7. Cấu trúc của đề tài
2.3.3. Hoạt động của tuyến đường
Tuyến đường được xây dựng từ năm 1968 đến năm 1975 thì hoàn thành và trong khoảng thời gian đó tuyến đường vừa luôn luôn được xây dựng và hoàn thành với sự nỗ lực rất cao của các chiến sĩ luôn phấn đâu hi sinh vì Tổ quốc.
Hoạt động của tuyến đường cũng được bắt đầu từ năm 1968 trải qua rất nhiều khó khăn gian khổ có khi phải bỏ mạng trên cả chiến trường để tuyến đường được hoạt động liên tục và cung cấp xăng dầu cho chiến trường miền Nam.
Ngày 12 – 04 – 1968 Tổng cục hậu cần cho thành lập một đơn vị mang tên Công trường thủy lợi 01 vì công việc lắp rắp đường ống dẫn dầu có nhiều việc giống với việc làm thủy lợi.
Đến ngày 29 tháng 4 Công trường thủy lợi 01 được điều về khu vực Nghệ An và mang tên Công trường 18 với nhiệm vụ xây dựng hệ thống dẫn xăng dầu đầu tiên ở đây. Khi nhiệm vụ đã được giao thì lãnh đạo công trường có một câu
nói bất hủ là “Nếu cần dát vàng vào để cho các đồng chí làm được tuyến đường
ống này thì Tổng cục cũng không tiếc”[20;tr.134].
Với quyết tâm của các đồng chí lãnh đạo và của các chiến sĩ cùng với sự giúp đỡ của các nước bên ngoài nhất là Liên Xô thì chúng ta cũng đã dần khắc phục được khó khăn và đến ngày 10 – 08 – 1968 đoạn đường ống đầu tiên đã được lắp qua vùng Vinh – Nam Đàn – Linh Cảm. Đoạn này dài 42 km. Đoạn này lắp đặt rất khó khăn vì có nhiều sông, giặc Mĩ thì ngày đêm oanh tạc nhưng với sự mưu trí, sáng tạo, lòng quyết tâm dũng cảm của mình thì đoạn đường ống đầu tiên đã được hoàn thành trong niềm vui khôn xiết của tập thể lạnh đạo, những chiến sĩ ngành xăng dầu.
Việc đưa đường ống được đại tá Mai Trọng Phước kể lại rằng: “Chúng tôi
đã dùng sức người để kéo ống như bộ đội ta kéo pháo vào Điện Biên Phủ năm xưa. Chúng tôi quan hệ với địa phương và xin thêm sự hỗ trợ. Đêm ngày 22 – 06 – 1968 công trường tổ chức vượt sông máy bay Mĩ gầm rú trên đầu, thả pháo sáng rực trời và chúng tôi lợi dụng ánh sáng đó để thi công. Cứ lắp rắp xong
một đoạn thì hiệu lệnh kéo ống pháo vang lên. Những cánh tay bờ bên này nâng ống lên để người bên kia níu dây kéo ống qua. Khi đường ống kéo dài tới cả trăm mét thì sức người cũng không kéo nổi phải dùng đến sự hỗ trợ của chiếc xe Zíp Rumani kéo đỡ. Đến 5 giờ sáng hôm sau ngày 23 – 06 thì toàn bộ đường ống dài 500 mét đã được kéo qua dòng sông Lam an toàn. Tất cả đoạn ống này đã được nằm im dưới đáy sông, máy bay không hề thấy và đến mùa nước lũ cung không bị ảnh hưởng…”[20;tr.136].
Không quản ngại hi sinh, vất vả các cán bộ chiến sĩ đã nỗ lực hết mình đến ngày 10 – 08 – 1968 xăng đã được đưa vào đường ống và dòng xăng đầu tiên đã được dẫn qua ống từ kho Nam Thanh tới kho Nga Lộc một cách an toàn.
Đến năm 1969 tuyến đường ống Tây Trường Sơn này tiếp tục vươn sâu vào phía Nam qua Hạ Lào, tới Tây Nguyên vào đến tận miền Đông Nam Bộ
Đường ống tiếp tục được xây dựng đến năm 1972 cả hai đoạn đường cả Đông và Tây Trường Sơn đã có chiều dài tới 700km với khối lượng dự trữ xăng
dầu là 12.800m3.
Cho đến mùa xuân năm 1973 lúc này toàn bộ hệ thống vận tải đã có 16.455 xe cơ giới hoạt động. Do nhu cầu về nhiên liệu rất lớn và không thể tổ chức theo hệ thống cung ứng theo hệ thống cũ. Đoàn 559 đã tổ chức cả một hệ thống các kho trạm cung ứng xăng và đặt mật hiệu lag “Ô”. Có hàng chục “Ô” được đặt rải rác trên hệ thống con đường Hồ Chí Minh. Có 4 trung đoàn chuyên trách hệ thống ống và kho xăng dầu cung cấp cho các tuyến đường. Tổng số hệ thống kho
là 50 kho dã chiến liên hoàn với nhau và có trữ lượng là 27.050 m3 nhiên liệu với
hơn 114 trạm bơm đẩy với công suất bơm 600 – 800 m3/ ngày
Với hệ thống phân bổ các trạm cấp phát và hệ thống đường ống liên hoàn như trên. Đoàn 559 đã đảm bảo cấp phát xăng cho 1 tiểu đoàn ô tô trong 1 giờ 30 phút. Tính trung bình mỗi ngày mỗi binh trạm trên hệ thống đường ống này đã cấp phát nhiên liệu cho 800 xe. Trên toàn tuyến mỗi ngày cấp phát cho 15.800 xe. Chính vì vậy nên không còn tình trạng ùn tắc xe, xe phải dừng lại vì chờ đợi nguyên liệu.
Với sự nổ lực và quyết tâm rất cao của các cán bộ chiến sĩ và của toàn dân tuyến đường ống cuối cùng cũng được hoàn thành và đi vào hoạt động dần trong những ngày đầu mới xây dựng. Hoạt động của tuyến đường cùng với các yếu tố khác đã góp phần to lớn vào thành công chung của cả nước. Đưa nước ta bước sang một trang sử mới trong dòng lịch sử dân tộc