Hoàn cảnh ra đời của Cương lĩnh (bổ sung, phát triển năm 2011)

Một phần của tài liệu Đường lối ngoại giao của Đảng Cộng sản Việt Nam trong cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung phát triển năm 2011). (Trang 33 - 42)

7. Kết cấu đề tài

2.1. Hoàn cảnh ra đời của Cương lĩnh (bổ sung, phát triển năm 2011)

2.1.1. Hoàn cảnh quốc tế

Nhiều nhận định và đánh giá của Cương lĩnh 1991 về bối cảnh tình hình quốc tế cho đến bây giờ vẫn còn nguyên giá trị. Tuy nhiên, 20 năm đã trôi qua, cục diện và tình hình thế giới đã có những thay đổi lớn, xuất hiện nhiều xu hướng, nhiều nhân tố mới, rất bất ngờ, khó lường. Trên cơ sở nhận thức, phân tích, đặc điểm tình hình thế giới và những xu thế mới trong quan hệ quốc tế, Cương lĩnh năm 2011 đã bổ sung, phát triển thêm, cập nhập hóa và đưa ra những dự báo tổng thể về bối cảnh quốc tế trong thời đại ngày nay. So với Cương lĩnh 1991, phần trình bày về bối cảnh quốc tế trong Cương lĩnh 2011 đầy đủ hơn, tồn diện phong phú hơn, trong đó tập trung vào các vấn đề chính:

Trước hết, cuộc cách mạng khoa học công nghệ và kinh tế tri thức với việc tạo ra các công cụ lao động và phương pháp tổ chức, quản lý sản xuất mới, đã khai sinh ra một thời đại kinh tế mới, khác nhiều so với thời đại kinh tế công

nghiệp hàng trăm năm qua. Tuy thời đại kinh tế không đồng nghĩa với thời đại như một phạm trù lịch sử, nhưng sự ra đời của một thời đại kinh tế mới đã đặt tiến trình vận động của lịch sử vào bối cảnh, điều kiện mới chứa đựng nhiều thuận lợi và khó khăn, thời cơ và thách thức mới.

Giai đoạn phát triển mới của chủ nghĩa tư bản hiện đại, đây là sự kiện nằm ngoài nhận thức trước kia về thời đại ngày nay. Đây là kết quả của quá trình chủ nghĩa tư bản điều chỉnh, thích nghi có hiệu quả với nền sản xuất và với xã hội hậu công nghiệp; đồng thời, cũng là hệ quả từ sự thoái trào của cách mạng thế giới. Để tìm cách thốt khỏi bế tắc, từ đầu thập kỷ 80 đến nay, chủ nghĩa tư bản ra sức triển khai chủ nghĩa tự do mới trên phạm vi toàn cầu với những cơn hồng thuỷ phi điều tiết hoá, tư nhân hoá, tự do hoá, buộc các nền kinh tế quốc gia phải mở cửa rộng rãi cho tư bản độc quyền quốc tế xâm nhập. Với tính cách là mơ hình chủ nghĩa tư bản trong kỷ ngun tồn cầu hoá, chủ nghĩa tự do mới vừa đem lại hào quang không thể phủ nhận, vừa tô đậm thêm những hạn chế không thể vượt qua của chủ nghĩa tư bản.

Một mặt, kinh tế tăng trưởng cao, cơ cấu kinh tế hiện đại, năng suất lao động được cải thiện, ngoại thương rộng mở, chuyển giao công nghệ đạt quy mô lớn…; mặt khác, phân cực giàu – nghèo ngày càng trầm trọng trên mọi cấp độ, kinh tế ảo vượt xa kinh tế thực do đầu cơ tài chính – tiền tệ tồn cầu, phản kháng xã hội gay gắt, văn hố dân tộc bị chà đạp, mơi trường sinh thái bị tàn phá nặng nề, nguy cơ đe doạ an ninh lan tràn khắp thế giới,… Chủ nghĩa tư bản, dưới hình thức hiện đại nhất của nó là chủ nghĩa tự do mới, đã bị phê phán quyết liệt ngay từ bên trong và ở quy mơ tồn cầu. Đảng ta hồn tồn có căn cứ khi khẳng định: “Chủ nghĩa tư bản vẫn là một chế độ áp bức, bóc lột và bất cơng. Những mâu thuẫn cơ bản vốn có của chủ nghĩa tư bản, nhất là mâu thuẫn giữa tính chất xã hội hóa ngày càng cao của lực lượng sản xuất với chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa, chẳng những không giải quyết được mà ngày càng trở nên sâu sắc. Khủng hoảng kinh tế, chính trị, xã hội vẫn tiếp tục xảy ra. Chính sự vận

động của những mâu thuẫn nội tại đó và cuộc đấu tranh của nhân dân lao động các nước sẽ quyết định vận mệnh của chủ nghĩa tư bản” [7, 312 - 314].

Trong Cương lĩnh (bổ sung, phát triển năm 2011), Đảng ta đã nhận định

tồn cầu hóa là tất yếu lịch sử do trình độ phát triển cao của lực lượng sản xuất quyết định và nó hướng tới một thế giới như một chỉnh thể thống nhất, công bằng. Trong giai đoạn hiện nay, tồn cầu hóa đang bị chủ nghĩa tư bản chi phối

với mục tiêu chiến lược là thiết lập các quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa trên phạm vi toàn cầu. Trên thế giới, xuất hiện cục diện vừa hợp tác chặt chẽ, vừa đấu tranh quyết liệt giữa các quốc gia trên mọi lĩnh vực kinh tế, văn hóa, khoa học cơng nghệ, an ninh, chính trị,… Tồn cầu hoá trước hết là một quá trình kinh tế và kỹ thuật – công nghệ; đồng thời, là một quá trình kinh tế – xã hội và q trình chính trị – xã hội, vừa tạo ra những lợi ích chung, những thể chế phổ biến, vừa chứa đựng nhiều lợi ích, khuynh hướng khác nhau, mâu thuẫn nhau giữa các chủ thể tham gia. Bởi vậy, tồn cầu hố là một q trình vừa hợp tác rộng mở, vừa đấu tranh gay gắt, phức tạp giữa các quốc gia, tập đoàn, cộng đồng, cá nhân với nhau. Mặc dù không hề mất đi cuộc đấu tranh giai cấp, đấu tranh dân tộc, nhưng “đặc điểm nổi bật trong giai đoạn hiện nay của thời đại là các nước với chế độ xã hội và trình độ phát triển khác nhau cùng tồn tại, vừa hợp tác vừa đấu tranh, cạnh tranh gay gắt với lợi ích quốc gia, dân tộc” như trong Cương lĩnh (bổ sung, phát triển năm 2011) Đảng ta đã khái quát.

Những vấn đề toàn cầu (chiến tranh thế giới, bùng nổ dân số, thảm họa

môi trường sinh thái và các dịch bệnh hiểm nghèo,…) thật sự vượt ra khỏi tầm kiểm soát của một quốc gia, một chủ thể quốc tế riêng biệt, cho dù đó là siêu cường hay tổ chức quốc tế rộng lớn nhất. Hoàn cảnh này buộc tất cả các lực lượng đối địch, đối kháng, đối lập nhau phải thiết lập những vòng tay hợp tác để cứu vớt một lợi ích chung: đó là lợi ích bảo tồn sự sống chung, trong đó có sự sống của chính mình. Chưa bao giờ, cuộc đấu tranh vì các lợi ích giai cấp, lợi ích dân tộc lại phải chịu sự ràng buộc với cuộc đấu tranh vì những lợi ích chung như ở giai đoạn hiện nay của thời đại.

Quá trình cải cách, đổi mới và triển vọng của chủ nghĩa xã hội, của phong trào cộng sản trên thế giới đã được Đại hội XI tổng kết kịp thời và có

nhiều nhận định sát hợp. Từ vài thập kỷ trở lại đây, chủ nghĩa xã hội lại chứng minh sức sống và tính ưu việt của mình thơng qua q trình cải cách, đổi mới và phát triển. Với cường quốc Trung Quốc chiếm gần 1/5 dân số thế giới, liên tục dẫn đầu về tốc độ tăng trưởng kinh tế suốt gần 30 năm qua, hiện đứng thứ 2 về GDP toàn cầu; với Việt Nam đạt nhiều thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, đang sẵn sàng là bạn và đối tác tin cậy của các nước; với Cuba kiên định và sáng tạo trong vòng tay ủng hộ, hợp tác, giúp đỡ của bè bạn khắp năm châu; với sự phục hồi và hoạt động của phong trào cộng sản quốc tế gồm hơn 130 đảng, trên 80 triệu đảng viên, chủ nghĩa xã hội và phong trào cộng sản quốc tế vẫn là một lực lượng chính trị đi tiên phong trong nhiều mục tiêu của thời đại; là niềm hy vọng của đông đảo nhân dân lao động toàn thế giới; là một chủ thể quan hệ quốc tế mà khơng thế lực nào có thể bỏ qua trong những tính tốn chiến lược tồn cầu. Cương lĩnh (bổ sung, phát triển năm 2011) khẳng định: “Một số nước theo con đường xã hội chủ nghĩa vẫn kiên định mục tiêu, lý tưởng, tiến hành cải cách, đổi mới, giành được những thành tựu to lớn, tiếp tục phát triển; phong trào cộng sản và công nhân quốc tế có những bước hồi phục” [7, 312 - 314].

Con đường chủ nghĩa xã hội do Cách mạng Tháng Mười Nga mở ra từ năm 1917 không chỉ là của giai cấp vô sản, mà là con đường của các tầng lớp lao động, lực lượng cách mạng, các dân tộc bị bóc lột, áp bức và nhân loại tiến bộ, cho nên đó là con đường của thế kỷ XXI. Chân lý này đang được minh chứng sinh động ở nhiều nơi trên thế giới, tiêu biểu là ở Mỹ La tinh và đất nước Vênêzuêla tươi đẹp, nơi phong trào cánh tả đang dấy lên thành một cao trào mới và đang nhiệt tình kiến tạo chủ nghĩa xã hội của thế kỷ XXI. Phía trước ắt hẳn cịn nhiều chơng gai, thậm chí cả những bước lùi tạm thời, nhưng nhân dân thế giới sẽ tiếp tục tìm kiếm những hình thức khác nhau đi đến một thế giới khác, ở đó, chủ nghĩa tư bản khơng phải là sự lựa chọn, càng không là một tất yếu. Cuộc đấu tranh tự giác ấy của lao động toàn thế giới sẽ buộc sự vận động của các mâu

thuẫn nội tại trong lòng chủ nghĩa tư bản trở thành khuynh hướng lịch sử tiến lên chủ nghĩa xã hội, như Cương lĩnh khẳng định: “Theo quy luật tiến hố của lịch sử, lồi người nhất định sẽ tiến tới chủ nghĩa xã hội.”

2.1.2. Tình hình trong nước

* Thành tựu to lớn do tiến trình đổi mới đất nước và hội nhập quốc tế đem lại. Từ năm 1986, Việt Nam đã thực hiện cơng cuộc đổi mới tồn diện đất

nước. Khác với các nước Đông Âu và Liên Xô, ở Việt Nam đổi mới xuất phát từ thực tiễn tình hình đất nước, từ u cầu đưa đất nước thốt khỏi khủng hoảng kinh tế, chứ khơng phải là hệ quả của những biến động chính trị. Sự chuyển biến từ chiến tranh và yêu cầu xây dựng, tái thiết đất nước sau chiến tranh đã làm bùng nổ các nhu cầu về đời sống kinh tế, từ đó làm nảy sinh yêu cầu tháo gỡ các cản trở về quản lý kinh tế dẫn đến những thay đổi trong quan niệm, cách thức, mơ hình xây dựng nền kinh tế. Thành tựu đổi mới ở Việt Nam đã được thể hiện rõ nét trên một số vấn đề sau đây:

Thứ nhất, nền kinh tế vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, kinh tế vĩ mơ cơ bản ổn định, duy trì được tốc độ tăng trưởng khá, tiềm lực và quy mô nền kinh tế tăng lên, nước ta đã ra khỏi tình trạng kém phát triển. Mặc dù khủng

hoảng tài chính và suy thối kinh tế tồn cầu, nhưng thu hút vốn đầu tư nước ngồi vào nước ta đạt cao. Quy mơ tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2010 tính theo giá thực tế đạt 101,6 tỉ USD, gấp 3,26 lần so với năm 2000; GDP bình quân đầu người đạt 1.168 USD. Cơ cấu kinh tế tiếp tục được chuyển dịch theo hướng cơng nghiệp hố, hiện đại hoá.

Thứ hai, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa và các lĩnh vực xã hội có tiến bộ, bảo vệ tài nguyên, môi trường được chú trọng hơn; đời sống các tầng lớp nhân dân được cải thiện

Đổi mới giáo dục đạt một số kết quả bước đầu. Chi ngân sách nhà nước cho giáo dục, đào tạo đạt trên 20% tổng chi ngân sách; việc huy động các nguồn lực xã hội cho giáo dục, đào tạo, phát triển giáo dục, đào tạo ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số được quan tâm. Quản lý khoa

học, cơng nghệ có đổi mới, thực hiện cơ chế tự chủ cho các đơn vị sự nghiệp khoa học, công nghệ. Thị trường khoa học, cơng nghệ bước đầu hình thành. Đầu tư cho khoa học, cơng nghệ được nâng lên.

Giải quyết việc làm, xóa đói, giảm nghèo, thực hiện chính sách với người và gia đình có cơng, chính sách an sinh xã hội đạt kết quả tích cực. Cơng tác dân số, kế hoạch hố gia đình, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, bình đẳng giới và tiến bộ của phụ nữ đạt được một số kết quả quan trọng; mức hưởng thụ các dịch vụ y tế của nhân dân tăng lên, đặc biệt với trẻ em, người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số.

Hoạt động văn hóa, văn nghệ, thông tin, thể dục, thể thao ngày càng mở rộng, từng bước đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa ngày càng cao của nhân dân. Nhận thức về bảo vệ môi trường được nâng lên. Việc phòng ngừa, khắc phục suy thối, ơ nhiễm mơi trường được quan tâm và đạt một số kết quả tích cực. Công tác bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học có tiến bộ. Chương trình quốc gia về ứng phó với biến đổi khí hậu bước đầu được triển khai.

Thứ ba, quốc phòng, an ninh, đối ngoại được tăng cường

Độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, chế độ xã hội chủ

nghĩa, an ninh chính trị, trật tự, an tồn xã hội được giữ vững. Thế trận quốc phịng tồn dân và thế trận an ninh nhân dân được củng cố; tiềm lực quốc phòng, an ninh được tăng cường, nhất là trên các địa bàn chiến lược, xung yếu, phức tạp.

Quân đội nhân dân và Công an nhân dân tiếp tục được củng cố, xây dựng theo hướng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và từng bước hiện đại, thực sự là lực lượng tin cậy của Đảng, Nhà nước và nhân dân; làm tốt vai trị tham mưu, góp phần chủ động phịng ngừa, làm thất bại âm mưu “diễn biến hịa bình”, hoạt động gây rối, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch; đấu tranh ngăn chặn và xử lý có hiệu quả các hoạt động cơ hội chính trị, các loại tội phạm hình sự.

Quan hệ đối ngoại được mở rộng và ngày càng đi vào chiều sâu, góp phần tạo ra thế và lực mới của đất nước. Phát triển quan hệ với các nước láng giềng;

thiết lập và nâng cấp quan hệ với nhiều đối tác quan trọng. Quan hệ với các Đảng Cộng sản và công nhân, đảng cánh tả, đảng cầm quyền và một số đảng khác; hoạt động đối ngoại nhân dân tiếp tục được mở rộng. Công tác về người Việt Nam ở nước ngồi đạt kết quả tích cực. Thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế; đối thoại cởi mở, thẳng thắn về tự do, dân chủ, nhân quyền. Nước ta đã gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), ký kết hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương với một số đối tác quan trọng.

Thứ tư,dân chủ xã hội chủ nghĩa có tiến bộ, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc được củng cố.

Đảng và Nhà nước tiếp tục đề ra nhiều chủ trương, chính sách nhằm phát huy hơn nữa quyền làm chủ, bảo đảm lợi ích của nhân dân, vai trị giám sát của nhân dân đối với hoạt động của các tổ chức đảng, cơ quan nhà nước, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức. Dân chủ trong Đảng, trong các tổ chức và xã hội được mở rộng, nâng cao; quyền làm chủ của nhân dân được phát huy tốt hơn. Khối đại đoàn kết toàn dân tộc trên nền tảng liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng tiếp tục được mở rộng và tăng cường trên cơ sở thống nhất về mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Thứ năm, việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa được đẩy mạnh, hiệu lực và hiệu quả hoạt động được nâng lên.

Quốc hội tiếp tục được kiện toàn về tổ chức, có nhiều đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động. Hoạt động giám sát đã tập trung vào những vấn đề bức xúc, quan trọng nhất của đất nước. Việc thảo luận, quyết định kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước, các dự án, cơng trình trọng điểm quốc gia có chất lượng và thực chất hơn.

Cơ cấu tổ chức, bộ máy của Chính phủ được sắp xếp, điều chỉnh, giảm đầu mối theo hướng tổ chức các bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực. Quản lý, điều hành của Chính phủ, các bộ năng động, tập trung nhiều hơn vào quản lý vĩ mô và giải quyết những vấn đề lớn, quan trọng. Cải cách hành chính tiếp tục được

chú trọng, đã rà soát, bước đầu tổng hợp thành bộ thủ tục hành chính thống nhất và công bố công khai.

Thứ sáu,công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng được tăng cường, đạt một số

Một phần của tài liệu Đường lối ngoại giao của Đảng Cộng sản Việt Nam trong cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung phát triển năm 2011). (Trang 33 - 42)