Một số đặc điểm của cây rau muống

Một phần của tài liệu Đánh giá rủi ro sức khỏe của một số kim loại nặng trong rau mống trồng tại thôn Trung Sơn và Vân Dương xã Hòa Liên huyện Hòa Vang thành phố Đà Nẵng. (Trang 30 - 32)

CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.3. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU

1.3.2. Một số đặc điểm của cây rau muống

Về mặt phân loại học, cây rau muống có tên khoa học là Ipomoea aquatica Forsh, thuộc họ Bìm bịp (Convolvulaceae), bộ Cà (Solanales), lớp Hai lá mầm (Dicotyledoneae). Tên nước ngoài của cây rau muống là: water cress, water morning glory và swap cabbage [6].

Rau muống là lồi thân thảo sống ở nước, mọc bị, bén rễ ở những chỗ mấu. Thân hình trụ rỗng giữa, có nhiều đốt, đơi khi lá hình chi. Lá mọc so le, hình mũi tên, dài 7 - 9cm, rộng 3.5 - 7cm, hai tai nhỏ ở gốc choãi ra, hai mặt nhẵn gần như cùng màu, gân gốc 7 - 9cm, cuống lá dài 3-6cm. Cụm hoa ở kẽ lá gồm 1 - 2 hoa màu hồng (trắng), đài hoa hình chén, tràng hoa hợp hình phễu, nhị khơng bằng nhau đính ở gốc tràng, bầu nhẵn [6].

Rau muống có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới châu Á, sau đó phát triển ra các vùng nhiệt đới khác, bao gồm cả châu Phi và vùng Trung Mỹ. Hiện nay rau muống trở thành loại rau ăn quan trọng ở hầu hết các nước Đông Nam Á như Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan,… Rau muống được trồng bằng nhiều cách trong đó đáng chú ý là trồng bằng hạt và trồng bằng đoạn thân hay ngọn. Ở Việt Nam, cả hai loại rau muống nói trên đều được trồng rộng rãi ở các địa phương. Riêng rau muống hạt được trồng nhiều ở các tỉnh phía Nam. Hiện nay chưa có con số thống kê đầy đủ về diện tích cũng như sản lượng rau muống. [6].

Rau muống là loại cây ưa nước và ánh sáng. Rau muống hạt mặc dù được trồng trên cạn nhưng phải tưới nước thường xuyên. Cây thích nghi cao với điều kiện khí hậu nhiệt đới nóng ẩm. Nhiệt độ thích hợp cho cây sinh trưởng phát triển là từ 23-30o

C, ở nhiệt độ dưới 20oC rau muống sinh trưởng kém. Do đó rau muống thường được trồng vào cuối mùa xuân đầu mùa hè cho đến tận mùa thu. Rau muống có khả năng tái sinh vơ cùng khỏe. Từ đoạn thân hay ngọn đem cắm xuống đất ẩm hoặc bùn nhanh chóng phát triển thành khóm rau muống mới. Đặc biệt sau khi cắt ngọn chỉ cần 5 - 7 ngày sau rau muống tiếp tục một lứa ngọn mới. Ngồi ra rau muống cịn có khả năng sống nổi trên mặt nước do thân hình ống, rỗng ở giữa và chính nhờ khả năng sống nổi nhanh cây nhanh chóng phát triển thành từng mảng và gọi là rau muống bè. Rau muống bè thường chỉ được trồng từ rau muống tái hay rau muống xanh. [6].

Bảng 1.2. Thành phần hóa học của 100g rau muống

TT Thành phần Khối lƣợng 1. Nước 90.2g 2. Protein 2.0g 3. Chất béo 0.3g 4. Carbonhydrat 5.0g 5. Chất xơ 1.0g 6. Tro 1.6g 7. Ca 81mg 8. Mg 52mg 9. Fe 3.3mg 10. Vitamin C 10-130mg 11. Vitamin A 4000-10000 IU (Nguồn: Đỗ Huy Bích và cộng sự, 2004) [6]

Ngồi cơng dụng làm thực phẩm, trong dân gian rau muống được coi như một thứ rau làm mất tác dụng của những thuốc đã uống và nhất là dùng để giải các chất độc. Tại Philipin, người ta phát hiện trong ngọn một loại rau muống có một chất giống như insulin và do đó được dùng chữa cho những

người bị bệnh đái tháo đường. Ngoài ra rau muống cịn có giúp chữa các bệnh như: loét do zona, giảm sốt, khó thở,… [23]

Một phần của tài liệu Đánh giá rủi ro sức khỏe của một số kim loại nặng trong rau mống trồng tại thôn Trung Sơn và Vân Dương xã Hòa Liên huyện Hòa Vang thành phố Đà Nẵng. (Trang 30 - 32)