Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Đường lối ngoại giao của Đảng Cộng sản Việt Nam trong cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung phát triển năm 2011). (Trang 31 - 33)

7. Kết cấu đề tài

1.3. Kết quả thực hiện đường lối đối ngoại trong Cương lĩnh năm 1991

1.3.2. Hạn chế và nguyên nhân

Bên cạnh những thành cơng đã đạt được thì q trình thực hiện đường lối mở rộng quan hệ đối ngoại, hội nhập kinh tế quốc tế cũng bộc lộ những hạn chế:

* Quan hệ đối ngoại của Việt Nam với các nước lớn trên thế giới còn bị động, lung túng.

Trong quan hệ với các nước, nhất là các nước lớn, chúng ta còn lúng túng bị động. Chưa xây dựng được quan hệ lợi ích đan xen, tùy thuộc lẫn nhau với các nước. Một số chủ trương, cơ chế, chính sách chậm được đổi mới so với yêu

cầu mở rộng quan hệ đối ngoại, hội nhập kinh tế quốc tế; hệ thống luật pháp và chính sách kinh tế thương mại chưa hồn chỉnh; khơng đồng bộ gây khó khăn cho việc thực hiện các cam kết của các tổ chức kinh tế quốc tế. Chưa hình thành được một kế hoạch tổng thể và dài hạn về hội nhập kinh tế quốc tế và một lộ trình hợp lý cho việc thực hiện các cam kết.

* Đội ngũ cán bộ làm công tác đối ngoại còn thiếu cả về số lượng và chất lượng nên sự phối hợp chưa chặt chẽ, đồng bộ, công tác nghiên cứu, dự báo chiến lược về đối ngoại chưa sâu.

Đội ngũ cán bộ lĩnh vực đối ngoại nhìn chung chưa đáp ứng được cả nhu cầu cả về số lượng; cán bộ doanh nghiệp ít hiểu biết về luật pháp quốc tế, về kỹ thật kinh doanh; công tác tổ chức chỉ đạo chưa sát và chưa kịp thời. Khả năng cập nhật thơng tin đối ngoại của cán bộ cịn bị động, chưa linh hoạt. Tình trạng một số cán bộ có phẩm chất đạo đức chưa tốt, tệ nạn quan liêu, độc đốn làm ảnh hưởng tới cơng tác đối ngoại vẫn tồn tại. Công tác tham mưu cho lãnh đạo Đảng và Nhà nước về đối ngoại, nghiên cứu cơ bản và dự báo về tình hình thế giới, khu vực, về đối tác cần được tăng cường hơn nữa cả về mức độ cũng như chất lượng, xử lý nhanh nhạy các vấn đề mới nảy sinh có lợi nhất cho đất nước.

Những hạn chế trên phán ánh sự yếu kém nhất định của việc thực hiện chính sách đối ngoại trong bối cảnh mới hiện nay. Chính điều đó đặt ra u cầu phải tiếp tục bổ sung, phát triển đường lối đối ngoại trong thời kỳ mới, đó chính là trọng trách nặng nề của Cương lĩnh bổ sung, phát triển năm 2011.

CHƯƠNG II: SỰ KẾ THỪA, BỔ SUNG VÀ PHÁT TRIỂN ĐƯỜNG LỐI ĐỐI NGOẠI CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TRONG CƯƠNG LĨNH

XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI (BỔ SUNG, PHÁT TRIỂN NĂM 2011)

Cương lĩnh năm 2011 ra đời sau 25 năm đổi mới đất nước, 20 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, 10 năm thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 – 2010. Tình hình đất nước đã có nhiều thay đổi, thế và lực của đất nước đã mạnh hơn trước rất nhiều. Tuy nhiên, tình hình quốc tế và trong nước có nhiều khó khăn, thách thức gay gắt, đặc biệt là ảnh hưởng bất lợi của cuộc khủng hoảng tài chính, suy thối kinh tế tồn cầu,… Trước tình hình đó, địi hỏi Đảng phải bày tỏ rõ quan điểm, thái độ của mình và định hướng con đường đi lên của đất nước trong thời kỳ từ nay đến giữa thế kỷ XXI. Do đó, Đại hội XI của Đảng thơng qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011).

Một phần của tài liệu Đường lối ngoại giao của Đảng Cộng sản Việt Nam trong cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung phát triển năm 2011). (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)