Những định hướng lớn về đối ngoại trong Cương lĩnh (bổ sung, phát

Một phần của tài liệu Đường lối ngoại giao của Đảng Cộng sản Việt Nam trong cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung phát triển năm 2011). (Trang 45 - 52)

7. Kết cấu đề tài

2.2.3.Những định hướng lớn về đối ngoại trong Cương lĩnh (bổ sung, phát

2.2. Những nội dung mới về đối ngoại

2.2.3.Những định hướng lớn về đối ngoại trong Cương lĩnh (bổ sung, phát

Bên cạnh định hướng bao trùm là nâng cao hiệu quả các hoạt động đối ngoại, tiếp tục đưa các mối quan hệ quốc tế đi vào chiều sâu, Cương lĩnh năm 2011 được Ðại hội XI thông qua nêu lên những định hướng mới về: Giải quyết các vấn đề tồn tại về biên giới lãnh thổ; ưu tiên đối tác và định hướng quan hệ ASEAN; đối ngoại Ðảng; ngoại giao nhân dân và định hướng tổ chức thực hiện. Về đối ngoại quốc phòng, an ninh, Ðại hội chỉ rõ: “Tiếp tục mở rộng hợp tác

quốc tế trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh”, “Tham gia các cơ chế hợp tác chính trị, an ninh, song phương và đa phương vì lợi ích quốc gia và trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, Hiến chương Liên hợp quốc” [9, 235]. Với định hướng này, đối ngoại quốc phòng, an ninh sẽ tiếp tục phát triển và có vai trị ngày càng quan trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, phù hợp với bối cảnh nước ta ngày càng hội nhập sâu rộng vào khu vực và thế giới.

Thứ nhất, thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hịa

bình, hợp tác và phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; nâng cao vị thế của đất nước; vì lợi ích quốc gia, dân

tộc, vì một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa giàu mạnh; là bạn, đối tác tin cậy và

thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế.

Trước hết, về phương châm của đường lối đối ngoại, Cương lĩnh năm

1991 với phương châm “Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trong cộng

đồng thế giới, phấn đấu vì hồ bình, độc lập, và phát triển”. Quan điểm đối ngoại được đề ra trong văn kiện Đại hội VII, phù hợp với bối cảnh bước đầu hội nhập của Việt Nam sau đổi mới. Cương lĩnh năm 2011 khẳng định: thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hịa bình, hợp tác và phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế. Điểm mới trong phương châm đối ngoại của Cương lĩnh năm 2011 là “hội nhập quốc tế” và “thành viên có trách nhiệm” [9, 83-84].

So với Cương lĩnh năm 1991, Cương lĩnh năm 2011 đã có bước tiến xa hơn về phương châm đối ngoại. Bước tiến đó trước hết thể hiện ở việc hội nhập quốc tế, Cương lĩnh (bổ sung, phát triển năm 2011) chuyển từ chủ trương “chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời mở rộng hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực khác” được thông qua tại Đại hội X sang “chủ động và tích cực hội nhập quốc tế” [19,132]. Với chủ trương này, hội nhập quốc tế khơng cịn bó hẹp trong lĩnh vực kinh tế mà mở rộng ra tất cả các lĩnh vực khác, kể cả

chính trị, quốc phịng, an ninh và văn hóa - xã hội,... Hội nhập quốc tế trên tất cả các lĩnh vực mang đến cho chúng ta nhiều cơ hội, nhất là khả năng tranh thủ hiệu quả hơn các nguồn lực bên ngoài. Cùng với hội nhập kinh tế, hội nhập trong các lĩnh vực khác sẽ tạo cơ hội lớn hơn trong tiếp cận tới tri thức tiên tiến của nhân loại, gia tăng mức độ đan xen lợi ích, từng bước làm cho đất nước trở thành bộ phận hữu cơ của khu vực và thế giới, chiếm vị trí ngày càng cao trong nền kinh tế, chính trị và văn hóa tồn cầu. Hội nhập quốc tế trên các lĩnh vực cũng tạo cho chúng ta khả năng tận dụng được sự tác động qua lại, bổ sung lẫn nhau giữa hội nhập trong từng lĩnh vực. Tuy nhiên, từ hội nhập kinh tế quốc tế và mở rộng hợp tác trong các lĩnh vực khác chuyển sang hội nhập quốc tế trên tất cả các lĩnh vực đặt ra cho chúng ta một số thách thức mới. Tác động tiêu cực từ các diễn biến bên ngồi sẽ gia tăng. Theo đó, để giảm thiểu các tác động tiêu cực và khai thác tối đa các cơ hội từ hội nhập quốc tế, nội hàm và lộ trình của hội nhập trong các lĩnh vực chính trị, quốc phịng, an ninh và văn hóa - xã hội cần phải được xác định phù hợp với thế, lực của đất nước và bối cảnh tình hình đất nước sao cho hội nhập quốc tế phục vụ hiệu quả nhất mục tiêu phát triển, bảo vệ Tổ Quốc XHCN và vị thế quốc gia.

Từ đường lối đối ngoại trên cơ sở chủ trương “muốn là bạn” (Đại hội Đảng lần thứ VII), “sẵn sàng là bạn” (Đại hội Đảng lần thứ VIII), “là bạn và đối tác tin cậy” (Đại hội Đảng lần thứ IX), Đại hội Đảng lần thứ XI hoàn chỉnh và bổ sung thêm cụm từ là “thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế”. Sự khẳng định này thể hiện bước trưởng thành của ngoại giao Việt Nam với sự tham gia ngày càng tích cực, chủ động, có trách nhiệm của nước ta tại các tổ chức và diễn đàn khu vực, đa phương và tồn cầu (ngoại giao đa phương), góp phần củng cố, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, bổ sung, hỗ trợ hiệu quả cho ngoại giao song phương. Đây là một trong những cơ sở để xác định một trong những ưu tiên về đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta trong thời gian tới là “xây dựng Cộng đồng ASEAN vững mạnh”.

Thứ hai, hợp tác bình đẳng, cùng có lợi với tất cả các nước, khơng phân

biệt chế độ chính trị - xã hội khác nhau trên cơ sở những nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế.

Thực hiện đường lối đối ngoại đa phương hóa, đa dạng hóa trên tất cả các lĩnh vực, với tất cả các quốc gia, dân tộc, khơng phân biệt chế độ chính trị trên cơ sở “Bảo đảm lợi ích quốc gia, giữ vững độc lập, tự chủ, vì hịa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển”, “tôn trọng các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, Hiến chương Liên hợp quốc”. Khẳng định như vậy, hoàn toàn phù hợp với mong muốn của dân tộc từ xưa, Việt Nam sẵn sàng là bạn, đối tác tin cậy với các dân tộc trên cơ sở tơn trọng lẫn nhau, cùng có lợi… Bởi vì, q trình hội nhập sâu rộng sẽ mang lại nhiều cơ hội, khả năng tranh thủ hiệu quả hơn các nguồn lực bên ngoài, tiếp cận tới tri thức tiên tiến của nhân loại, từng bước làm cho đất nước trở thành bộ phận hữu cơ của khu vực và thế giới, chiếm vị trí ngày càng cao trong nền kinh tế, chính trị và văn hóa tồn cầu.

Trong những định hướng lớn của cơng tác đối ngoại, Báo cáo Chính trị Đại hội XI đã xác định nội dung cụ thể là: “Thúc đẩy giải quyết các vấn đề tồn tại về

biên giới, lãnh thổ, ranh giới biển và thềm lục địa với các nước liên quan trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế và nguyên tắc ứng xử của khu vực; làm tốt công tác biên giới, xây dựng đường biên giới hịa bình, hữu nghị, hợp tác và cùng phát triển” [9, 139].

Khẳng định một trong những ưu tiên hàng đầu trong công tác ngoại giao của Đảng và Nhà nước ta trong những năm tới là giải quyết vấn đề lãnh thổ đặc biệt là vấn đề biên giới biển, đây là vấn đề rất phức tạp, nhạy cảm. Định hướng đối ngoại như vậy, hoàn toàn phù hợp với chiến lược phát triển đất nước nói chung, chiến lược hướng ra biển nói riêng đã được Đảng ta xác định.

Thứ ba, trước sau như một ủng hộ các Đảng Cộng sản và công nhân, các

phong trào tiến bộ xã hội trong cuộc đấu tranh vì những mục tiêu chung của thời đại; mở rộng quan hệ với các Đảng cánh tả, các Đảng cầm quyền trên thế

giới trên cơ sở giữ vững độc lập, tự chủ, vì hịa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển[19, 132].

Trong khi đó Cương lĩnh 1991 viết “Đảng Cộng sản Việt Nam sẵn sàng thiết lập và mở rộng quan hệ với các đảng và các lực lượng đấu tranh chống các thế lực hiếu chiến, xâm lược, áp bức bóc lột các nước chậm tiến, vì hịa bình thế giới và tiến bộ xã hội. Tham gia tích cực các tổ chức quốc tế và phong trào Khơng liên kết vì mục tiêu hịa bình, độc lập dân tộc và phát triển”

Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là hệ tư tưởng và nền tảng cho mọi hoạt động của Đảng. Do vậy, những hoạt động đối ngoại của Đảng có vai trị quan trọng trong định hướng đối ngoại trên mọi lĩnh vực trong những năm tiếp theo: cần tiếp tục phát triển sâu rộng quan hệ với các chính đảng trên thế giới; thúc đẩy quan hệ với các Đảng cộng sản và công nhân, các Đảng cánh tả đi vào chiều sâu và thực chất hơn; mở rộng quan hệ với các Đảng cầm quyền, các Đảng tham chính và các Đảng khác ở các quốc gia, nhất là ở những nước lớn, có vị trí quan trọng trong chính sách đối ngoại của ta; chủ động và tích cực hơn trong việc tham gia các diễn đàn đa phương chính đảng ở khu vực và thế giới. Quan hệ Đảng vừa cần mở rộng bình diện quan hệ, vừa đi vào chiều sâu, có trọng tâm, trọng điểm, vừa đáp ứng quan hệ đối ngoại trước mắt, vừa linh hoạt thích ứng với những chuyển biến hết sức nhanh chóng trên chính trường của các quốc gia trên thế giới.

Thứ tư, tăng cường hiểu biết, tình hữu nghị và hợp tác giữa nhân dân

Việt Nam với nhân dân các nước trên thế giới .

Các hoạt động hịa bình, đồn kết, hữu nghị và hợp tác nhân dân của Việt Nam đã được tổ chức rất phong phú, đa dạng, thu hút đông đảo người nước ngoài; đặc biệt là có cả sự tham gia của các đồn ngoại giao và để lại ấn tượng sâu sắc, giúp tăng cường tình đồn kết hữu nghị, sự hiểu biết, giúp đỡ lẫn nhau giữa nhân dân Việt Nam với nhân dân các thành phố, các nước trên thế giới. Trong đó, các hoạt động văn hóa được tổ chức thường niên, định kỳ, đầu tư công phu, tổ chức chu đáo, thu hút đông đảo nhân dân và bạn bè quốc tế tham

gia, nhận được sự đánh giá cao của bạn bè quốc tế trong việc giới thiệu, quảng bá văn hóa Việt Nam phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc như: đêm giao lưu nghệ thuật quốc tế “ Vòng tay bè bạn” tại Nhà hát Lớn Hà Nội với nhiều tiết mục nước ngoài và Việt Nam mừng thành cơng của Đại hội Đảng tồn quốc lần thứ XI, mừng Xuân Tân Mão; Du xuân hữu nghị kết hợp giới thiệu với bạn bè quốc tế và các đại biểu Việt Nam về Lễ hội Gióng – một trong những di sản phi vật thể đã được UNESCO công nhận. Các hoạt động bày tỏ tình cảm cũng như sự ủng hộ của Việt Nam với các quyền lợi chính đáng của nhân dân Palestin: Lễ ra mắt, giới thiệu bộ phim tài liệu và cuốn sách nhan đề “Palestin sau những bức tường chiếm đóng” do đồn nhà báo Việt Nam đầu tiên sang thăm Palestin hồi cuối tháng 5-2011 thực hiện; Tổ chức triển lãm ảnh “Việt Nam – Palestin đoàn kết và hữu nghị” nhân kỷ niệm ngày Thế giới đoàn kết với nhân dân Palestin (29/11). Trong năm, chúng ta còn tổ chức các sự kiện, các hoạt động văn hóa xã hội tiêu biểu như: khai mạc “ Trại hè Việt Nam 2011” dành cho thanh niên Việt kiều do Ủy ban người Việt Nam ở nước ngoài tổ chức; Vận động bạn bè Quốc tế tham gia bình chọn cho Vịnh Hạ Long.

Ngoại giao nhân dân ln đóng vai trị quan trọng, trong chính sách đối ngoại của dân tộc, Đảng ta khẳng định trong những năm tới ngoại giao nhân dân vẫn là mặt trận ưu tiên, quan trọng cần tiếp tục mở rộng, phát triển đi vào chiều sâu, do vậy, phải đẩy mạnh cơng tác văn hóa - thơng tin đối ngoại, góp phần tăng cường sự hợp tác, tình hữu nghị giữa nhân dân ta với nhân dân các nước trên thế giới. Tiếp tục, thực hiện đường lối đối ngoại đa phương hóa, đa dạng hóa trong quan hệ, trong những năm tới, bất cứ lúc nào Đảng và Nhà nước ta cần phải “coi trọng và nâng cao hiệu quả của công tác ngoại giao nhân dân”; phối hợp chặt chẽ hoạt động đối ngoại Đảng, ngoại giao nhà nước và đối ngoại nhân dân. Phát triển công tác đối ngoại nhân dân theo phương châm chủ động, linh hoạt, sáng tạo và hiệu quả, tích cực tham gia các diễn đàn và hoạt động của nhân dân thế giới; tăng cường vận động viện trợ và nâng cao hiệu quả hợp tác với các tổ chức phi chính phủ nước ngồi để phát triển kinh tế – xã hội; đẩy

mạnh cơng tác văn hố đối ngoại và thơng tin đối ngoại, góp phần tăng cường sự hợp tác, tình hữu nghị giữa nhân dân ta với nhân dân các nước. Chủ động tham gia cuộc đấu tranh chung vì quyền con người; sẵn sàng đối thoại với các nước, các tổ chức quốc tế và khu vực có liên quan về vấn đề nhân quyền, kiên quyết làm thất bại các âm mưu, hành động lợi dụng các vấn đề “dân chủ”, “nhân quyền”, “dân tộc”, “tôn giáo” can thiệp vào công việc nội bộ, an ninh và ổn định chính trị của nước ta.

Thứ năm, phấn đấu cùng các nước ASEAN xây dựng Đông Nam Á trở

thành khu vực hịa bình, ổn định, hợp tác và phát triển phồn vinh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hiện nay vị thế, vai trò của ASEAN ngày càng quan trọng không những trong khu vực mà còn trên phạm vi thế giới, là một tổ chức hợp tác trên mọi lĩnh vực. Cương lĩnh (bổ sung, phát triển năm 2011) chỉ rõ: “Chủ động, tích cực và có trách nhiệm cùng các nước xây dựng Cộng đồng ASEAN vững mạnh”[9, 139]. Định hướng này là bước phát triển cao hơn từ định hướng: “Phát triển quan hệ với các nước Đơng - Nam Á, tích cực góp phần xây dựng khu vực này thành khu vực hịa bình và hợp tác” [19,126] trong Cương lĩnh năm 1991 được thông qua tại Đại hội VII. Bước phát triển này thể hiện, Đảng ta khẳng định rõ Việt Nam là một thành viên trong ASEAN, Việt Nam tham gia các hoạt động trong ASEAN với tư cách là một thành viên có trách nhiệm; chỉ rõ mục tiêu của các hoạt động của Việt Nam trong ASEAN là xây dựng thành công Cộng đồng ASEAN; xác định rõ đặc tính của Cộng đồng ASEAN mà Việt Nam phấn đấu cùng các nước xây dựng là một cộng đồng vững mạnh, có quan hệ chặt chẽ với các đối tác bên ngồi và có vai trị ngày càng quan trọng trong các cơ chế hợp tác ở khu vực; đồng thời khẳng định, phương châm tham gia hợp tác ASEAN là chủ động, tích cực và có trách nhiệm.

Nhận thức rõ vị trí của ASEAN, tầm quan trọng của hồ bình, ổn định và hội nhập khu vực, từ sau khi gia nhập ASEAN, Việt Nam đã ngày càng tham gia tích cực và đầy đủ vào mọi hoạt động của ASEAN. Qua đó, Việt Nam có nhiều đóng góp quan trọng trên các lĩnh vực hợp tác chính của ASEAN, góp phần tạo

dựng nền tảng vững chắc để ASEAN đi đến quyết định lịch sử là tăng cường liên kết tiến tới xây dựng Cộng đồng ASEAN vào năm 2015. Các nước ASEAN hiện có hơn 1 nghìn dự án đầu tư triển khai ở Việt Nam, với số vốn đầu tư trên 13 tỉ USD. Việt Nam cũng có trên 120 dự án đang triển khai ở các nước thành viên ASEAN với tổng vốn gần 1 tỷ USD. Mặt khác, Việt Nam còn tham gia với tinh thần trách nhiệm vào các cơ chế hợp tác đa phương của ASEAN với các đối tác bên ngoài như: ASEAN+1, ASEAN+3, Hợp tác Á - Âu (ASEM), Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á… Với định hướng này, việc tham gia trong ASEAN trở thành một trong những trọng tâm trong chính sách đối ngoại của Việt Nam, ngang với quan hệ hợp tác, hữu nghị truyền thống với các nước láng giềng

Một phần của tài liệu Đường lối ngoại giao của Đảng Cộng sản Việt Nam trong cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung phát triển năm 2011). (Trang 45 - 52)