷ niệm 65 năm ngày thương binh liệt sĩ 27/7, 100 năm ngày sinh Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Võ Chí Công. Tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng phát thanh – truyền hình, trong năm 2012, ước thực hiện phát thanh được 715 chương trình thời sự, 265 chuyên đề với trên 4.825 tin, phóng sự, 345 chương trình ca nhạc và thực hiện 395 tin, phóng sự, phản ánh, 55 chương trình truyền hình. Tổ chức thành công Đại hội thể dục, thể thao lần thứ VII cấp xã, phường. Tổ chức tốt Liên hoan nghệ thuật quần chúng thôn, khối phố văn hóa thành phố Tam Kỳ lần thứ 3 năm 2012.

Công tác xã hội hóa giáo dục được đẩy mạnh, công tác khuyến học, khuyến tài ngày càng phát triển; các tổ chức khuyến học từ thành phố đến cơ sở hoạt động có hiệu quả.

- Các chương trình mục tiêu giảm nghèo, giải quyết việc làm được triển khai có hiệu quả, dự kiến cả năm giải quyết việc làm cho 4.600 lao động, đạt 100% kế hoạch. Sữa chữa nhà xuống cấp cho đối tượng chích sách 95 nhà, đạt 114% kế hoạch. Xây dựng xã phường phù hợp với trẻ em đạt 13 xã, phường. Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 5,03% (giảm 1,3% so với năm 2011). Huy động quỹ đền ơn đáp nghĩa đạt kết quả khá cao (700 triệu đồng bằng 333% kế hoạch), quỹ bảo trợ trẻ em 350 triệu đồng, đạt 167% so với kế hoạch giao.

- Công tác quản lý vệ sinh, an toàn thực phẩm được thực hiện có hiệu quả. Tổ chức phun hóa chất, xử lý môi trường phòng chống dịch bệnh tại các bến xe, nhà ga, chợ, bãi rác trung chuyển,… Ước thực hiện năm 2012 xây dựng được 682 hố xí hợp vệ sinh, đạt tỷ lệ 121% kế hoạch (lũy kế 24.033 hộ, đạt 96,7%), mức giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng nhẹ cân 0,84% và mức giảm tỷ lệ thấp còi 0,65% so với năm 2011. Tổ chức thành công diễn đàn “Nhân dân góp ý xây dựng đội ngũ cán bộ, thầy thuốc thành phố” năm 2012. [6]

CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2. Đối tƣợng và phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Chất thải rắn sinh hoạt

- Công tác quản lý, thu gom và vận chuyển CTRSH

2.2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.3.2.1. Phương pháp thu nhập các thông tin, nghiên cứu tài liệu và số liệu liên quan tới đề tài

- Thu nhập các số liệu tổng quát về hệ thống thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam.

- Thu nhập các tài liệu, số liệu từ các báo cáo môi trường quốc gia, báo cáo của thành phố Tam Kỳ, internet có liên quan đến đề tài, sau đó tiến hành sàn lọc các dữ liệu cần thiết để phục vụ đề tài.

2.3.2.2. Phương pháp nghiên cứu, khảo sát thực địa

- Thu nhập số liệu thống kê về lượng chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Tam Kỳ tỉnh Quảng Nam.

- Quan sát và thu nhập thông tin thực tế về lượng chất thải rắn sinh hoạt và hệ thống các văn bản quy định trong công tác quản lý chất thải rắn của thành phố.

2.3.2.3. Phương pháp thống kê

Xử lý số liệu thống kê bằng phần mềm MS Excel và các phần mềm hổ trợ khác.

2.3.2.4. Phương pháp phỏng vấn lấy số liệu từ người dân

Tham gia khảo sát, phỏng vấn lấy ý kiến của người dân về công tác thu gom, quản lý chất thải rắn hiện nay tại thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam.

2.3.2.5. Phương pháo dự báo theo số dân và tỷ lệ tăng dân số

Theo phương pháp này căn cứ trên số dân của thành phố Tam Kỳ hiện tại kết hợp với mô hình toán học để dự báo dân số trong những năm tiếp theo, từ đó có thể tính được tổng lượng rác thải phát sinh hiện tại cũng như trong tương lại của thành phố.

Phương pháp toán học được dùng để dự báo dân số là phương pháp Euler cải tiến. Công thức của phương pháp Euler cải tiến được biểu diễn như sau:

N*i+1 = Ni + r.Ni.∆t

Trong đó:

Ni : Số dân hiện tại của thành phố (người) N*i+1 : Số dân sau 1 năm tính toán (người) r : Tốc độ tăng trưởng dân số (%/năm)

CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 3.1. Quá trình phát sinh, thành phần của chất thải rắn sinh hoạt

3.1.1. Quá trình phát sinh chất thải rắn sinh hoạt

Quá trình phát sinh , thành phần và tính chất chất thải rắn sinh hoạt là cơ sở quan tro ̣ng để thiết kế , lựa cho ̣n công nghê ̣ để xử lý và đề xuất các chương trình quản lý chất thải rắn sinh hoạt thích hợp.

Đây là nhóm CTR được thu gom nhiều nhất trên toàn thành phố hiê ̣n nay . Bao gồm các loa ̣i rác thải phát sinh trong quá trình sinh hoa ̣t của con người:

- Từ các khu đô thi ̣, khu dân cư nông thôn : thực phẩm dư thừa , can nhựa, thủy tinh, can thiết nhôm...

- Từ các trung tâm thương ma ̣i và du li ̣ch : giấy, nhựa, thực phẩm thừa , thủy tinh, kim loại, các chất nguy hại,...

- Chơ ̣: chủ yếu là c hất hữu cơ , bao gồm rau , củ, quả thừa , hư hỏng và thực phẩm hỏng.

- Công sở, trường ho ̣c, công trình công cô ̣ng , bê ̣nh viê ̣n: giấy, nhựa, thực phẩm dư thừa, thủy tinh, kim loa ̣i, lá cây, chất hữu cơ,...

- Từ các hoa ̣t đô ̣ng công nghiê ̣ p, nông nghiê ̣p: thực phẩm dư thừa , giấy, nhựa, thủy tinh,...

Bên ca ̣nh đó, còn có một lượng chất thải nguy hại bị lẫn vào rác thải sinh hoạt mang đến bãi chôn lấp như: đồ điê ̣n tử, ắc quy, bóng đèn huỳnh quang, rác thải điện tử, chai lo ̣ đựng thuốc trừ sâu, thuốc bảo vê ̣ thực vâ ̣t,...

3.1.2. Lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh

Quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng đã trở thành nhân tố tích cực đối với sự phát triển kinh tế xã hô ̣i của thà nh phố. Tuy nhiên, bên ca ̣nh những lợi ích về kinh tế xã hô ̣i , đô thi ̣ hóa nhanh đã ta ̣o ra sức ép về nhiều mă ̣t , dẫn đến suy giảm chất lươ ̣ng môi trường và phát triển không bền vững . Các hoạt động sản xuất , sinh hoạt tăng theo và chất lượng thải cũng tăng theo.

Chỉ số phát sinh chất thải rắn bình quân trên đầu người tăng theo mức sống . Năm 2010, chỉ số CTR sinh hoạt phát sinh bình quân đầu người tính trung bình trên đi ̣a bàn thành phố vào khoảng 0,7 kg/người/ngày ở các phường của thành phố ,

khoảng 0,5 kg/người/ngày ở các xã của thành phố . Năm 2012 thì chỉ số này là 0,9 kg/ngườ i/ngày.

Lươ ̣ng chất thải phát sinh ngày càng nhiều , tỷ lệ thu gom cũng được tăng lên . Tổng khối lươ ̣ng CTRSH phát sinh năm 2008 khoảng 19.670 tấn và năm 2012 khoảng 37.320 tấn. Từ kết quả thu gom cho thấy năm 2012 lượng CTRSH thu gom đươ ̣c gấp 2 lần lượng CTRSH năm 2010. Bảng 3.1 và hình 3.1 dưới đây thể hiện số liệu cụ thể lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ năm 2008 đến năm 2012.[7] Bảng 3.1. Khối lượng rác thải sinh hoạt thực tế thu gom trong 5 năm của thành phố Tam Kỳ ( tấn/năm )

STT

Năm

Khối lƣợng rác thải sinh hoạt Tổng

cộng Bãi xử lý Quý I Quý II Quý III Quý IV

1 Năm 2008 5.034 4.214 4.562 5.860 19.670 Tam Đàn 2 Năm 2009 5.427 5.626 6.720 7.435 25.208 Tam Đàn 3 Năm 2010 6.352 6.426 7.440 8.267 28.484 Tam Đàn 4 Năm 2011 8.137 7.637 8.014 8.857 32.645 Tam Đàn 5 Năm 2012 10.950 8.740 9.070 8.560 37.320 Tam Xuân II

Hình 3.1. Biểu đồ khối lượng rác thải sinh hoạt thực tế thu gom được trong 5 năm của thành phố Tam Kỳ

Nhận xét:

Tỷ lệ CTRSH tăng cao do thành phố đang trên đà phát triển và có xu hướng ngày càng mở rộng địa bàn, dân số và các khu công nghiê ̣p.

Lượng chất thải phát sinh ngày càng nhiều, tỷ lệ thu gom rác cũng được tăng lên. Do vậy, lượng rác thu gom được trung bình mỗi năm tăng khoảng 4.000 tấn.

Với lượng phát sinh rác thải khá lớn như trên, thành phố Tam Kỳ cần có cơ chế khuyến khích phát triển các ngành tái chế, tái sử dụng để giảm khối lượng chất thải rắn cần xử lý.

3.1.3. Thành phần chất thải rắn sinh hoạt

Đây là loa ̣i rác thải được thu gom phổ biến hiê ̣n nay trên đi ̣a bàn thành phố . Thành phần của nó khôn g chứa các chất gây nguy ha ̣i (cháy, nổ, phóng xạ , lây nhiễm,...), có thể chia làm 5 nhóm chính , trong đó nhóm các chất hữu cơ có thể phân hủy sinh ho ̣c chiếm tỷ lê ̣ lớn trong rác thải (70%), nhóm chất dễ gây cháy nổ chiếm 14,5%, các chất khác mỗi nhóm không quá 10% (bảng 3.2).

19670 25208 28484 32645 37320 0 10000 20000 30000 40000 2008 2009 2010 2011 2012 Năm

Khối lượng rác thải …

ĐVT: Tấn

Bảng 3.2. Tỷ lệ các thành phần có trong rác thải sinh hoạt

STT Thành phần Tỷ lệ %

I Chất hƣ̃u cơ có thể phân hủy sinh ho ̣c 70,01

1 Lá, rau, củ quả 60,10

2 Xác động vâ ̣t 0,18

3 Phân đô ̣ng vâ ̣t 1,81

4 Các hạt có đường kính nhỏ hơn 1cm 7,92 II Các chất có thể cháy đƣợc 14,50 1 Vải vụn 7,05 2 Cao su vu ̣n 0,20 3 Giấy vu ̣n 3,55 4 Tóc và lông động vật 0,10 5 Cành cây, vỏ dừa 3,60

III Các chất hƣ̃u cơ bền vƣ̃ng 6,50

1 Nilon 4,90

2 Bố, giả da, da bố, mũ, các loại nhựa 1,40

3 Xốp mút 0,20

IV Các chất trơ 5,60

1 Thủy tinh vụn, sành sứ 3,60

V Các tạp chất khác 3,39

1 Xương 1,41

2 Vỏ trứng, cua, nghêu... 1,98

Thành phần CTRSH phụ thuộc vào mức sống của thành phố . Trong thành phần chất thải đưa đến bãi chôn lấp , thành phần rác thải có thể sử dụng làm nguyên liê ̣u sản xuất phân hữu cơ rất cao từ 62 – 70%, tiếp theo là thành phần nhựa là 6,5%, kim loa ̣i 2%.

Hiê ̣n ta ̣i, trong thành phần CTRSH vẫn còn mô ̣t lượng chất thải nguy ha ̣i như bóng đèn, pin, ắc quy, chai hóa chất... chiếm 3 – 5% lượng CTRSH chưa được phân loại và xử lý riêng . Viê ̣c chôn lấp và xử lý ch úng sẽ gây ra nhiều tác ha ̣i cho những người trực tiếp tiếp xúc với rác, ảnh hưởng tới quá trình phân hủy rác và hòa tan các chất nguy ha ̣i vào nước rỉ rác . Do vâ ̣y, cần phải có chương trình phân loa ̣i , thu gom, vâ ̣n chuyển và xử lý riêng biê ̣t chất thải nguy ha ̣i trong CTRSH .

3.2. Thực trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Tam Kỳ

3.2.1. Thực trang thu gom và vận chuyển

3.2.1.1. Công tác phân loại rác thải

Phân loại rác thải tại nguồn sẽ giúp giảm thiểu lượng chất thải chôn lấp: rác thải hữu cơ được tái chế thành sản phẩm có ích, các chất thải như nhựa, giấy, kim loại, được tái chế thành nguyên liệu đầu vào hoặc sản phẩm tái chế. Đây là cơ sở hình thành và phát triển thị trường tái sử dụng, tái chế chất thải.

Cho đến nay, việc phân loại tại nguồn đối với các loại rác thải sinh hoạt hầu như chưa được thực hiện. Rác chứa các chất hữu cơ dễ phân hủy (rau, lá, xác động thực vật, thức ăn thừa…), các chất dễ gây cháy nổ (giấy, báo, vải tinh, gốm sứ…) và các tạp chất khác vẫn không có sự tách biệt trong khối rác thải sinh hoạt tại các hộ gia đình, cơ quan công sở… Đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh, nhà máy, xí nghiệp… rác thải sinh hoạt xả chung với các loại rác thải khác vẫn đang là tình trạng chung hiện nay.

Tại thành phố, các thùng nhựa chuyên dụng (do đơn vị chuyên trách đặt sẵn) là vật chứa chung cho hỗn hợp các thành phần có trong rác thải sinh hoạt nói trên. Trong khi đó, ở nông thôn thì “điểm đặt” cho nguồn rác này là hố đất đào để tập kết rác.

Hiện nay, chương trình phân loại rác tại nguồn vẫn chưa được áp dụng trên địa

Một phần của tài liệu Đánh giá hệ thống thu gom vận chuyển và đề xuất biện pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Tam Kỳ tỉnh Quảng Nam. (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)