HỆ SỐ VẬN CHUYỂN (TCs) CỦA KIM LOẠI NẶNG

Một phần của tài liệu Đánh giá rủi ro sức khỏe của một số kim loại nặng trong rau mống trồng tại thôn Trung Sơn và Vân Dương xã Hòa Liên huyện Hòa Vang thành phố Đà Nẵng. (Trang 49 - 52)

CHƢƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ BIỆN LUẬN

3.3. HỆ SỐ VẬN CHUYỂN (TCs) CỦA KIM LOẠI NẶNG

KLN ở trong đất và trầm tích tồn tại chủ yếu ở 5 dạng hóa học: dạng trao đổi (F1), dạng liên kết cacbonat (F2), dạng liên kết với hydroxitFe/Mn (F3), dạng liên kết chất hữu cơ (F4) và dạng cặn dư (F5) [45]. Trong môi trường đất, thực vật chỉ hấp thụ một số KLN ở dạng trao đổi và dạng cacbonat. Khả năng hấp thụ và tích lũy các KLN ở dạng này từ đất vào rau được xác định thông qua hệ số vận chuyển (TCs). Giá trị TCs được tính tốn để xác định khả năng hấp thụ KLN của loại rau nghiên cứu và khả năng gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng cây trồng của từng KLN.

Sau khi tiến hành xác định được hàm lượng KLN trong rau và đất trồng rau muống, chúng tôi tiến hành xác định giá trị hệ số vận chuyển TCs KLN từ đất vào rau và kết quả được thể hiện tại Bảng 3.3 và Hình 3.3.

Bảng 3.3. Hệ số vận chuyển (TCs) kim loại nặng từ đất vào rau Khu vực Ký hiệu Cd Cr Pb Thôn Vân Dương VD1 19* 1.403* 0.106* VD2 6.667 0.382* 0.144* VD3 23* 6.241* 0.308* VD4 11.476* 5.059* 5.086* VD5 0.7 4.084* 0.211*

Thôn Trung Sơn TS1 24* 1.084* 0.928*

TS2 8.143 3.947* 3.365*

TS3 0.806 0.37* 1.565*

TS4 1.833 3.541* 0.6*

TS5 1.156 1.057* 0.132*

Khoảng TCs khuyến cáo

[40] 1-10 0.01 - 0.1 0.01 - 0.1

* Giá trị TCs vượt khoảng khuyến cáo

Hình 3.3. Giá trị hệ số vận chuyển TCs của các KLN Cd, Cr và Pb

Kết quả ở Bảng 3.3 cho thấy, hệ số TCs của Cd nằm trong khoảng 0.7 - 30.079, của Cr 0.37 - 6.23 và của Pb 0.106 – 5.083. Khi tính trung bình cho

thấy TCs của Cd > Cr > Pb (10.551 > 2.717 > 1.244). Kết quả này khác nhau trong những nghiên cứu khác nhau. Như trong nghiên cứu của Muhammad Usman Khan (2013) TCs của Pb > Cd > Cr [42], nghiên cứu của F.Akbar Jan (2010) có giá trị TCs Cr > Pb > Cd [36], nghiên cứu của QuSheng Li (2012) có TCs của Cd > Pb > Cr [41], nghiên cứu của Anita (2010) tại Ấn Độ có giá trị TCs của Pb > Cr > Cd (26.8 > 6.72 > 4.09) [44] hay nghiên cứu của S.Khan (2008) cho giá trị TCs của Cd > Pb > Cr (0.74 > 0.68 > 0.56) [38]. Theo Klobe (1984), giá trị TCs thay đổi tùy thuộc vào từng đối tượng cây trồng và đặc tính đất đai khác nhau [40]; còn theo Tinker (1981), hệ số vận chuyển phụ thuộc vào hàm lượng KLN trong đất, dạng tồn tại của chúng, khả năng hấp thụ và tốc độ tăng trưởng của từng loài thực vật [44].

Sau khi so sánh với khoảng khuyến cáo của Kloke (1984) [40], kết quả cho thấy Cr và Pb có hệ số vận chuyển lớn hơn khoảng khuyến cáo, trong đó vượt nhiều nhất là Cr. Khi hệ số vận chuyển càng lớn hơn khoảng khuyến cáo chứng tỏ khả năng tích lũy, gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng cây trồng càng cao. Do đó, tuy với đối tượng nghiên cứu là rau muống có TCs của Cd > Cr > Pb nhưng khả năng ảnh hưởng đến chất lượng cây trồng của 3 KLN lần lượt là Cr, Pb và Cd.

Trong kết quả ở Bảng 3.3, có khoảng 2/3 giá trị TCs > 1 (hàm lượng KLN trong rau cao hơn trong đất), điều này có thể lý giải là do rau ăn lá có hệ số chuyển vị sinh học và thoát hơi nước cao hơn so với các loại rau khác nên các loại rau ăn lá có khả năng tích lũy KLN cao do đó sau một thời gian trồng thì hàm lượng KLN tích lũy trong rau sẽ cao hơn so với trong đất [39].

Khi tiến hành so sánh riêng hai thơn thì giá trị hệ số TCs hầu như tương tự nhau. Tuy nhiên, tại thơn Trung Sơn thì giá trị TCs của Cd vẫn nằm trong ngưỡng khuyến cáo và chỉ có 1 điểm thu mẫu cho giá trị TCs của Cd > 10.

Một phần của tài liệu Đánh giá rủi ro sức khỏe của một số kim loại nặng trong rau mống trồng tại thôn Trung Sơn và Vân Dương xã Hòa Liên huyện Hòa Vang thành phố Đà Nẵng. (Trang 49 - 52)