Một số ý kiến, đánh giá, nhận xét về con đường xăng dầu chi viện cho chiến

Một phần của tài liệu Đường ống xăng dầu chi viện cho chiến trường Miền Nam trong kháng chiến chống Mĩ giai đoạn 1968 – 1975 (Trang 43 - 57)

7. Cấu trúc của đề tài

2.4. Một số ý kiến, đánh giá, nhận xét về con đường xăng dầu chi viện cho chiến

chiến trường miền Nam trong kháng chiến chống Mĩ giai đoạn 1968 – 1975

Con đường xăng dầu hoàn thành năm 1975 khi đó cũng là khi kết thúc chiến tranh, đất nước trở lại độc lập và hòa bình, nhân dân được sống trong cảnh tự do, hạnh phúc. Tuy nhiên cho đến năm đó và những năm sau này không phải ai cũng biết tới con đường đó vì đây là con đường huyền thoại mà người Mĩ chưa hề biết đến. Sở dĩ họ không biết tới vì họ không thể nào tưởng tượng ra rằng trong điều kiện kĩ thuật Việt Nam như những năm 1968, lại liên tục bị đánh phá dữ dội ở bất cứ đoạn đường nào nhưng tuyến đường ông xăng dầu dài hàng nghìn kilomet vẫn có thể được hình thành suốt từ biên giới Việt – Trung vào sâu đến tận Nam Trung Bộ. Một bất ngờ nữa là những nhánh nhỏ của con đường lại được nối với các cảng nhỏ để tiếp nhận dầu từ các tàu biển…Bên cạnh đó không chỉ người Mĩ là đối phương của ta bị hệ thống của ta bí mật che mắt mà cả những nước bạn của ta như Liên Xô, Trung Quốc những nước đã trực tiếp viên trợ và giúp đỡ ta cả về xăng dầu và đường ống cho Việt Nam cũng không thể hình dung nỗi là Việt Nam có thể làm một đường ống dẫn xăng dầu có quy mô và tổ chức như thế.

Không chỉ có đế quốc Mĩ ngạc nhiên mà cả thế giới cũng phải ngạc nhiên họ chỉ biết đến chiến thắng mùa xuân năm 1975 chứ họ không thể biết hết được là xăng, dầu từ đâu tới và làm như thế nào để có thể cung cấp đủ cho chiến trường ác liệt khi đó. Đó là những câu hỏi mà cho đến nay khi chiến tranh đã lùi xa gần 40 năm nhưng vẫn chưa có câu trả lời nào đích đáng và thỏa mãn vì khi đó cho tới bây giờ nhiều tài liệu vẫn còn nằm trong bí mật quốc gia.

Chiến thắng của dân tộc, thành công của các chiến sĩ ngành xăng, dầu là sự

“đồng tâm, hợp lực” của tất cả các cán bộ, chiến sĩ. Tuy nhiên trong đó phải kể

đến vai trò của những người đi đầu, những người mở đường, tâm huyết với con đường từ lúc mới là ý tưởng cho đến khi hoàn thành và dân tộc được giải phóng.

Ngày 17 – 02 – 1975 Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã gửi điện khen ngợi bộ

đội xăng dầu “Sau một thời gian lao động khẩn trương, vượt qua nhiều khó khăn

trong công tác, các đồng chí đã hoàn thành thắng lợi việc xây dựng một tuyến xăng dầu rất dài từ hậu phương ra tuyền tuyến. Thành tích đó có ý nghĩa to lớn, góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho nhiệm vụ chiến đấu của quân và dân ta trên khắp chiến trường

Thường vụ Quân ủy Trưng ương rất vui mừng và khen ngợi công lao đó của toang thể cán bộ, chiến sĩ, công nhân viên ngành xăng dầu quân đội…”[20;tr.146]

Thủ tướng Chu Ân Lai ở Trung Quốc sau khi biết đến con đường xăng dầu hoạt động trong chiến tranh chống Mĩ cứu nước của Việt Nam cũng đã phải thốt lên bất ngờ rằng: “Tôi không ngờ là Việt Nam lại làm được đường ống xăng dầu dài đến 5.000km và ông đã cử một phái đoàn gần 20 kĩ sư và tiến sĩ hiểu biết về đường ống xăng dầu đi tham quan từ Hà Nội vào đến đèo Mụ Gia”. Điều này chứng tỏ Trung Quốc trong thời gian chúng ta làm đường và tuyến đường chúng ta hoạt động thì Trung Quốc cũng không biết nhiều và họ lấy làm ngạc nhiên khi con đường chúng ta hoàn thành.

Còn về phía Mĩ? Các chuyên gia, nhà báo, nhà nghiên cứu của ta cũng đã có nhiều cuộc tiếp xúc với các chuyên gia, những nhà lãnh đạo, nhà nghiên cứu người Mĩ trong đó có chuyên gia về lịch sử chiến tranh Việt – Mĩ là ông Nguyễn Kỳ Phong ở Wasington xem phía Mĩ đã biết những gì về hệ thống con đường

ống dẫn dầu trên đường Hồ Chí Minh và được trả lời như sau: “Mĩ biết rõ hệ

thống đường ống và những tiến trình xây dựng con đường đó. Tuy nhiên, Mĩ quan sát hệ thống đó một cách gián tiếp bằng nhiều cách: 1. Cho những toán biệt kích theo dõi các đoàn xe di chuyển trên các con đường và gián điệp thấy

những hoạt động xây cất những ống dẫn dầu này. Nhưng quân lệnh không cho phép các toán biệt kích này đánh phá. Phần lớn họ chỉ có nhiệm vụ đếm bao nhiêu chuyến xe lên, xuống, nghe lén đường điện thoại của các binh trạm, thẩm định lại các tọa độ quan trọng ( tọa độ của các binh trạm, của các kho chứa hàng). Vì vậy họ chỉ báo lại cho cấp trên mà không có những hành động chống phá gì. 2. Còn kế hoạch đánh phá đường ống thì nằm trong kế hoạch chung nhằm ngăn chặn ở các tuyến xâm nhập để ít tốn kém hơn về bom đạn”

[20; tr.147].

Qua đó ta cũng biết rằng Mĩ biết về hệ thống đường ống dẫn dầu của chúng ta xây dựng nhưng chắc là không biết rõ chi tiết hết mà chỉ quan sát qua gián tiếp mà nếu chúng có đánh phá thì cũng không đánh phá lại được quyết tâm của các chiến sĩ, các cán bộ nghành xăng dầu của chúng ta. Chính vì những chủ quan và sợ tốn kém như Mĩ đã từng suy nghĩ và tính toán cho nên mới dẫn đến hậu quả là đế quốc Mĩ phải thua cuộc trên bầu trời Việt Nam.

Không chỉ có các chuyên gia, những nhà nghiên cứu ngoài nước mà cả ở trong nước, những người từng trực tiếp tham gia xây dựng, chỉ đạo tuyến đường khi đó cũng như sau khi chiến tranh kết thúc đã luôn mang theo bên mình nhưng hồi ức một thời không thể nào quên. Nhà thơ quân đội Nguyễn Đức Mậu trong bài thơ “Chiến sĩ xăng dầu” có đoạn, viết về tiểu đoàn đường ống xăng dầu 668 - Đơn vị Anh hùng LLVT Nhân dân:

“Từ tháng năm gian khổ ban đầu

Đường xăng chảy trên vai người áo bạc Nơi trọng điểm Trường Sơn chất ngất Chiến sĩ gùi xăng vượt dốc băng rừng Trăm lối mòn ghi bao dấu tích

Núi đá nghìn năm tạo dáng tượng đài Hang đá hoang sơ bập bùng ánh lửa Dấu chân người trùng với dấu chân nai Rồi đường ống đầu tiên xuyên núi

Xuyên qua nghìn ngày đạn nổ bom rơi Qua cơn đói và qua cơn sốt

Đường xăng đi thấm máu bao người...”

Đường xăng đi qua đã thấm rất nhiều mô hôi và máu của người dân Việt Nam trong gian khổ, khó khăn, ác liệt, hy sinh... nhưng những người lính đường ống xăng, dầu vẫn kiên cường, anh dũng và lạc quan, yêu đời để xây dựng tuyến đường thành công mang lại một niềm vui lớn hơn tất cả các niềm vui.

Những chuyên gia, nhà nghiên cứu, những nhà sử học đã tìm hiểu nghiên cứu về con đường dẫn xăng dầu này. Trong lòng mỗi người chắc hẳn sẽ có những cảm nhận, những suy nghĩ riêng cho mình. Riêng đối với bản thân tôi khi trực tiếp nghiên cứu, tìm hiểu về con đường xăng dầu chi viện cho chiến trường miền Nam trong kháng chiến chống Mĩ giai đoạn từ 1968 – 1975 này cũng có những cảm nhận riêng, những suy nghĩ riêng và cùng với đó là niềm tự hào, là sự khâm phục đối với những chiến sĩ ngành xăng dầu lúc đó không quản ngại hi sinh, gian khổ, mưa bom bão đạn để hoàn thành con đường kịp thời chi viện cho chiến trường miền Nam.

Cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của dân tộc ta đã kết thúc gần 40 năm nhưng những gì đã qua, những gì đã diễn ra trong cuộc kháng chiến đó vẫn còn nguyên giá trị bởi cuộc chiến tranh chống Mĩ là một trong những cuộc chiến tranh khốc liệt nhất, để lại nhiêu dư âm nhất trong lòng nước Mĩ và tâm linh của nhân loại vào thế kỉ XXI. Những dấu ấn đó có nhiều chiều và nhiều ý nghĩa khác nhau là niềm tự hào của người chiến thắng, là sự bẽ bàng, khủng hoảng về chính trị và đời sống tâm linh của người nước Mĩ, là sự day dứt nơi những người đã từng tham gia trong quân đội và chính quyền Việt Nam cộng hòa khi đó. Trong số những dư âm đến ngày nay trong lòng người dân nước Mĩ cung như của thế giới phải kể đến nỗi băn khoăn của họ về các tuyến đường Trường Sơn. Tuy nhiên các tuyến đường như đường Hồ Chí Minh trên bộ hay trên biển cũng phần nào biết rõ hơn còn con đường ống xăng dầu dường như người Mĩ cũng biết rằng có và cũng đánh phá được một số điểm. Nhưng nó có bằng cách nào và nó đóng

vai trò ra sao trong việc cung cấp nhiên liệu cho đoàn xe vận tải trong các trận đánh lớn ở miền Nam thì các thông tin vẫn còn chưa đầy đủ và chính xác. Chính vì thế cho nên các nhà lãnh đạo của Mĩ rất bất ngờ và đến nay vẫn day dứt vì sự thất bại của Mĩ ở chiến trường Việt Nam.

Như chúng ta đã biết vào những năm 1968 khi mà chiến trường miền Nam sau cái tết Mậu Thân ngày càng trở nên khốc liệt và yêu cầu chi viện cho chiến trường đối với hậu phương ngày càng cao điều đó thôi thúc các chiến sĩ ở chiến trường cũng như ở hậu phương phải dốc hết sức mình và quyết tâm hơn nữa để đẩy nhanh thắng lợi trong khi đó con đường vận chuyển xăng dầu vẫn còn dùng nhưng biện pháp thô sơ, lạc hậu để vận chuyển như bằng ô tô, gùi hay cõng xăng như thế thì không hiệu quả mà có nhiều rủi ro cho những người vận chuyển. Từ đó yêu cầu đặt ra là phải có con đường ống xăng để dẫn xăng dầu từ ngoài miền Bắc vào tới tận miền Nam để cung cấp cho chiến trường. Có thể nói từ thực tế và kết hợp với lý luận Đầu tiên là của Đại tướng Võ Nguyên Giáp tiếp theo là sự thử thách táo bạo trên thực tế của cơ sở là một đơn vị bộ đội cùng với đó là sự kết hợp giữa ý tưởng của đại tướng Võ Nguyên Giáp với cơ sơ thông qua bộ óc dám nghĩ dám làm của Trung tướng Đinh Đức Thiện thì tuyến đường ống xăng dầu đã được hình thành và xây dựng trong suốt quá trình từ năm 1968 đến năm 1975 khi đất nước được độc lập, thống nhất thì con đường cũng đã hoàn tất và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình.

Tuy Việt Nam tương đối yếu về mặt vật chất, nhưng ý chí chiến đấu và nghị lực mạnh hơn quân Mĩ. Nhân dân Việt Nam tiến hành cuộc chiến tranh chính nghĩa, quân Mĩ lại tiến hành cuộc chiến tranh phi nghĩa. Binh sĩ Mĩ và nhân dân Mĩ đều hiểu rõ thực tế này nhưng những nhà lãnh đạo Mĩ thì lại theo đuổi những tham vọng vượt xa so với nhưng suy nghĩ của Mĩ để từ đó nhận lấy những hậu quả và những bài học đích đáng .

Nhà sử học Mĩ Davidson tán thành với quan điểm này, cho rằng, trong toàn bộ thời gian của cuộc chiến tranh, Mĩ rất ít cân nhắc đến hậu quả chính trị, kinh tế và tâm lý của chiến tranh, không ai coi trọng rất nhiều dân thường bị thiệt

mạng và sự phá hoại không cần thiết do chiến tranh gây ra, kết quả đã gây ảnh hưởng chính trị tiêu cực.

Để có được như ngày hôm nay, cũng như để có được con đường mà dòng xăng, dầu chảy từ miền Bắc và đến tận miền Nam Trung Bộ thì không thể kể hết được những hi sinh, những vất vả thầm lặng của các anh, các chị… Những cảnh ngộ, những con số thương vong, những cảnh hy sinh của bộ đội và thanh niên xung phong với tinh thần làm việc đầy sáng tạo và sẵn sàng xả thân để có tuyến đường ống dẫn xăng dầu vươn sâu vào chiến trường. Đây như là một câu chuyện phi thường khiến người ta phải kinh ngạc về tư tưởng táo bạo, lòng dũng cảm và tài trí những con người Việt Nam nhưng thật sự nó đã diễn ra đúng như thế. Làm sao có thể lắp đặt một tuyến ống dài hàng trăm rồi hàng nghìn kilômet qua đồng ruộng, sông suối, xuyên rừng núi, vắt qua những vách đá dốc dựng... phơi mình dưới bầu trời bị không lực đối phương ngày đêm bắn phá; phơi mình trong môi trường độc hại và khắc nghiệt, với trang bị kỹ thuật thô sơ đến mức một cái thước logarit cũng là hiếm hoi, có lúc phải dùng cách đếm bước chân để đo đạc, tính toán những chênh lệch bình độ nhưng cao hơn hẳn những khó khăn là lòng quyết tâm của các chiến sĩ, cán bộ toàn thể nhân dân một lòng quyết tâm, bằng mọi cách có thể thắng được đế quốc Mĩ là cứ làm.

Trải qua 7 năm xây dựng với tổng chiều dài của con đường là hơn 5.000km là con số không hề nhỏ và không phải nước nào cũng làm được. Đó đúng là một kì tích, một huyền thoại như Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên đã từng nói Nếu gọi đường Hồ Chí Minh là một huyền thoại thì đường ống xăng dầu là huyền thoại

trong huyền thoại đó. Chính vì vậy đường ống xăng dầu có đóng góp to lớn

trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của cả dân tộc. Giả sử nếu không có con đường ông xăng dầu, không thành lập các binh trạm thì cống tác vận chuyển xăng dầu vào cho các xe vận tải vào các chiến trường khi nòa mới hoàn thành và chắc chắn là sẽ mất bao nhiêu công sức nữa cho cuộc chiến này, điều đó cũng có nghĩa là chiến tranh sẽ kéo dài thêm bao nhiêu năm không ai có thể tinh toán được. Nhờ có đường ống xăng dầu mà các chuyến xe làm công tác chi viện sức

người, sức của cho chiến trường được nhanh hơn và không còn có cảnh xe ù tắc chỏ đổ xăng hay xe nằm dài chờ có xăng mới có thể hoạt động và vận chuyển. Có thể nói nhờ có tuyến đường ống dẫn xăng dầu mà công việc chi viện cho chiến trường miền Nam được thuận lợi hơn và nhanh chóng hơn và tất nhiên cũng góp phần to lớn vào thắng lợi của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến chống Mĩ.

Những vất vả các anh trải qua, những thắng lợi vẻ vang các anh nhận lại được là những bài học, những giá trị cho các thế hệ mai sau noi theo nói chung và ngành xăng dầu nói riêng để luôn thắp sáng và sống tự hào, xứng đáng với công sức các anh bỏ ra cho dân tộc. Để cho dân tộc ta luôn luôn sáng ngời với lý tưởng cách mạng, luôn luôn phấn đấu đi lên sánh ngang với các cường quốc năm châu như mong muốn của Bác Hồ muôn vàn kính yêu của chúng ta.

KẾT LUẬN

Cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của nhân dân ta giành được thắng lợi vẻ vang. Đất nước đã được độc lập, tự do. Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân

hoàn thành trong cả nước, thắng lợi đó: “mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc ta

một trong những trang chói lọi nhất, một biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con người, đi vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại của thế kỉ XX, một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế

và có tính thời đại sâu sắc”[12;tr.207].

Để có được thắng lợi trong cuộc đụng đầu lịch sử với đế quốc Mĩ đó là kết quả quyết tâm chiến đấu của cả dân tộc, là sức mạnh to lớn về vật chất và tinh thần của hai miền cộng lại. Trong đó phải kể đến sự chi viện rất lớn từ miền Bắc vào miền Nam trong suốt những năm tháng kháng chiến. Từ năm 1965 trở đi, miền Bắc vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của Mĩ vừa ra sức sản xuất, dốc sức mình chi viện cho tiền tuyến lớn miền Nam - Đó là một kì tích, một huyền thoại mà không mấy nước trên thế giới làm được. Trong số những kì tích đó nổi bật lên là xây dựng và hoàn thành đường ống xăng dầu dài hơn 5000 km

Một phần của tài liệu Đường ống xăng dầu chi viện cho chiến trường Miền Nam trong kháng chiến chống Mĩ giai đoạn 1968 – 1975 (Trang 43 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)