Giải pháp kỹ thuật

Một phần của tài liệu Đánh giá hệ thống thu gom vận chuyển và đề xuất biện pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Tam Kỳ tỉnh Quảng Nam. (Trang 54)

4.2.1. Giải pháp phân loại rác tại nguồn

4.2.1.1. Chương trình phân loại rác tại nguồn

Hiện nay rác thải sinh hoạt tại thành phố chưa được phân loại, điều này gây khó khăn trong công tác quản lý chất thải rắn và gây lãng phí một lượng lớn vật liệu có khả năng tái chế. Rác thu gom được xử lý chưa có quy hoạch cụ thể, dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường như mùi hôi thối, ô nhiễm nguồn nước ngầm và đất trong khu vực do nước rò rỉ từ bãi rác thấm vào đất, đặc biệt là môi trường không khí đã

gây ô nhiễm môi trường cho các khu vực lân cận. Do đó hoạt động phân loại rác tại nguồn là một việc làm rất cần thiết.

Một số yêu cầu của chƣơng trình phân loại rác tại nguồn

- Nâng cao nhận thức của người dân, giáo dục, tuyên truyền, hướng dẫn mọi người về quy trình phân loại rác sinh hoạt tại nguồn. Việc đào tạo, tập huấn tuyên truyền về việc phân loại chất thải rắn tại nguồn phải được chú trọng hàng đầu. Việc đào tạo, tập huấn tuyên truyền nhằm mục đích thay đổi thói quen bỏ rác xưa nay của người dân, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường – một công việc đòi hỏi tính kiên trì và lâu dài; đồng thời phải hướng dẫn cho người dân với cách bỏ rác mới; phân tích những lợi ích mà việc phân loại đem lại cho chính họ và xã hội. Việc tuyên truyền phải được thực hiện tới mọi đối tượng nguồn thải từ hộ gia đình, các cơ quan, trường học, xí nghiệp, bệnh viện đến các trung tâm thương mại, chợ, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, … Hơn nữa, các đối tượng tham gia vào quy trình thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn cũng cần phải được tập huấn, tuyên truyền về chương trình, về cách thức phân loại chất thải rắn tại nguồn. Và vì đây là một chương trình hoàn toàn mới, một biện pháp quản lý tổng thể nên sự tham gia của các cấp, các ngành ở thành phố là không thể thiếu được.

- Xây dựng hệ thống thu gom, vận chuyển phù hợp với rác thải sau khi phân loại. Khi thực hiện phân loại chất thải rắn tại nguồn cũng đồng nghĩa với việc chúng ta phải thay đổi các phương tiện và quy trình kỹ thuật một cách tổng thể và đồng bộ. Trong công tác thu gom, việc thay đổi quy trình và công nghệ gặp nhiều khó khăn chủ yếu do thói quen giao rác của người dân. Khi thực hiện phân loại chất thải rắn thành 2 loại (rác thực phẩm và rác vô cơ), phương án thu gom đầu tiên là thu gom cách ngày (1 ngày lấy rác thực phẩm, 1 ngày lấy rác vô cơ). Ưu điểm của quy trình này là không phải thay đổi trang thiết bị thu gom, cũng như trang thiết bị vận chuyển. Nhưng người dân phải lưu trữ rác trong nhà – điều này trên thực tế không nhận được sự đồng tình của người dân do không ai muốn giữ rác trong nhà hơn một ngày. Do đó, yêu cầu đặt ra là phải thay đổi trang thiết bị kỹ thuật thu gom. Về mặt kỹ thuật: (1) phải cùng lúc thu gom được cả hai loại rác đã phân loại mà không phải quay vòng xe thêm một lần nữa, (2) phải chứa riêng từng loại rác đã được phân loại,

(3) phải nhẹ và vừa cho người thu gom có thể đẩy đi gom rác trong phạm vi thu gom của mình tại các phường xã. Để giải quyết kỹ thuật này, cần thiết kế phương tiện thu gom mới có 2 ngăn riêng biệt.

- Xây dựng trạm phân loại rác thứ cấp nhằm phân loại rác thành các thành phần riêng biệt sau khi đã phân loại sơ cấp tại nguồn phát sinh. Ngoài ra cũng cần phải chú ý đến vấn đề quy trình kỹ thuật trong khâu xử lý cuối cùng. Vì để có thể tăng hiệu quả của quá trình tái sử dụng tái chế, làm phân compost như tiêu chí mà chương trình phân loại chất thải rắn tại nguồn đặt ra cần phải phân loại triệt để hơn. Vì vậy tại các nơi xử lý phải có trạm phân loại thứ cấp để thực hiện phân loại triệt để hơn trước khi sử dụng rác thải làm nguyên liệu tái chế.

- Đánh giá hiệu quả, rút kinh nghiệm và nhân rộng ra toàn tỉnh.

Tuyên truyền và hƣớng dẫn thực hiện phân loại rác tại nguồn

Tuyên truyền

Thành lập lực lượng nòng cốt của dự án “Phân loại rác sinh hoạt tại nguồn” bao gồm: cán bộ của UBND phường, xã, cán bộ Hội phụ nữ, cán bộ Đoàn thanh niên, cán bộ điều hành tổ dân phố, trong đó các cán bộ của Phòng Tài nguyên và Môi trường đóng vai trò chủ chốt.

Lực lượng nòng cốt này sẽ được cán bộ Phòng Tài nguyên và Môi trường tập huấn về kiến thức phân loại rác tại nguồn, mỗi thành viên được phân công nhiệm vụ cụ thể, hỗ trợ và giúp đỡ nhau trong công tác tuyên truyền, vận động quần chúng tham gia chương trình.

Nội dung của buổi tuyên truyền bao gồm những nội dung chủ yếu sau:

- Các hoạt động hướng dẫn phân loại rác tại nguồn.

- Các lợi ích mang lại từ việc phân loại rác tại nguồn, bao gồm:

+ Sự tham gia của cộng đồng sẽ góp phần khắc phục tình trạng ứ đọng rác, nâng cao nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường, tạo cảnh quan cho đô thị văn minh, sạch đẹp.

+ Tận dụng được các phế liệu có thể tái sinh, tái chế, hạn chế việc khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên, góp phần bảo vệ môi trường.

+ Việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn cũng đẩy mạnh tái sử dụng chất thải thực phẩm làm phân vi sinh. Chất lượng phân vi sinh cũng được nâng cao. Nếu không phân loại việc xử lý rác làm phân vi sinh sẽ gặp nhiều khó khăn như chi phí sản xuất lớn, sản phẩm cũng không loại bỏ được hết tạp chất, người nông dân không chấp nhận sản phẩm.

+ Tiết kiệm diện tích đất chôn lấp: nhờ giảm khối lượng chất thải rắn đem chôn lấp sau cùng, vì rác hữu cơ thì làm phân vi sinh còn rác vô cơ thì tái chế một phần, chỉ chôn lấp một phần rác không thể tái chế được. Việc phân loại càng tốt thì khối lượng rác chôn lấp càng giảm đi nhiều.

+ Nươc rò rỉ sinh ra từ bãi chôn lấp được xử lý dễ dàng hơn.

+ Không gây mất mỹ quan đô thị do hoạt động bươi rác tại bãi rác hoặc thùng rác công cộng.

+ Tạo điều kiện thuận lợi cho việc xã hội hóa công tác quản lý chất thải rắn và giảm gánh nặng cho ngân sách Nhà nước về các khoản công tác vệ sinh đường phố, vận chuyển và xử lý chất thải rắn đô thị.

+ Nâng cao năng lực quản lý môi trường cho cán bộ, nâng cao ý thức tự giác, trách nhiệm bảo vệ môi trường cho các doanh nghiệp và cộng đồng dân cư.

Phát động phong trào thi đua giữa những cụm nhà, giải thích, tuyên truyền cho người dân hiểu lợi ích của việc phân loại rác tại nguồn.

Hướng dẫn cách phân loại rác sinh hoạt

Rác thải sinh hoạt được tách làm hai loại chính: rác hữu cơ dễ phân hủy và rác có thể tái sinh.

- Rác hữu cơ dễ phân hủy là các loại rác hữu cơ dễ bị thối rữa trong điều kiện tự nhiên sinh ra mùi hôi thối như: các loại thức ăn thừa, thức ăn hư hỏng, vỏ trái cây, các chất thải tách ra do làm bếp,…

- Rác tái sinh là các loại rác có thể sử dụng lại nhiều lần trực tiếp hoặc qua chế biến lại như: giấy, carton, vỏ đồ hộp nhôm, sắt, thiếc, thủy tinh, các loại nhựa, quần áo cũ, bàn ghế cũ,…

- Đội ngũ tuyên truyền đến từng nhà phát thùng đựng rác, tờ rơi hướng dẫn cách phân loại, có sự tham gia của cán bộ xã, thị trấn để thuyết phục và làm cho dân tin.

Đặt 2 thùng rác dung tích 240 lít/thùng:

- Thùng màu xám: đựng rác hữu cơ dễ phân hủy.

- Thùng màu xanh: đựng rác tái sinh, tái chế.

Hình 4.1. Sơ đồ tóm lược quy trình phân loại rác tại nguồn

Nguồn thải

Phân loại và tồn trữ ngay tại nguồn

Rác hữu cơ có khả năng phân hủy

Các thành phần còn lại

Điểm hẹn

Khu liên hợp xử lý rác

Trạm phân loại rác phế liệu tập trung (Phân loại thứ cấp)

Các thành phần còn lại

Các phế liệu có khả năng tái chế

Cơ sở tái chế phế liệu

Thu gom và vận chuyển

4.2.1.2. Các giải pháp thực hiện phân loại rác tại nguồn

Các giải pháp được chia thành 3 nhóm cơ bản: (1) Khung chính sách, thể chế và các quy định; (2) Giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng; (3) Đầu tư các phương tiện phục vụ phân loại rác tại nguồn và triển khai thực hiện.

Hình 4.2. Sơ đồ giải pháp thực hiện phân loại rác tại nguồn

Xây dựng khung chính sách, thể chế và các quy định

Để tạo cơ sở pháp lý cho việc triển khai chương trình phân loại rác tại nguồn một cách có hiệu quả và thống nhất, đề xuất ban hành các văn bản sau:

- Chính sách xã hội hóa việc quản lý rác đô thị tại thành phố.

- Khung thể chế quản lý rác đô thị tại thành phố (thống nhất về cách thức tổ chức và quản lý việc thực hiện chương trình phân loại rác tại nguồn, các hoạt động thu gom rác, vận chuyển và xử lý rác).

- Hiệu chỉnh Quy chế về Tổ chức và hoạt động của lực lượng thu gom rác làm cơ sở củng cố tổ chức thu gom rác theo hướng tăng cường quản lý nhà nước, đảm bảo vệ sinh môi trường. Theo đó, các đơn vị chủ nguồn thải trên địa bàn có trách nhiệm đăng ký cam kết thực hiện đúng các yêu cầu về phân loại rác tại nguồn, đồng thời chịu trách nhiệm đối với các hình thức chế tài quy định hiện hành.

Nâng cao nhận thức cộng đồng

Một số giải pháp hữu hiệu để nâng cao hiệu quả của công tác quản lý rác đô thị là giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng, hỗ trợ để dân chúng nhận biết và hiểu được các vấn đề của họ liên quan đến việc thải bỏ rác, tạo điều kiện để họ tự nguyện

Phân loại rác tại nguồn ở Thành phố Tam Kỳ

Xây dựng khung chính sách, thể chế và các quy định Nâng cao nhận thức cộng đồng

Đầu tư các phương tiện phục vụ phân loại rác tại

tham gia vào các hoạt động phân loại rác tại nguồn; và kết hợp chặt chẽ biện pháp này với các biện pháp quản lý của chính quyền các cấp.

Đầu tƣ trang bị và phƣơng tiện chứa rác tại nguồn

Nhà nước, tỉnh, thành phố có trách nhiệm đầu tư một lần toàn bộ phương tiện và thùng chứa rác cần thiết để đảm bảo các mục tiêu hiệu quả của việc phân loại rác tại nguồn cho các hộ dân cư và các khu vực công cộng bằng nguồn vốn ngân sách hay các nguồn tài trợ khác.

Các cơ quan, công sở, trường học, bệnh viện, nhà hàng, khách sạn, siêu thị, trung tâm thương mại, cơ sở sản xuất kinh doanh và các tụ điểm dịch vụ vui chơi giải trí có trách nhiệm đầu tư các phương tiện chứa rác cần được phân loại tại nguồn.

Các đơn vị chủ nguồn thải có trách nhiệm bảo quản tốt các phương tiện và thùng chứa rác đã được nhà nước, tỉnh, thành phố cấp phát. Mọi sự hư hỏng, mất mác sau đó phải tự mua.

4.2.2. Quy hoạch hệ thống thu gom và vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt

4.2.2.1. Thu gom và vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt

- Hộ gia đình: các hộ gia đình tự trang bị các thùng đựng CTR 20 lít và túi đựng rác.

- Công sở, trường học: sử dụng các thùng chứa dung tích 20 lít tại các phòng, ban, các thùng dung tích 400l – 600l để tập trung rác, thuận tiện cho công tác thu gom.

- Rác nhà hàng, khách sạn: tự trang bị các thùng chứa, thường là thùng chứa dung tích lớn.

- Rác chợ: Tại các kios buôn bán tạp hóa trong nhà, trang bị dọc hành lang các thùng chứa rác (60l – 220l). Xây dựng các bô rác đạt tiêu chuẩn HVS tại chợ.

- Rác khu công cộng, đường phố: trang bị các thùng chứa rác (60l – 240l) trên các trục đường phố và tại các khu vực công cộng: công viên, khu vui chơi giải trí.

a. Công tác thu gom tập trung

Sử dụng hệ thống thu gom container cố định. Xe thu gom sẽ đi từ trạm đến vị trí thu gom, lấy thùng rác đổ lên xe, trả thùng rác rỗng về vị trí cũ rồi đến vị trí thu gom tiếp theo, cứ như thế cho đến khi thùng chứa đã đầy. Khi đó, xe thu gom sẽ vận chuyển rác về nơi tiếp nhận, rồi tiếp tục di chuyển đến vị trí lấy rác đầu tiên của tuyến thu gom tiếp theo. Khi hoàn tất công tác thu gom rác của một ngày làm việc, xe thu gom sẽ vận chuyển từ nơi tiếp nhận về trạm xe.

- Thu gom bằng xe cơ giới: sử dụng xe tải nhỏ hoặc xe ép rác chuyên dụng (phù hợp với điều kiện giao thông của khu vực) và được vận chuyển trực tiếp đến khu xử lý.

- Thu gom thủ công: sử dụng xe đẩy tay. Sau khi rác thu gom sẽ tập trung về điểm hẹn, khi đó các xe ép rác sẽ chịu trách nhiệm vận chuyển rác về khu xử lý.

 Hoạt động thu gom:

Tiến hành thu gom theo từng khu dân cư, gồm 2 hình thức: thu gom sơ cấp và thu gom thứ cấp.

 Thu gom sơ cấp

Hoạt động thu gom sơ cấp bao gồm thu gom CTR phát sinh từ các hộ dân, các trung tâm thương mại, cơ quan, chợ và đường phố.

Thu gom CTR từ các hộ dân:

Khu vực thu gom được chia thành nhiều cụm rải đều ở các phường, xã, mỗi cụm gồm khoảng từ 80 – 100 hộ gia đình, bố trí khoảng 2 đội thu gom (mỗi đội thu gom có 1 xe đẩy tay và 2 công nhân).

Những người thu gom CTR điều khiển phương tiện thu gom qua các dãy phố để thu gom CTR. Người dân để CTR trước nhà và công nhân thu gom sẽ đổ rác vào phương tiện thu gom. Phương tiện thu gom sau khi đầy rác sẽ được chở đến các điểm hẹn và chờ xe ép đến dỡ tải. Sau đó, công nhân thu gom có thể tiếp tục công việc hoặc ngừng công việc khi đã đủ số chuyến hay đã hoàn thành nhiệm vụ.

Phương tiện dùng để thu gom hiện nay chủ yếu là xe đẩy tay. Tuy nhiên, để đảm bảo công tác bảo vệ môi trường trong quá trình thu gom, nên sử dụng các xe có thùng chứa 1000 lít, có đậy nắp kín phục vụ thu gom CTR.

Riêng đối với dân cư sống ở các trục đường lớn, rác sẽ được thu gom bởi các xe tải hoặc xe chuyên dụng.

Thu gom CTR ở chợ, cơ sở thương mại, sản xuất.

CTRSH từ cơ quan, trường học, xí nghiệp: lưu trữ tại cơ sở bằng các thùng chứa thích hợp và được thu gom bằng các xe ép để vận chuyển trực tiếp đến BCL.

Riêng khu vực chợ: công nhân vệ sinh sẽ tiến hành quét rác ở khu vực buôn bán và trên các trục đường gần chợ. Tùy vào loại hình chợ (lớn hay nhỏ) mà bố trí lượng nhân công cho phù hợp. Thông thường, đối với chợ loại nhỏ (diện tích chợ 500 – 600 m2) chỉ cần 1 đội thu gom (2 – 3 công nhân và 1 xe đẩy tay), đối với chợ có diện tích lớn hơn thì bố trí 2 – 3 đội thu gom. Do lượng rác phát sinh tại các khu vực chợ là liên tục, do đó công tác thu gom chất thải rắn phải được tiến hành hằng ngày, và sau giờ tan chợ để giải phóng triệt để và kịp thời lượng rác trong ngày.

 Thu gom thứ cấp

Thu gom thứ cấp là hình thức thu gom tiếp theo sau khi thu gom sơ cấp, CTR được thu gom sơ cấp sẽ chuyển đến các điểm hẹn hay trạm trung chuyển để được các xe tải có tải trọng lớn hơn thu gom, vận chuyển đến BCL.

Một phần của tài liệu Đánh giá hệ thống thu gom vận chuyển và đề xuất biện pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Tam Kỳ tỉnh Quảng Nam. (Trang 54)