3. Ý nghĩa khoa học của đề tài
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu
a. Phương pháp thu thập tài liệu sơ cấp:
Thu thập tài liệu từ phòng Tài nguyên môi trường thành phố Hội An: công tác thu gom, phân loại rác tại các thùng rác công cộng, khách sạn ở Hội An, lượng khách du lịch đến Hội An vào thời gian nghiên cứu.
Thu thập các nghiên cứu trước, các chính sách, chủ trương của TP. Hội An về phân loại rác tại nguồn.
b. Phương pháp thu tập tài liệu thứ cấp
Phương pháp khảo sát thực tế:
Khảo sát, điều tra số lượng, chất lượng các thùng rác đôi, bảng hướng dẫn ở khu vực phố cổ, trong khách sạn. Chụp ảnh lại, hỏi nhân viên khách sạn, ghi chép số liệu điều tra được vào bảng.
-Phương pháp quan sát:
Quan sát việc thu gom rác của người thu gom về thời gian, chất lượng rác thu gom. Thời gian quan sát là vào lúc công nhân thu gom rác, giao động từ 7 giờ – 9 giờ. Quan sát các công cụ hỗ trợ việc thu gom có đúng theo quy định không, quan sát cách thu gom của công nhân.
Quan sát các khách sạn có đặt 2 thùng rác đựng rác dễ phân hủy và khó phân hủy. Chọn 10 khách sạn ngẫu nhiên và quan sát. Ngoài quan sát thì có hỗ trợ thêm việc hỏi nhân viên dọn dẹp, bảo vệ, lễ tân về việc đặt các thùng rác để phân loại rác và bảng hướng dẫn phân loại rác trong khách sạn.
-Phương pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi: Tổng lượng khách ước tính trong 6 tháng đầu năm 2015 là 800.000 khách.
Công thức tính kích thước mẫu đơn giản của Yamane (1967:886)[18] :
n = N/ (1 + Ne2)
Với N : tổng số lượt khách E : sai số tiêu chuẩn (8%)
Vậy dựa theo công thức trên, thì số người phỏng vấn là 156 người. Phỏng vấn bằng bảng hỏi ngẫu nhiên đối với khách du lịch trong nước và nước ngoài. Bảng hỏi đã được soạn, phỏng vấn thử và điều chỉnh cho phù hợp.
Trong bảng khảo sát, thì phần thông tin cá nhân bao gồm tuổi, thời gian lưu lại Hội An, nơi tạm trú ở Hội An, khách nội địa hay nước ngoài. Những thông tin cá nhân này sẽ là cơ sở cho việc so sánh, biện luận và đưa ra các kết quả đánh giá. Đối với tuổi của du khách thì sẽ chia ra làm 4 độ tuổi: dưới 18 là độ tuổi đang đi học, nhận thức đang trong quá trình hình
thành, 18 đến 30 là độ tuổi đang trưởng thành, hiểu biết rộng, 31 đến 50 tuổi là độ tuổi trung niên.
2.3.2. Phương pháp thống kê và xử lý số liệu bằng SPSS
Sử dụng phần mềm SPSS để thống kê, phân tích dữ liệu, định lượng thông tin từ bảng phỏng vấn.
- Sau khi điều tra bảng hỏi được dữ liệu thô, thì tiến hành nhập dữ liệu thô vào phần mềm SPSS bằng cách nhập dữ liệu mã hóa. Cho phép ta quản lý dữ liệu một cách hệ thống, có thể dễ dàng thay đổi, thêm bớt thông tin.
- Xuất kết quả dưới dạng bảng, kết xuất cho ta các thông tin dưới dạng thống kê số lượng và tỷ lệ phần trăm. SPSS có thể xuất dữ liệu thống kê theo từng câu hỏi đơn lẻ hoặc là so sánh các câu hỏi với nhau để đưa ra các thông tin thống kê mới, tạo ra số liệu mới.
Sử dụng Excel để vẽ biểu đồ và xử lý thông tin khảo sát các thùng rác ở khách sạn và các thùng rác công cộng. Từ đó, tổng hợp thông tin và đưa ra kết luận.
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ VÀ BIỆN LUẬN
3.1. QUY ĐỊNH VỀ CHƯƠNG TRÌNH PHÂN LOẠI RÁC TẠI NGUỒNĐỐI VỚI DU KHÁCH ĐỐI VỚI DU KHÁCH
Căn cứ theo Quyết định số 409/QĐ-UBND Tỉnh Quảng Nam về việc Ban hành sổ tay hướng dẫn phân loại thu gom và xử lý rác thải khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh Quảng Nam và kế hoạch số 1288/KH - UBND Hội An, ngày 27/6/2012 về nội dung triển khai thực hiện thí điểm phương án thu gom và phân loại rác thải tại nguồn có giới thiệu phương pháp phân loại rác tại nguồn và chia ra làm ba loại: rác hữu cơ dễ phân hủy, rác khó phân hủy và rác tái chế [17] ,[2] . Ngoài ra, thành phố cũng ban hành kế hoạch “Tổ chức triển khai chương trình phân loại rác tại nguồn trên địa bàn Hội An ” cũng có yêu cầu cụ thể về thành phần phân loại rác và in cách thức phân loại rác lên các tờ rơi và thùng rác cộng cộng[3] .
Theo cách thức phân loại đã được hướng dẫn trong quy định của thành phố Hội An thì phân làm 3 loại rác. Tuy nhiên khi tiến hành lắp đặt các thùng rác cộng cộng thì ở khu vực công cộng chỉ có 2 thùng rác là rác dễ phân hủy và khó phân hủy, rác tái chế thường được bỏ vào rác khó phân hủy. Điều đó cho thấy việc truyền thông, các quy định chưa đồng nhất với nhau, gây khó khăn trong việc thực hiện.
Để hỗ trợ du khách thực hiện phân loại rác tại nguồn thì thành phố Hội An cũng tiến hành quy định các chủ khách sạn phải đặt 2 thùng rác khó phân hủy và dễ phân hủy có kèm bảng hướng dẫn để du khách phân loại rác. Ở các khu vực công cộng, trên các tuyến đường du lịch chính thì thành phố Hội An cũng đã tiến hành lắp đặt 135 thùng rác đôi gồm 1 thùng đựng rác dễ phân hủy, 1 thùng đựng rác khó phân hủy để du khách có thể thuận tiện trong việc phân loại rác. Ngoài ra, thành phố cung cấp 60 xe thu gom đẩy tay có 2 ngăn (2 ngăn có 2 màu khác nhau), có 2 nắp đậy để thực hiện công tác quét, thu gom, phân loại rác vỉa hè, đường phố [2] . Ngoài các quy định chính thức về cách thức phân loại rác tại nguồn thì Hội An cũng đã tạo điều kiện để hỗ trợ du khách trong việc phân loại rác.
3.2. ĐIỀU TRA QUÁ TRÌNH THAM GIA VÀO CHƯƠNG TRÌNHPLRTN CỦA DU KHÁCH Ở HỘI AN PLRTN CỦA DU KHÁCH Ở HỘI AN
3.2.1. Hiểu biết của du khách về chương trình phân loại rác tạinguồn ở Hội An nguồn ở Hội An
Hiểu biết là một trong những yếu tố quyết định sự tham gia của khách du lịch vào chương trình phân loại rác tại nguồn ở Hội An. Sự hiểu biết về chương trình phân loại rác tại nguồn phụ thuộc vào 3 yếu tố: du khách đã biết đến hoặc nghe nói về chương trình chưa, du khách có biết phân loại rác thành bao nhiêu loại không và phân loại rác có những lợi ích gì.
Trong quá trình phỏng vấn thì có 41.7% du khách là biết đến chương trình phân loại rác tại Hội An, tỷ lệ biết chiếm chưa đến một nữa tổng số khách được hỏi cho thấy chương trình chưa được nhiều du khách biết đến. Tỷ
lệ du khách biết cách phân loại rác thành 3 loại chỉ chiếm 36.5%, cho thấy thông tin về việc phân loại rác chưa nhiều, chỉ những du khách có tìm hiểu kĩ thì mới biết phân loại rác thành 3 loại, còn một tỷ lệ lớn du khách còn nhầm là phân thành 2 loại rác. Tỷ lệ du khách biết những lợi ích của phân loại rác tại nguồn chiếm tỷ lệ cao 94.2%, cho thấy hầu hết khách du lịch đều có kiến thức cơ bản về lợi ích khi giảm thiểu lượng rác nhờ phân loại rác. 3 yếu tố này kết hợp với nhau sẽ hình thành cho du khách một tiền đề về sự hiểu biết về p hân loại rác. Từ đó, du khách mới quan sát, tìm hiểu thêm về phân loại rác tại nguồn khi đến Hội An. Để định lượng được sự hiểu biết của du khách đang ở mức độ nào, tôi áp dụng công thức sau:
Trong đó:
T: Mức độ trung bình sự hiểu biết của du khách về phân loại rác tại nguồn n: Số lượng yếu tố của sự hiểu biết (n=3)
Tn: Mức độ hiểu biết của từng yếu tố
Mức độ hiểu biết của du khách về phân loại rác tại nguồn là 57.5%, trên mức trung bình, tuy nhiên mức độ hiểu biết chỉ đạt trên 50% cho thấy hiệu quả về công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức cho người du khách chưa được hiệu quả cho nên mức độ hiểu biết chỉ đạt ở mức trung bình.
Hình 2.3. Các nguyên nhân ảnh hưởng đến mức độ hiểu biết của du khách
Theo kết quả phỏng vấn, khi được hỏi có được hướng dẫn phân loại rác tại nguồn không thì có 39.7% du khách trả lời có và 60.3% trả lời không. Cho thấy việc hướng dẫn phân loại rác của Hội An dành cho du khách chưa nhiều, chưa có các hoạt động cụ thể và chưa dành được sự quan tâm của du khách. Khi được hỏi nơi du khách sinh sống có chương trình phân loại rác tại nguồn không, thì có đến 65.4% trên tổng số 156 du khách trả lờ i có. 65.4% du khách trả lời nơi sống của họ có chương trình này nhưng chỉ có 41.7% du khách là biết đến Hội An có chương trình phân loại rác, cho thấy việc truyền thông cho du khách còn hạn chế.
Hội An chỉ tập trung tuyên truyền, hướng dẫn cho người dân mà ít quan tâm đến việc tuyên truyền cho du khách, trong khi lượng chất thải của du khách chiếm tới 12.7% tổng lượng rác của toàn Hội An. Trong 49.2% chọn
biết được các thông tin phân loại rác tại nguồn qua pano, áp phích, phương tiện truyền thông, bạn bè thì biết qua phương tiện truyền thông (internet, web, báo chí) chiếm 22%. Từ đó cho thấy rằng, việc truyền thông qua internet, web, báo chí là hiệu quả nhất, nhanh chóng và ít tốn kinh phí, tốt độ lan truyền nhanh hơn. Tuy nhiên, một phần là do thông tin chưa cụ thể, thông tin về phân loại rác tại Hội An chưa được phổ biến rộng rãi trên các trang điện tử của thành phố Hội An cũng như các trang web khác nên lượng người biết về chương trình chưa cao.
Qua quá trình quan sát hoạt động thu gom rác tại các tuyến đường có đặt các thùng rác công cộng thì các xe đẩy 2 ngăn để thu gom 2 loại rác dễ phân hủy và khó phân hủy hiện nay chỉ còn 1 ngăn chứa cả hai loại rác. Thời gian thu gom rác là vào đầu buổi sáng từ 7 đến 9 giờ sáng và đầu buổi chiều từ 1 đến 3 giờ chiều. Ngoài ra, khi thu gom rác thì rác tái chế được công nhân thu gom rác thu gom riêng. Rác dễ phân hủy và khó phân hủy được công nhân thu gom chung vào chứ không phân thành 2 loại. Khi du khách quan sát thấy người thu gom không để riêng 2 loại rác khi thu gom thì du khách cho r ằng Hội An không có phân loại rác tại nguồn với đối tượng là du khách nên người thu gom mới không phân loại rác. Người thu gom rác chính là một nhân tố tuyên truyền tích cực cho việc tác động tới ý thức của du khách mà người thu gom lại không phân loại sẽ làm giảm hiệu quả tuyên truyền.
3.2.2. Mức độ sẵn lòng tham gia vào chương trình PLTRN của du khách
Muốn du khách tham gia vào phân loại rác, thì trước tiên phải hình thành cho du khách sự hiểu biết bằng cách cung cấp thông tin như ở trên đã trình bày. Sau đó, thì tới quá trình hình thành ý thức, suy nghĩ về việc có tham gia vào việc phân loại rác hay không. Mức độ chuyển hóa của ý thức về việc thực hiện phân loại rác tại nguồn là từ cấp độ sẽ đồng ý lắng nghe cung cấp thông tin, tiếp theo sẽ là mức độ tham gia vào hoạt động tuyên truyền và cuối cùng của chuyển hóa ý thức là sự sẵn lòng phân loại rác. Vì vậy, để đánh giá chung được mức độ sẵn lòng tham gia của du khách thì tôi sử dụng công thức trung bình cộng:
Trong đó:
T: Mức độ trung bình sự sẵn lòng tham gia của du khách n: Số lượng yếu tố của sự sẵn lòng tham gia (n=3) Tn: Mức độ hiểu biết của từng yếu tố
%
Có đến 80.1% du khách đồng ý, sẵn sàng lắng nghe hướng dẫn viên hướng dẫn cách phân loại rác tại Hội An. Đây là một tỷ lệ rất cao, cho thấy ý thức của du khách không phải là thấp mà do chưa được tạo điều kiện cho du khách tham gia vào phân loại rác. Trong khi đó chỉ có 68% du khách đồng ý tham gia vào các hoạt động tuyên truyền bao gồm các thông tin cung cấp qua báo, internet, các poster… Khi đã có ý thức tham gia vào các hoạt động truyền thông để trang bị kiến thức về phân loại rác tại nguồn thì sẽ có ý định tham gia, thì có đến 71.8% sẽ sẵn lòng tham gia. Mức độ sẵn lòng tham gia của du khách trong phân loại rác ở Hội An chiếm 73.3%, đây là tỷ lệ khá cao so với sự hiểu biết của du khách.
3.2.3. Sự tham gia của du khách vào chương trình phân loại rá c tạinguồn nguồn
Sau khi du khách có được vốn hiểu biết và ý nghĩ trong đầu thì họ sẽ biểu hiện ra ngoài bằng hành động. Do chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc lập bảng hỏi, vì vậy đưa ra các câu hỏi về hành động của du khách chưa được cụ thể, chưa đánh giá hết sự tham gia của du khách. Vì vậy, kết quả chỉ mang tính chất tương đối. Để tính mức độ của du khách khi tham gia hành động, thì tôi áp dụng công thức tính trung bình:
Trong đó:
T: Mức độ trung bình sự tham gia của du khách về phân loại rác tại nguồn n: Số lượng yếu tố của sự tham gia (n=2)
Hình 2.6. Mức độ tham gia của khách du lịch trong chương trình PLRTN
Qua kết quả phỏng vấn thì 45.5% du khách đã thực hiện phân loại rác tại nguồn. Nếu du khách đã thực hiện ph ân loại rác, thì việc làm sao để du khách chịu tham gia vào chương trình phân loại rác của Hội An chỉ còn là vấn đề quy định và thời gian. Nếu có quy định chặc chẽ thì du khách theo thói quen từ trước sẽ phân loại rác tại nguồn. Nếu du khách chưa thực hiện phân loại rác thì phải hình thành cho du khách thói quen, quy định bắt buộc để du khách phân loại rác. Mỗi người đều hình thành ý thức khác nhau thông qua việc biết, hiểu và đều phụ thuộc vào sự nghe, nhìn.
Khi du khách đã thực hiện phân loại rác thì sẽ hình thành phản ứng lại khi thấy người khác không phân loại rác. Kết quả khảo sát thì có 59.6% du khách sẽ phản ứng lại bằng hành động khó chịu hoặc là nhắc nhở. Tỷ lệ du khách có phản ứng với việc không phân loại rác không chênh lệch nhiều lắm với tỷ lệ du khách đã từng tham gia vào phân loại rác. Cho thấy ý thức và thái độ của du khách đối với vấn đề phân loại rác ở Hội An, sự tham gia phân loại rác đã trở thành thói quen của họ.
Mức độ trung bình sự tham gia của du khách trong chương trình phân loại rác tại nguồn chiếm 52.6%. Tuy trên mức trung bình nhưng tỷ lệ tham gia vẫn còn thấp, do các nguyên nhân sau.
Hình 2.7. Nguyên nhân ảnh hưởng đến sự tham gia phân loại rác
Để biết rõ nguyên nhân vì sao chỉ có 52.6% du khách phân loại tôi tiến hành phỏng vấn du khách về việc nhận xét các cơ sở vật chất cũng như các thông tin mà địa phương cung cấp cho du khách như thế nào. Tiến hành phỏng vấn du khách về nhận xét đối với các thùng rác công cộng và bảng phân loại rác gắn trên thùng rác. Qua phỏng vấn, thì có 51.3% du khách cho rằng thùng rác sạch đẹp, phù hợp với phố cổ, 25.6% du khách nhận xét là bẩn và không được đẹp mắt, 23.1% du khách cho rằng không đồng bộ, nhiều loại thùng khác nhau. Theo một số du khách nhận xét, thì so với các thành phố du