Thực trang thu gom và vận chuyển

Một phần của tài liệu Đánh giá hệ thống thu gom vận chuyển và đề xuất biện pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Tam Kỳ tỉnh Quảng Nam. (Trang 35)

3.2.1.1. Công tác phân loại rác thải

Phân loại rác thải tại nguồn sẽ giúp giảm thiểu lượng chất thải chôn lấp: rác thải hữu cơ được tái chế thành sản phẩm có ích, các chất thải như nhựa, giấy, kim loại, được tái chế thành nguyên liệu đầu vào hoặc sản phẩm tái chế. Đây là cơ sở hình thành và phát triển thị trường tái sử dụng, tái chế chất thải.

Cho đến nay, việc phân loại tại nguồn đối với các loại rác thải sinh hoạt hầu như chưa được thực hiện. Rác chứa các chất hữu cơ dễ phân hủy (rau, lá, xác động thực vật, thức ăn thừa…), các chất dễ gây cháy nổ (giấy, báo, vải tinh, gốm sứ…) và các tạp chất khác vẫn không có sự tách biệt trong khối rác thải sinh hoạt tại các hộ gia đình, cơ quan công sở… Đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh, nhà máy, xí nghiệp… rác thải sinh hoạt xả chung với các loại rác thải khác vẫn đang là tình trạng chung hiện nay.

Tại thành phố, các thùng nhựa chuyên dụng (do đơn vị chuyên trách đặt sẵn) là vật chứa chung cho hỗn hợp các thành phần có trong rác thải sinh hoạt nói trên. Trong khi đó, ở nông thôn thì “điểm đặt” cho nguồn rác này là hố đất đào để tập kết rác.

Hiện nay, chương trình phân loại rác tại nguồn vẫn chưa được áp dụng trên địa bàn thành phố vì nhiều lý do như chưa đủ nguồn nhân lực tài chính, để mua sắm trang thiết bị, đầu tư cơ sở hạ tầng cũng như nguồn nhân lực thực hiện, đặc biệt là thói quen của người dân. Có các mô hình triển khai thí điểm phân loại rác tại nguồn ở giai đoạn đầu, do cơ sở hạ tầng thiếu đồng bộ và do hạn chế đầu tư cho công tác thu gom, vận chuyển và xử lý theo từng loại nên sau khi tiến hành phân loại rác tại nguồn rác vẫn bị đỗ lẫn lộn vào nhau. Do vậy, việc phân loại rác tại nguồn rác vẫn bị đỗ lẫn lộn vào nhau. Do vậy, việc phân loại rác tại nguồn chỉ dừng lại ở các mô hình thí điểm.[7]

3.2.1.2. Công tác thu gom, vận chuyển

Phƣơng thức thu gom

- Rác thải từ các hộ gia đình, cơ quan đơn vị được tập trung vào các thùng nhựa chuyên dụng hoặc các bãi tập kết tạm thời, theo định kỳ được các đơn vị dịch vụ VSMT đem phương tiện đến thu gom tập trung để vận chuyển đến nơi xử lý. Theo đó, quy trình thu gom rác trên địa bàn thành phố được thực hiện theo hai phương pháp phổ biến sau:

+ Phương pháp 1 (trực tiếp): Công nhân trực tiếp theo xe cuốn ép rác, xe chuyên dụng đưa rác từ các hộ gia đình, cơ quan, một số KCN, CCN (đựng trong thùng, sọt, bao,…) lên xe chở về bãi rác. Phương pháp này thu gom khoảng 65-70% lượng rác thải ra

+ Phương pháp 2 (qua trung chuyển): Công nhân lấy rác từ các kiệt, ngõ hẻm vận chuyển về các điểm trung chuyển, bãi tập kết tạm thời, sau đó hết hạn kỳ rác được xe vận chuyển đến đưa về bãi rác. Phương pháp này thu gom khoảng 30-35% lượng rác và được thực hiện ở những nơi không thuận lợi cho xe chuyên dụng ra vào được.

Hình 3.3. Xe đẩy tay

Để thuận lợi trong theo dõi, quản lý thu gom rác thải, Công ty MTĐT chi nhánh tại Tam Kỳ tổ chức lực lượng công nhân thu gom thành 5 tổ:

- Tổ đường dài: Thu gom rác ở các xã vùng ven và vùng ngoại ô thành phố.

- Tổ Chợ: Thu gom rác tại các chợ và các vùng dân cư xung quanh các chợ.

- Tổ tỉnh lỵ: Thu gom rác các cơ quan và hộ dân khu vực trung tâm của tỉnh.

- Tổ 24/3: Thu gom các khu dân cư, kiệt hẽm…

- Tổ tua quét đường phố: tua quét, dọn vệ sinh vỉa hè, lòng lề đường.

Việc thu gom rác tại các xã vùng ven và ngoại ô thành phố và một số tuyến phố chính như Phan Chu Trinh, Phan Bội Châu… được thực hiện trực tiếp bằng xe chuyên dụng (công nhân theo xe đưa trực tiếp rác lên xe).

Còn lại, việc thu gom rác theo hình thức: Công nhân thu gom rác kéo xe thô sơ đi dọc các tuyến phố, kiệt, hẽm, vào từng nhà (sân hay vườn), mang thùng rác ra đổ vào xe của họ và sau đó trả về chổ cũ. Rác thải được kéo về các điểm trung chuyển tập kết, sau đó xe chuyên dùng vận chuyển về bãi rác. Với phương thức này, tận dụng được lực lượng lao động phổ thông rất dồi dào tại địa phương, việc thu gom rác được triển khai sâu vào các kiệt hẽm, nhưng việc trên thành phố xuất hiện quá nhiều xe kéo tay chở rác làm ảnh hưởng mỹ quan và dễ xảy ra tình trạng rơi vãi rác. Đồng thời phương thức thu gom này làm phát sinh rất nhiều điểm trung chuyển rác.

Công tác thu gom CTRSH trong những năm gần đây đã được quan tâm hơn. Tỷ lệ thu gom trung bình cũng được tăng lên từ 50 – 60% năm 2008 và đạt 75 – 80% năm 2012. Mặc dù tỷ lệ thu gom có tăng nhưng vẫn còn khoảng 20 – 25% lượng chất thải rắn thu gom. Năm 2012, khối lượng CTRSH phát sinh trên địa bàn thành phố khoảng 125 tấn/ngày. Ước tính, tỷ lệ thu gom đạt được khoảng 80% lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh.[7]

Tần suất thu gom

- Khu vực nội thị Tam Kỳ thu gom thường xuyên hằng ngày - Các xã ngoại thành thu gom 03 lần/tuần, theo định kỳ.

3.2.1.3. Công tác trung chuyển rác thải

Về điểm trung chuyển: toàn thành phố có 13 điểm trung chuyển rác thải nằm rãi rác gồm các điểm: KDC số 6, sau lưng bến xe tỉnh, gần nhà văn hóa sinh hoạt khối 3, gần nút giao thông Trần Phú – Nguyễn Hoàng, cống Tiểu La, cuối đường Lý Thường Kiệt, cuối đường 24/3, cống Bà Xèng, gần nút giao thông Tôn Đức Thắng và đường vào hồ Duy Tân, nút giao thông đường 24/3 và đường Trần Cao Vân, cụm công nghiệp Trường Xuân, gần nhà sinh hoạt khối phố 6, thửa đất số 5 tờ bản đồ số 11 khối phố 1.[7]

Các điểm trung chuyển tuy tạo thuận lợi cho việc thu gom rác, nhưng gây những tác động xấu nhất định về mỹ quan và môi trường.

Song song với quá trình thu gom rác về các điểm trung chuyển, xe cuốn ép rác chuyên dùng sẽ đến từng

điểm trung chuyển để nhận rác đưa về xử lý tại bãi rác Tam Xuân II.

Hiện nay trên địa bàn thành phố, phần lớn các điểm trung chuyển rác đều chưa được đầu tư bài bản, có quy mô mà chỉ sử dụng các bãi trung chuyển tạm thời, với đặc điểm chung chỉ là những khoảng đất trống hoặc có tường rào xây tạm bợ tại một số chợ, khu vực tạm nào đó… để chứa rác tạm thời, không đáp ứng yêu cầu để lưu giữ rác cũng như không đảm bảo về VSMT.

3.2.2. Thực trạng quản lý nhà nước đối với chất thải rắn sinh hoạt

3.2.3.1. Tổ chức quản lý

- Xã hội hóa công tác thu gom, vận chuyển và xử lý trên địa bàn thành phố được sơ đồ hóa như sau:

Hình 3.4. Sơ đồ tổ chức quản lý chất thải rắn tại thành phố Tam Kỳ

Phòng Tài nguyên và môi trường thành phố Tam Kỳ - UBND thành phố Tam Kỳ là đơn vị chịu trách nhiệm quản lý chất thải rắn trên địa bàn thành phố. Do vậy, để công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bạn thành phố được tốt hơn cần phải có sự phối hợp kịp thời giữa các cơ quan cới nhau, giữa cơ quan với người dân và sự quan tâm đúng mức giữa các sở, ban, ngành có liên quan nhiều hơn nữa.

 Phương tiện thu gom

UBND Tỉnh Quảng Nam

Sở TNMT Tỉnh – Chi Cục Bảo vệ Môi trƣờng

UBND Tp.Tam Kỳ

Công ty TNHH MTV MTĐT Quảng Nam

Phòng TNMT Tam Kỳ

Rác khu công cộng

Đội thu gom rác khu dân

Đội vệ sinh chợ

Đội thu gom rác công sở, trường học Đội thu gom

rác khu công cộng

Rác sinh hoạt tại khu

dân cư Rác từ chợ, khu vực xung quanh Rác công sở, trường học

Bảng 3.3. Phương tiện phục vụ cho thu gom, vận chuyển và xử lý trên địa bàn tỉnh Quảng Nam Đơn vị dịch vụ VSMT Nhân lực hiện tại Cơ sở vật chất hiện có Xe Thùng rác Công ty TNHH MTV MTĐT tỉnh Quảng Nam 141 - 20 xe ôtô cuốn ép chuyên dụng - 03 xe ủi - 02 xe múc - 04 xe tải - 01 xe nâng - 02 xe hút bể phốt - 75 xe lôi kéo rác - 150 xe đẩy tay 1.360 thùng loại 120 lit 1.850 thùng loại 240 lit 1350 thùng loại 500 lit 1540 thùng loại 650 lit

Hiện nay đơn vị thu gom rác thải được nhà nước đầu tư trang thiết bị, máy móc để thực thi nhiệm vụ. Theo số liệu điều tra các đơn vị, cá thể, hộ hoạt động dịch vụ vệ sinh môi trường về rác thải dù đã được quan tâm đầu tư nhưng năng lực thiết bị của các đơn vị này còn rất khiêm tốn, chủ yếu là các phương tiện, dụng cụ, thiết bị thô sơ, chưa thể đáp ứng được yêu cầu phát triển mở rộng phạm vi hoạt động.

Với lượng thiết bị và nhân lực như vậy thì đơn vị thu gom chưa thu gom triệt để được CTRSH phát sinh trên địa bàn thành phố, đặc biệt là 4 xã của thành phố. Do vậy, đơn vị thu gom rác cần phải đầu tư trang thiết bị và nhân lực để thu gom được triệt để lượng CTRSH phát sinh.

3.3. Dự báo lƣợng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh

3.3.1. Cơ sở tính toán

3.3.1.1. Cơ sở dự báo khối lượng chất thải rắn sinh hoạt

Chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Tam Kỳ phát sinh chủ yếu từ các nguồn: Hộ gia đình, hoạt động của chợ - trung tâm thương mại, cơ quan, công sở, trường học,…

Căn cứ trên khối lượng thu gom của Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Quảng Nam năm 2012, ước tính suất phát sinh chất thải rắn bình quân đầu người năm 2012 của Tam Kỳ (khu vực đô thị loại 3) ở các phường của thành phố là: 0,9 kg/(người.ngày) và các xã của thành phố là : 0,5 kg/(người.ngày).[8]

Bảng 3.4. Thống kê dân số thành phố Tam Kỳ năm 2011

STT Phƣờng Dân số (ngƣời) Chiếm tỷ lệ (%)

1 Phường An Mỹ 14.343 13,12

2 Phường Hòa Hương 8.703 7,96

3 Phường An Sơn 11.822 10,81

4 Phường Phước Hòa 5.009 4,58

5 Phường An Xuân 11.403 10,43

6 Phường Trường Xuân 6.958 6,36

7 Phường Tân Thạnh 8.434 7,71

8 Phường An Phú 7.459 6,82

9 Phường Hòa Thuận 8.456 7,73

10 Xã Tam Thăng 6.861 6,28

11 Xã Tam Thanh 5.302 4,85

12 Xã Tam Phú 8.124 7,43

13 Xã Tam Ngọc 6.448 5,9

Tổng cộng 109.322 100

Dự báo tốc độ gia tăng chất thải 3 – 5%/năm. Tỉ lệ thu gom trung bình cho hai khu vực nông thôn và thành thị dựa trên năng lực thu gom hiện tại, hiện trạng quản

lý và định hướng theo chiến lược quản lý môi trường Quảng Nam đến năm 2020. Tỉ lệ thu gom ở khu vực đô thị sẽ tăng từ 75% năm 2011 lên 90% năm 2015 và 100% năm 2020. Riêng chất thải rắn nguy hại từ sinh hoạt như bóng đèn, pin, acquy, chai hóa chất… chiếm khoảng 3% - 5% tổng khối lượng phát sinh. Chất thải nguy hại chỉ có thể thu gom khi có chương trình phân loại rác tại hộ gia đình.

Bảng 3.5 và 3.6. Dự báo khối lượng chất thải rắn sinh hoạt từ khu đô thị. dân cư đến năm 2020

STT Phƣờng, Xã

Khối lƣợng CTRSH từ khu đô thị, dân cƣ (tấn/năm) (*)

2011 2012 2013 2014 2015

1 Phường An Mỹ 4.712 4.900 5.096 5.300 5.512

2 Phường Hòa Hương 2.859 2.973 3.092 3.216 3.345

3 Phường An Sơn 3.884 4.039 4.200 4.368 4.543

4 Phường Phước Hòa 1.645 1.711 1.780 1.851 1.925

5 Phường An Xuân 3.746 3.896 4.052 4.214 4.382

6 Phường Trường Xuân 2.286 2.377 2.472 2.571 2.674

7 Phường Tân Thạnh 2.771 2.881 2.997 3.117 3.241

8 Phường An Phú 2.450 2.548 2.650 2.756 2.866

9 Phường Hòa Thuận 2.778 2.889 3.004 3.125 3.250

10 Xã Tam Thăng 1.252 1.302 1.354 1.408 1.465

11 Xã Tam Thanh 968 1.006 1.047 1.088 1.132

12 Xã Tam Phú 1.483 1.542 1.604 1.668 1.734

13 Xã Tam Ngọc 1.177 1.224 1.273 1.324 1.377

STT Phƣờng, Xã

Khối lƣợng CTRSH từ khu đô thị,dân cƣ (tấn/năm) (*)

2016 2017 2018 2019 2020

1 Phường An Mỹ 5.732 5.962 6.200 6.448 6.706

2 Phường Hòa Hương 3.478 3.617 3.762 3.913 4.069

3 Phường An Sơn 4.725 4.914 5.110 5.315 5.527

4 Phường Phước Hòa 2.002 2.082 2.165 2.252 2.342

5 Phường An Xuân 4.557 4.740 4.929 5.127 5.332

6 Phường Trường Xuân 2.781 2.892 3.008 3.128 3.253

7 Phường Tân Thạnh 3.371 3.506 3.646 3.792 3.943

8 Phường An Phú 2.981 3.100 3.224 3.353 3.488

9 Phường Hòa Thuận 3.380 3.515 3.655 3.802 3.954

10 Xã Tam Thăng 1.523 1.584 1.648 1.714 1.782 11 Xã Tam Thanh 1.177 1.224 1.273 1.324 1.377 12 Xã Tam Phú 1.804 1.876 1.951 2.029 2.110 13 Xã Tam Ngọc 1.432 1.489 1.549 1.610 1.675 Tổng Cộng 38.944 40.502 42.122 43.806 45.559 Chú thích:

- Hệ số phát sinh chất thải rắn ở phường (G): 0,9 kg/người/ngày - Hệ số phát sinh chất thải rắn ở xã (g): 0,5 kg/người/ngày - Tỷ lệ gia tăng chất thải, chọn r = 4%/năm.

(*) Khối lượng CTRSH từ khu đô thị, dân cư sẽ được xử lý bằng phần mềm MS.Excel với công thức tính toán như sau:

- Khối lượng rác thải phát sinh từ phường = Dân số phường x Tỷ lệ phát sinh chất thải rắn ở phường x 365/1000 (tấn/năm)

- Khối lượng rác thải phát sinh từ xã = Dân số xã x Tỷ lệ phát sinh chất thải rắn ở xã x 365/1000 (tấn/năm)

Nhận xét: Lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trong khu đô thị, dân cư vào năm 2015 tăng 4.177 tấn so với năm 2012. Năm 2020, thì lượng chất thải rắn sinh hoạt này đã tăng 12.270 tấn. Trong vòng 5 năm, từ năm 2015 đến năm 2020 thì lượng chất thải rắn sinh hoạt đã tăng gấp 3 lần giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2015.

3.3.1.2. Cơ sở dự báo lượng CTR sinh hoạt từ các hoạt động công nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ, thương mại

Các ngành kinh tế ở Tam Kỳ hiện nay đang phát triển theo hướng tăng nhanh tỷ trọng thương mại, dịch vụ và công nghiệp, tỷ lệ nông nghiệp giảm. Những năm qua, cơ cấu kinh tế TP.Tam Kỳ chuyển dịch khá nhanh và mạnh theo hướng thương mại - dịch vụ cùng công nghiệp giữ vai trò chủ đạo. Tốc độ tăng trưởng hàng năm của 2 ngành này luôn đạt từ 25 - 28%. Giả định tốc độ tăng trưởng hàng năm được xem như tỷ lệ gia tăng rác thải công nghiệp qua các năm nên ta có thể chọn rCN = 25 %.[5][10]

Bảng 3.7. Danh mục các Khu công nghiệp, cụm công nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh đã và đang hoạt động trên thành phố Tam Kỳ tính đến cuối năm 2012

Tên Địa điểm Quy hoạch đƣợc

duyệt (ha)

Diện tích thực hiện

(ha)

Tổng diện tích 634,06 145,65

A.Các Khu công nghiệp 366,19 9,28

Khu công nghiệp Thuận Yên Hòa Thuận 137,00 9,28

Khu công nghiệp Tam Thăng Tam Thăng 229,17 -

B.Cụm công nghiệp 151,35 19,83

Cụm công nghiệp Trường Xuân

1 Trường Xuân 20,00 14,08

Cụm công nghiệp Trường Xuân

2 Trường Xuân 33 -

Cụm công nghiệp Trường Xuân – Thuận Yên

Trường Xuân và

Hòa Thuận 48,90

-

Cụm công nghiệp An Sơn An Sơn 33,45 5,75

C.Cơ sở sản xuất kinh doanh 116,54 116,54

Trên cơ sở tham khảo và khảo sát thực tế tại một số KCN trên địa bàn tỉnh có thể ước tính được hệ số phát thải chất thải công nghiệp trung bình của KCN là 104 tấn/ha/năm hay 285 kg/ha/ngày.đêm, trong đó lượng chất thải sinh hoạt (thực phẩm thừa, túi nilon, giấy vụn, rác quét dọn văn phòng, nhà xưởng làm việc…) chiếm khoảng 15% - 20% tổng lượng chất thải công nghiệp.

Qua bảng trên, ta thấy diện tích đất được quy hoạch thực hiện phục vụ cho

Một phần của tài liệu Đánh giá hệ thống thu gom vận chuyển và đề xuất biện pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Tam Kỳ tỉnh Quảng Nam. (Trang 35)