TỔNG QUAN VỀ VÙNG NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Đánh giá rủi ro sức khỏe của một số kim loại nặng trong rau mống trồng tại thôn Trung Sơn và Vân Dương xã Hòa Liên huyện Hòa Vang thành phố Đà Nẵng. (Trang 33 - 35)

CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.5. TỔNG QUAN VỀ VÙNG NGHIÊN CỨU

Hiện nay Hòa Liên vẫn là một xã miền núi, nhân dân chủ yếu sống bằng nghề nông, lao động chủ yếu làm việc trong các ngành nông, lâm, thủy sản; một bộ phận khác làm việc trong các các khu cơng nghiệp. Xã Hịa Liên có cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động chậm chuyển đổi, ngành nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao.

Theo Niên giám thống kê huyện Hòa Vang năm 2012, xã Hịa Liên có diện tích tự nhiên là 39.5 km2, dân số trung bình đạt 13478 người và có mật

độ khoảng 341 người/km2. Tồn xã có 2612.8 ha đất nơng nghiệp trong đó 449 ha là đất trồng lúa, 62.9 ha là đất trồng cây hàng năm khác, 35.8 ha đất trồng cây lâu năm. Trong năm 2012, sản lượng lúa toàn xã đạt 3454.2 tấn và sản lượng ngô đạt 224 tấn [17].

KCN Hòa Khánh là KCN lớn nhất Đà Nẵng với khoảng 175 doanh nghiệp đang hoạt động. Để mở rộng hoạt động sản xuất tại đây, năm 2004 thành phố đã quyết định mở rộng KCN Hịa Khánh với tổng diện tích 316.52 ha, trong đó có 214 thửa đất thuộc xã Hòa Liên (70% nằm trong thôn Vân Dương). Do KCN Hòa Khánh mở rộng có lưu lượng nước thải trung bình trong một ngày đêm chỉ khoảng 100 m3, đồng thời nằm gần KCN Hòa Khánh với Trạm xử lý nước thải tập trung có cơng suất xử lý 2000 m3/ngày đêm nên UBND thành phố đã có chủ trương chuyển lượng nước thải tại KCN này về xử lý chung tại KCN Hòa Khánh. Đến cuối tháng 10 năm 2010, tỷ lệ đấu nối tồn KCN Hịa Khánh đạt 91%, số còn lại chưa thể đấu nối do cơ sở hạ tầng thốt nước chung tồn KCN chưa đảm bảo. Vì vậy, cịn khoảng 500 m3

nước thải từ KCN Hịa Khánh thải ra mơi trường xung quanh [14].

Thơn Trung Sơn có khoảng 200 hộ dân với 655 người. Diện tích canh tác khoảng 52 ha, tuy nhiên do ảnh hưởng của nước thải từ KCN Hòa Khánh nên trong những năm gần đây, đất nông nghiệp ở vùng này bị ô nhiễm nặng, diện tích canh tác chỉ còn hơn 25 ha. Sau nhiều vụ mùa cho năng suất lúa thấp, chất lượng kém, hiện nay phần lớn người dân chuyển sang trồng rau muống trên diện tích canh tác lúa cũ. Tương tự, thôn Vân Dương hiện cũng chịu ảnh hưởng nặng nề từ chất thải từ các nhà máy tại KCN Hòa Khánh mở rộng, đặc biệt là hai nhà máy thép gần đó.

CHƢƠNG 2

ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Đánh giá rủi ro sức khỏe của một số kim loại nặng trong rau mống trồng tại thôn Trung Sơn và Vân Dương xã Hòa Liên huyện Hòa Vang thành phố Đà Nẵng. (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)