Công cụ kinh tế được lựa chọn để áp dụng trong quản lý chất thải rắn sinh hoạt hiện nay là thu phí. Trong thời gian qua mức phí đã được đề ra và đưa vào áp dụng nhưng hiệu quả chưa cao, do đó vấn đề nhất thiết hiện nay là phải hoàn thiện, nâng cao quản lý để công cụ này phát huy tác dụng và đạt được hiệu quả cao trong hệ thống quản lý chất thải rắn của thành phố.
Để tăng cương hiệu quả của công cụ kinh tế đang áp dụng thì việc xây dựng các thể chế, chính sách phải đi đôi với các công cụ kinh tế phù hợp nhằm thay đổi hành vi từ ép buộc sang khuyến khích. Chính vì vậy khi xác định được mức phí cụ thể trong từng thời điểm cần phải có những hành động, cơ chế lồng ghép vào hệ thống văn bản pháp luật để quản lý CTRSH một cách tốt hơn.
Bảng 4.6. Mức thu phí rác thải sinh hoạt hàng tháng trên địa bàn thành phố Tam Kỳ
STT Địa bàn Loại hình Số hộ Đơn giá Thành tiền
1 Nội thị (9 Hộ dân đường phố chính có
phường) mức thu 20.000VND Hộ dân năm trên các khu dân cư có mức thu 17.000VND
6.639 17.000 112.863.000
Sản xuất kinh
doanh 170 80.000 13.600.000
Kinh doanh ăn
uống nhỏ 200 100.000 20.000.000
Các cơ quan đơn
vị hành chính 108 160.000 17.280.000
2 Vùng ven
(4 xã)
Hộ dân năm trên các khu dân cư có mức thu 15.000VND
4.196 15.000 62.940.000
Tổng 369.523.000
Ghi chú: - Mức phí lấy theo quyết định số 05/2013/QĐ-UBND ngày 05 tháng 04 năm 2013 về việc Ban hành quy định mức thu, nộp, quản lý và sử dụng vệ sinh trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
- Số liệu Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Quảng Nam
Trong thời kỳ hiện nay thành phố đang trên đà phát triển với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, ưu tiên và khuyến khích sự đầu tư của các doanh nghiệp nhưng không phải vì điều đó mà chúng ta bỏ quên việc quản lý môi trường. Để có
một nền kinh tế phát triển thì phải có một môi trường xanh sạch đẹp không bị ô nhiễm thì nên kinh tế đó mới phát triển bền vững được.
- Về khía cạnh kinh tế: Việc xác định mức phí theo từng thời điểm là rất cần thiết vì nó tác động trực tiếp đến túi tiền của mỗi người dân, hộ gia đình, tổ chức. Nó góp phần tác động làm giảm chất thải ra môi trường. Bên cạnh đó còn tạo ra được một khoản thu không nhỏ góp phần vào việc xây dựng và cải thiện môi trường. Do vậy cần phải thường xuyên xác định và áp dụng mức phí theo từng thời điểm. Đây là việc làm có lợi cho đôi bên.
- Về khía cạnh pháp luật: Khi kiểm tra, xác định đúng phí thu đó là phù hợp với thời điểm hiện tại thì ban hành những văn bản pháp luật quy định mức phí thu đó. Văn bản phải có sự thống nhất từ Trung ương đến địa phương để đảm bảo tính hiệu lực và tạo ra sự đồng nhất trong quản lý. Bên cạnh đó đơn vị chịu trách nhiệm thu gom, vận chuyển và xử lý CTR phải ký kết hợp đồng với bên chủ nguồn thải và thực hiện tốt nhiệm vụ đó. Tạo ra sự phấn khởi cho các chủ nguồn thải tự giác nộp phí khi hưởng dịch vụ và xem đó là trách nhiệm của họ.
- Về khia cạnh quản lý nhà nước: Để thực hiện tốt vai trò quản lý của nhà nước thì việc thực hiện ký kết hợp đồng giữa bên quản lý CTR với bên chủ nguồn thải là rất quan trọng. Vì đó là cơ sở pháp lý chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu như không thực hiện đúng trách nhiệm của mình. Bởi lẽ khi thực hiện tốt nhiệm vụ được giao thì người hưởng dịch vụ mới thấy được giá trị của việc quản lý CTR tốt từ đó họ sẽ có ý thức hơn trong việc nộp phí so với việc bị xử phạt và có ý thức bảo vệ môi trường hơn.
Từ những vấn đề phân tích trên, để nâng cao hiệu quả sử dụng công cụ kinh tế để quản lý CTRSH ở thành phố Tam Kỳ tỉnh Quảng Nam đề tài có những đề xuất sau:
- Nâng cao mức phí thu để bù đắp cho chi phí phục vụ cho hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý rác để giữ vệ sinh, bảo vệ môi trường. Đơn giá phí thu phải được điều chỉnh theo từng giai đoạn để phù hợp với giá cả thị trường và sự phát triển KT – XH của thành phố.
- Thu gom triệt để 100% lượng CTR phát sinh và có sự quản lý hiện quả từ công tác thu gom đến xử lý để công tác quản lý môi trường ngày càng đảm bảo hơn.
- Hoàn chỉnh hệ thống văn bản pháp luật, chính sách, thể chế, thanh tra, kiểm tra, xử lí vi phạm, bao gồm các quy định mang tính điều hành, kiểm soát và các công cụ khuyến khích kinh tế. Các tổ chức, cá nhân tham gia vào công tác quản lý CTR sẽ được những quyền lợi, ưu đãi nhất định. Nhưng đồng thời cũng phải thực hiện nhiệm vụ với tinh thần trách nhiệm cao với cộng đồng, chịu sự giám sát của cộng đồng và sự kiểm tra của nhà nước nhằm tăng cường và phát huy hơn nữa hiệu quả thực hiện.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận
Quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Tam Kỳ được các ngành, địa phương, tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh quan tâm. Các chính sách, văn bản pháp lý liên quan đã được ban ngành, giúp hỗ trợ, tăng cường trong công tác quản lý. Việc thu gom, vận chuyển CTR được triển khai đến từng ngõ ngách các hộ dân đã giúp giải quyết đáng kể lượng CTRSH phát sinh.
Qua quá trình nghiên cứu và phân tích ta thấy công tác quản lý CTRSH trên địa bàn thành phố đang được quan tâm và đạt được những kết quả nhất định ban đầu. Bên cạch đó, còn có vấn đề chưa thực hiện được như trong quá trình thu gom việc phân loại rác tại nguồn hầu như chưa được thực hiện điều này gây khó khăn trong công tác quản lý chất thải rắn và gây lãng phí một lượng vật liệu có khả năng tái chế.
Việc áp dụng công cụ kinh tế vào quản lý CTRSH của thành phố đang còn lỏng lẽo, vẫn còn một số các nhân, tổ chức chưa thực sự nghiêm túc chỉ quan tâm đến lợi nhuận của mình luôn tìm cách trốn trách việc thực hiện nghĩa vụ trong công tác bảo vệ môi trường. Và nguyên tác khác là do mức phí đưa ra áp dụng còn quá thấp chưa thực sự thỏa đáng và chưa có tính răng đe mạnh đối với các cá nhân, tổ chức vi phạm. Chưa góp phần vào công tác giảm thiểu lượng CTR phát sinh. Do đó, cần phải có một hệ thống các văn bản pháp luật được ban hành đầy đủ và kịp thời, sẽ là chìa khóa trong công tác quản lý CTR của Nhà nước. Song song với quá trình trên thì phải có những giải pháp về mặc kỹ thuật để góp phần hoàn thiện công tác quản lý CTR và bảo vệ môi trường.
2. Kiến nghị
Công tác quản lý: thực thi và cụ thể hóa các quy định, chính sách từ Trung ương đến địa phương, hoàn chỉnh bộ máy tổ chức quản lý, cần phải rà soát lại và ban hành, kiện toàn một hệ thống văn bản pháp lý, khung thể chế, chính sách liên quan phù hợp với điều kiện của địa phương. Tăng cường tổ chức các đợt thanh tra kiểm tra về quản lý CTR trên địa bàn và nhắc nhở các tổ chức, cá nhân thực hiện đúng các quy định trong quản lý CTR.
Xây dựng và thực hiện các chương trình tuyên truyền nâng cao nhận thực cộng đồng về chất thải rắn. Mở các khóa đào tạo ngắn hạn hoặc chuyên sâu về quản lý CTR cho các cán bộ xã, phường…
Cải thiện công nghệ: Để quản lý tổng hợp CTR hiệu quả thì công tác thu gom, vận chuyển và xử lý phải được thực hiện tốt. Cần có sự nghiên cứu đầu tư và hoàn thiện các khâu phân loại rác tại nguồn, thu gom, vận chuyển và xử lý triệt để để đáp ứng cho nhu cầu về lâu dài.
Đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất phân compost để có thể giải quyết được một lượng lớn rác thải dễ phân hủy, làm giảm khối lượng rác đem đi chôn lấp và tạo ra sản phẩm có thể bán ra thị trường để thu lợi nhuận.
Mức phí đưa ra phải phù hợp theo từng thời điểm và điểu chỉnh mức phí đó cho phù hợp với tình hình thực tế và phù hợp với từng giai đoạn phát triển kinh tế, xã hội của thành phố.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Hoàng Xuân Cơ (2005), Kinh tế môi trường, NXB Giáo dục Hà Nội [2]. Trần Thị Mỹ Diệu (2007), Quản lý chất thải rắn sinh hoạt, Đại học Văn Lang
[3]. Nguyễn Hồ Hưng (2008), Thiết kế hệ thống kỹ thuật quản lý chất thải rắn cho thành phố Đà Nẵng, quy hoạch đến năm 2025
[4]. Trần Hiếu Nhuệ, Ưng Quốc Dũng, Nguyễn Thị Kim Thái (2001), Quản lý chất thải rắn, NXB Xây dựng Hà Nội.
[5]. Lê Ngọc Tấn, Nghiên cứu hiện trạng và dự báo khối lượng chất thải rắn công nghiệp – chất thải nguy hại tại TPHCM đên năm 2020, Đại học khoa học tự nhiên, ĐHQG – HCM.
[6]. Tình hình kinh tế xã hội – ANQP năm 2012 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2013 của thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam.
[7]. Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Quảng Nam. [8]. Niên giám thống kê năm 2011, Cục Thống kê Quảng Nam. [9]. Niên giám thống kê năm 2012, Cục Thống kê Quảng Nam.
[10]. Báo cáo Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, Thành phố Tam Kỳ - Tỉnh Quảng Nam.
[11]. Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam (2011), Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Quang Nam giai đoạn 2006 – 2010.
[12]. Báo cáo môi trường quốc gia năm 2011 – Chất thải rắn [13]. The World Bank (1999), Solid Waste management in Asia