Xây dựng đường ống xăng dầu trên thực tế

Một phần của tài liệu Đường ống xăng dầu chi viện cho chiến trường Miền Nam trong kháng chiến chống Mĩ giai đoạn 1968 – 1975 (Trang 35 - 40)

7. Cấu trúc của đề tài

2.3.2.Xây dựng đường ống xăng dầu trên thực tế

Đường ống xăng dầu được hình thành từ nhiều ý tưởng khác nhau và cuối cùng cũng đã được chấp nhận và cho xây dựng con đường xăng dầu để làm công tác chi viện, phục vụ cho chiến trường miền Nam

Ngày 12 – 4 – 1968 Tổng cục Hậu cần cho thành lập đợn vị gọi là công trường Thủy lợi 01 (Vì công việc rất giống với việc dùng ống tưới nước cho đồng ruộng chí khác ở chỗ nước bây giờ là xăng). Ban đầu công trường chỉ có 34 chiến sĩ được huấn luyện cấp tốc về việc lắp đặt đường ống

Đến ngày 29 tháng 4 Công trường thủy lợi 01 được điều về khu vực Nghệ An và mang tên Công trường 18 với nhiệm vụ là chuyên trách về việc lắp đặt đường ống dẫn xăng dầu đầu tiên ở đây. Đại tá Mai Trọng Phước cục trưởng cục xăng dầu được giao nhiệm vụ trực tiếp chỉ huy công trường này. Khi được giao nhiệm vụ lãnh đạo tổng cục hậu cần có một câu căn dặn nổi tiếng “Nếu cần dát vàng vào để cho các đồng chí làm được tuyến đường ống này thì Tổng cục cũng không tiếc”.

Trong lúc này tất cả những người trong Công trường 18 cũng chưa có nhiều kiến thức về việc lắp đặt đường ống nên rất lúng túng khi bắt tay vào việc làm. Tuy nhiên ngay lúc đó thì nước ta cũng có Liên Xô và Trung Quốc giúp đỡ Liên Xô đã viện trợ cho chúng ta xăng dầu ngoài ra theo yêu cầu của Việt Nam còn sản xuất và cung cấp co nước ta nhiều bộ đường ống thép dã chiến mỗi bộ đủ lắp dài 100km kèm theo là một chiếc máy bơm. Đó là cơ sơ vật chất đầu tiên của hệ thống đường ống xăng dầu Trường Sơn. Liên Xô cử sang hai chuyên gia có kinh nghiệm về việc lắp đặt đường ống nhưng khi đó chiến tranh quá ác liệt nên các chuyên gia không thể vào Nam để thực hiện vì vậy cán bộ kĩ thuật Việt Nam

phải tự mình lắp đường.Lúc đó các cán bộ chuyên trách chưa có mà cùng một lúc phải sử dụng nhiều cán bộ kỹ thuật khác nhau như kĩ sư thủy lợi, kĩ sư điện, kĩ sư chế tạo máy, thợ hàn…thì mới chế tạo được máy bơm xăng dầu và nối các tuyến đường lại với nhau.

Đến ngày 10 – 08 – 1968 đoạn đường ống thép đầu tiên đã được lắp qua vùng Tam giác Vinh – Nam Đàn – Linh Cảm. Đoạn này dài 42 km nối từ kho xăng N1 thuộc xã Nam Thanh huyện Nam Đàn – Nghệ An vượt qua sông Lam và sông La tới kho N2 thuộc huyện Can Lộc tĩnh Hà Tĩnh.

Đây là đoạn đường ống đầu tiên nên việc khó khăn nhất là lắp đặt đường ống vượt qua sông Lam. Bộ đội ta đã phải dùng phương án đặt ống ngầm dưới đáy sông. Đêm 22 - 06 – 1968 công trường tổ chức vượt sông, máy bay Mĩ gầm rú trên bầu trời, bộ đội ta đã phải lợi dụng ánh sáng đó để kéo ống lên. Cứ lắp xong một đoạn thì hiệu lệnh kéo pháo ở bên này vang lên cứ như thế đoàn người miệt mài lắp đặt cho đến sáng ngày 23 – 06 thì toàn bộ đường ống dài 500 mét đã được kéo qua sông. Tất cả đoạn ống này đều nằm im dưới đáy sông máy bay cũng không thấy mà mùa nước lũ cũng được an toàn.

Sau khi lắp đoạn dưới sông được an toàn đến việc lắp đặt ở trên đất liền thì các chiến sĩ thuộc công trường 18 quyết định mượn trâu và cày của hợp tác xã để cày một đường thật sâu trên mặt ruộng sau đó lấp đất lại và vẫn sản xuất như thường đến khi trời sáng thì máy bay Mĩ vẫn không phát hiện ra có gì mới nên khó lòng đánh phá. Cứ như vậy mỗi đêm lắp được khoảng 1km sau 45 ngày toàn bộ đường ống dài 42 km được hoàn thành. Sau khi bơm nước vào ống để thử từ kho Nam Thanh tới kho Nga Lộc an toàn. Đây cũng là kết quả đầu tiên của hệ thống khổng lồ Bắc – Nam.

Từ thành công này ban chủ nhiệm tổng cục hậu cần đã chủ trương lấy đoạn này làm trung tâm để kéo dài ra hai đầu. Một đầu từ kho N1 vươn ra Bắc nối thông với vùng không có chiến sự để tạo nguồn xăng ở đầu được ổn định, một đầu từ kho N2 tiếp tục vươn vào phía Nam để phục vụ cho chiến trường.

Đường ống phía Nam có hai ngả: Ngả vượt Tây Trường Sơn tiếp nối với đoạn X42, có công trường X42 với nhiệm vụ kéo đường ống từ Nga Lộc vào đến công kho RH11 thuộc nhóm Rục (Quảng Bình). Công trường 18 bàn giao tuyến X42 cho đơn vị khác vào đây làm tiếp đoạn ống xuyên, vượt đèo Mụ Giạ sang Lào đến kho Nà Tông và dần dần vào cho đến tận Trung Lào

Cho đến tết âm lịch năm 1969 thì đoạn đường này hoàn thành và xăng đã được bơm qua đèo Mụ Giạ để giao cho tram 31 có trách nhiệm cấp phát cho các đoàn xe vận tải. Đoàn 559 tiếp tục đi vào Nam. Đến giao thừa năm 1969 thì xăng đã đầy kho Nà Tông.

Đến tháng 3 năm 1969 công trường 18 làm tiếp đoạn ống từ Nà Tông đến Ka Vát dài tới khoảng 350km. Đúng ngày 09- 03 – 1969 xăng đã được vận hành thông suốt từ Vinh qua Trung Lào đến Ka vát. Trong năm 1969 tuyến đường ống Tây Trường Sơn này tiếp tục vượt sâu vào phía Nam, tới Hạ Lào tạt qua Tây Nguyên vào đến miền Đông Nam Bộ.

Ngả đi theo hướng Đông Trường Sơn bắt đầu thi công cũng từ đầu năm 1969. Tổng cục hậu cần tổ chức thêm một công trường gọi là công trường 18B. Đoạn đường ống cũng bắt đầu từ Quảng Bình tại trạm xăng dầu Bến Quang vượt qua đường số 9 ở Cam Lộ, đi tắt một đoạn qua biên giới Lào rồi vào tới tận Tây Nguyên.

Tiếp tục ở đoạn này có một chuyện kỉ lục mà sau này người ta mới biết là việc đưa xăng qua đèo với độ cao lên tới 1.000m nghĩa là áp suất đường ống lên tới 400 atmosphere mà trong lịch sử vận chuyển xăng dầu bằng đường ống thế giới chưa có nước nào vận chuyển ở độ cao như thế. Sau khi bộ đội ta lắp đặt xong đã thử bơm nhiều lần nhưng không thành công. Cuối cùng bộ đội ta cũng nghĩ ra một cách là đặt nhiều trạm bơm đẩy kiểu PNU 35/ 70 để bơm xăng lên từng cấp. Cuối cùng cách đó đã bơm được xăng dầu qua đèo và không bị vỡ ống. Đây là một kỷ lục của thế giới tất nhiên thời kì này chưa được công bố vì thuộc vào bảo mật quốc gia và không ai được tiết lộ.

Tính đến năm 1972 hai đoạn đường ống Đông và Tây Trường Sơn đã có

chiều dài tới 700km với khối lượng dữ trữ xăng dầu là 12.800m3.

Ở ngoài Bắc từ năm 1970 tận dụng thời gian ngừng ném bom của Mĩ tổng cục hậu cần quyết định làm thêm đoạn đường từ Hà Nội tới Nghệ An. Lúc này chúng ta phải sử dụng những đường ống cố định để xây dựng vì những đoạn mà do Liên Xô viện trợ chúng ta sử dụng hết. Từ giữa năm 1970 thì thi công đến cuối năm 1971 thì hoàn thành. Như vậy xăng dầu từ tổng kho dự trữ lớn nhất ở phía Bắc đã đặt tại Nhân Vực ở phía Nam – Hà Nội đã được đưa trực tiếp qua Khu IV vào cả hai tuyến Đông và Tây Trường Sơn

Đến mùa xuân năm 1972 nguồn xăng từ Hải Phòng bị tắc nghẽn do Mĩ oanh tạc dữ dội. Nhà nước quyết định làm thêm đường ống nối từ Bãi Cháy về Hải Dương rồi từ đó chuyển về Nhân Vực chính nhờ vậy các tàu chở có thể trực tiếp chuyển dầu vào cho các chiến trường miền Nam.

Đến mùa xuân năm 1973 sau khi kí Hiệp định Pari vấn đề đặt ra là phải triển khai gấp lực lượng ở phía Nam để chuẩn bị cho cuộc tổng tiến công. Khi đó đường ống Đông và Tây Trường Sơn đã được kéo dài và gặp nhau tại ngã ba biên giới Plây Khốc từ đó đường ống được lắp đặt qua những đỉnh núi cao hàng nghìn km và nhiều địa danh nổi tiếng sau này và trạm cuối cùng là trạm Bù Gia Mập.

Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên, Tư lệnh Binh đoàn Trường Sơn kể: “Từ đây

nhiên liêu đã thực sự thỏa mãn kịp thời cho vận tải, đảm bảo yêu cầu cơ động cao của các quân và binh chủng với mọi quy mô, mọi thời gian, mọi địa điểm và sẽ phục vụ đắc lực cho các chiến dịch”[20;tr.143].

Và đến khi nhu cầu về nhiên liệu ở chiến trường rất lớn và cần phải đáp ứng kịp thời thì đoàn 559 đã đối phó lại được với tình hình của thực tế là quyết định tổ chức cả một hệ thống các kho, trạm để cung cấp cho chiến trường. Hệ thống đó được phân thành 4 đoạn:

Đoạn 1 do Trung đoàn 671 tuyến phía Đông đảm nhận tiếp dầu dieel tại Đông Hà gọi là Ô 22, vận hành qua các trạm A Sầu, A Lưới, bơm tiếp vào trạm

Ô 14. Trung đoàn này cũng có trách nhiệm tiếp nhận xăng dầu từ Bến Quang đi qua Ô 11, Ô 15, Ô 16 cho tới Ô 19 của Khâm Đức thuộc Kontum. Trung đoàn 10

kho dự trữ với lượng 6.800 m3, gồm 36 trạm bơm và cấp phát.

Đoạn 2 do Trung đoàn 592 thuộc phía Tây Trường Sơn tiếp nhận xăng dầu tại Ô 1 thuộc Quảng Bình vận hành lên Bản Đông thuộc đường 9, Nam Lào, giọi là Ô 2 đi tới sát vùng 3 biên giới Đông Dương. Trung đoàn này có 13 kho dự trữ

với lượng xăng dầu là 6.900m3 gồm 36 trạm bơm và cấp phát

Đoạn 3 do Trung đoàn 532 tiếp nhận xăng từ Plây Khốc, Ô 10 đầy theo đường ống tới Dakrong vào tới Pô Cô. Trung đoàn này có 12 kho với trữ lượng

7.600m3. Có 26 trạm bơm và cấp phát.

Đọan 3 do Trung đoàn 537 tiếp nhận xăng từ Bắc Pô Cô, Ô 23 đẩy xăng vào các vị trí ở cuối phía Nam cho tới đoạn Bù Gia Mập, tức là tới tận Miền

Đông Nam Bộ gọi là Ô 30. Trung đoàn này có 11 kho với trữ lượng 5.750 m3 và (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

23 trạm bơm và cấp phát.

Công trình cung cấp xăng dầu cho tuyền tuyến này được mang mật danh là Công trình thủy lợi B 12. Tuyến ống bắt đầu từ Quảng Ninh và Lạng Sơn đi qua các tỉnh như Hà Bắc, Hải Hưng, Hà Tây, Ninh Bình, Thanh Hóa, Tây Nguyên và cho tới tận miền Nam của Tổ quốc.

Trực tiếp cấp phát vốn xây dựng tuyến xăng dầu B 12 là Phòng cấp phát B 12 đặt tại Hội sở Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam ở Hà Nội. Phòng do ông Thơ làm trưởng phòng, các ông Tú, ông Hòa làm phó trưởng phòng và hai nhân viên khác. Các chi nhánh Quảng Ninh, Lang Sơn…trực tiếp quản lý các xí nghiệp xây lắp nhận thầu thi công tuyến ống và phối hợp với phòng cấp phát B 12 ở Trung ương trong việc giám sát chất lượng, tiến độ, khối lượng và nghiệm thu.

Đến năm 1973 sau khi Hiệp định Pari đã kí kết thì công tác chuẩn bị cho cuộc Tổng tiến công ngày càng gấp rút hơn không chỉ về xăng dầu mà các lĩnh vực khác cũng được chú ý, khẩn trưởng chuẩn bị để giành thắng lợi khi có thời cơ.

Một phần của tài liệu Đường ống xăng dầu chi viện cho chiến trường Miền Nam trong kháng chiến chống Mĩ giai đoạn 1968 – 1975 (Trang 35 - 40)