CHƢƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ BIỆN LUẬN
3.2. HÀM LƢỢNG KIM LOẠI NẶNG TRONG RAU MUỐNG
Ơ nhiễm KLN trong thực phẩm nói chung và rau nói riêng có thể gây nên những hậu quả xấu đối với sức khỏe con người. KLN tích lũy trong các mơ của cơ thể người và tốc độ tích lũy cao hơn nhiều so với tốc độ đào thải [27]. Do đó việc khảo sát hàm lượng KLN trong rau là rất cần thiết để đánh giá chất lượng rau và kịp thời tìm kiếm các giải pháp khắc phục ơ nhiễm nếu có.
Các mẫu rau muống sau khi thu được tách lấy phần ngọn ăn được (khoảng ½ từ gốc đến ngọn). Kết quả phân tích hàm lượng KLN trong 10 mẫu rau muống tại hai thôn Trung Sơn và Vân Dương được thể hiện tại Bảng 3.2 và Hình 3.2.
Bảng 3.2. Hàm lượng kim loại nặng trong các mẫu rau muống
Khu vực Ký hiệu Cd Cr Pb
(mg/kg)
Thôn Vân Dương
VD1 0.019 1.554* 0.75*
VD2 0.04 0.545* 1.146*
VD3 0.046 1.398* 2.129*
VD4 0.241* 1.027* 2.177*
VD5 0.042 1.168* 1.454*
Thôn Trung Sơn
TS1 0.024 0.284 0.9* TS2 0.057 1.192* 1.171* TS3 0.025 0.896* 0.85* TS4 0.055 3.371* 4.322* TS5 0.019 1.554* 0.75* TCCP 0.2(1) 0.5(2) 0.3(1) (1) QCVN 8-2:2011/BYT
(2) GB 2762:2005 (Tiêu chuẩn quốc gia Trung Quốc) * Giá trị hàm lượng KLN vượt quy chuẩn
Hình 3.2. Hàm lượng KLN trong các mẫu rau muống ở khu vực nghiên cứu
Trong 10 vị trí thu mẫu chỉ có vị trí thu mẫu VD4 cho giá trị hàm lượng Cd (0.241 mg/kg) vượt ngưỡng QCVN 8-2:2011 (0.2 mg/kg) [13]. Các điểm
còn lại cho giá trị trong khoảng 0.019 - 0.057 mg/kg. Trong nghiên cứu của Phạm Ngọc Thụy (2012), mặc dù khơng có mẫu đất nào cho kết quả ơ nhiễm Cd nhưng có đến 24/140 mẫu rau cho kết quả vượt ngưỡng qui định, trong đó có 3 mẫu là rau muống và tất cả các điểm có mẫu rau ơ nhiễm Cd đều có mẫu nước ô nhiễm Cd tương ứng; từ đó tác giả đặt giả thiết rằng nguyên nhân gây ô nhiễm mẫu rau có liên quan đến chất lượng nước [30]. Tuy hàm lượng Cd trong đất của đề tài thấp hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Xuân Hải (2009) nhưng hàm lượng Cd trong rau muống lại cao hơn nhiều so với nghiên cứu này (hàm lượng Cd trong khoảng 0.005 – 0.008 mg/kg); tác giả đã có kết luận rằng đối với rau trồng trong nước thì có xu hướng tích lũy KLN trong rễ nhiều hơn trong thân và lá [18].
Ngược lại, tuy cho kết quả hàm lượng Cd trong đất rất cao nhưng nghiên cứu của F.Akbar Jan (2010) lại có hàm lượng Cd trong rau (từ 0.04 - 0.2 mg/kg) khá tương đồng với giá trị hàm lượng Cd trong rau của đề tài [36]; điều này càng chứng tỏ hàm lượng Cd trong đất không phải nhân tố quyết định hàm lượng Cd tích lũy trong rau. So với nghiên cứu của Anita (2010) có hàm lượng Cd trong rau trung bình khoảng 7.44 cao hơn rất nhiều so
với kết quả được thể hiện tại Bảng 3.2 và nghiên cứu của Anita cho thấy hàm lượng KLN tích lũy thay đổi tùy thuộc vào loại cây trồng [44].
Kết quả tại Bảng 3.2 cho thấy, hàm lượng Cr trong rau muống nằm trong khoảng 0.284 – 3.371 mg/kg và có giá trị trung bình là 1.314 mg/kg. Trong đó giá trị thấp nhất thu được tại vị trí thu mẫu TS1 và cao nhất tại vị trí thu mẫu TS4. Tiến hành so sánh với giới hạn Cr trong thực phẩm GB 2762:2005 (0.5 mg/kg) [35] thì có đến 9/10 điểm thu mẫu đều vượt qui định (trừ vị trí thu mẫu TS1). Kết quả này khá cao so với nghiên cứu của Lê Lan Anh (2010) tại Hà Nội, trong đó hàm lượng Cr trong phần ngọn của rau muống trong khoảng 0.458 - 0.986 mg/kg và giá trị này thấp hơn khoảng 4 lần
hàm lượng Cr trong phần gốc (1.426 – 4.113 mg/kg); từ đó tác giả đã kết luận rằng hàm lượng kim loại nặng trong phần ăn được chỉ chiếm khoảng 20-50% so với phần không ăn được [2].
Trong nghiên cứu của F.Akbar Jan (2010) tại Pakistan, hàm lượng Cr nằm trong khoảng từ 0.98 – 2.1 mg/kg; giá trị này tương tự với kết quả nghiên cứu của chúng tơi tại Bảng 3.2 và nghiên cứu này có hàm lượng Cr trong rau khá tương đồng so với hàm lượng Cr trong đất (1.65 mg/kg) [36]. Kết quả tại Bảng 3.2 cho thấy hàm lượng Cr > Cd, tuy nhiên trong nghiên cứu của Anita lại cho kết quả hàm lượng Cr < Cd (4.36 < 7.44 ) [44]. Nghiên cứu của S.Khan tuy có hàm lượng Cr trong đất cao hơn so với kết quả của chúng tôi nhưng hàm lượng Cr trong rau lại thấp hơn so với kết quả của đề tài, với hàm lượng Cr trong khoảng 0.12 – 0.29 mg/kg [38].
Kết quả từ Bảng 3.2 cho thấy, tất cả các vị trí thu mẫu đều cho giá trị hàm lượng Pb cao hơn rất nhiều so với QCVN 8-2:2011 là 0.3 mg/kg [13]. Trong đó, giá trị thấp nhất là 0.75mg/kg tại vị trí thu mẫu VD1 và cao nhất là 4.322 mg/kg tại vị trí thu mẫu TS4; giá trị trung bình là 1.5937 mg/kg. Tuy nghiên cứu của Nguyễn Xuân Hải (2009) có hàm lượng Pb trong đất gấp khoảng 4 lần so với nghiên cứu của chúng tôi nhưng giá trị hàm lượng Pb trong rau lại thấp hơn thấp hơn rất nhiều so với kết quả hàm lượng Pb được thể hiện tại Bảng 3.2; trong đó hàm lượng Pb trung bình trong nghiên cứu của Nguyễn Xuân Hải chỉ khoảng 0.1 mg/kg [18]. Trong nghiên cứu của Phạm Ngọc Thụy (2012) có 13 mẫu rau bị ô nhiễm Pb và các mẫu rau bị ô nhiễm Pb đều tại vị trí mà đất và nước đồng thời bị ô nhiễm Pb; tác giả sau khi phân tích tương quan giữa lượng Pb trong đất và rau đã đưa ra kết luận rằng lượng Pb trong đất có ảnh hưởng lớn nhất đến tích lũy Pb trong rau, cịn lượng Pb trong nước thì ít tương quan hơn [30].
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cao hơn rất nhiều so với nghiên cứu của S.Khan (2008), trong đó hàm lượng Pb 0.02 – 0.1 mg/kg [38] nhưng lại thấp hơn so với nghiên cứu của Anita (2010) có hàm lượng Pb khoảng 10.36
[44]. Trong nghiên cứu của Zhan-Jun Xue (2012), tương tự giá trị hàm
lượng Pb cao trong đất, hàm lượng Pb trong rau cũng khá cao (trung bình 3.68 mg/kg) [49].
Hàm lượng KLN trong rau muống tại thơn Vân Dương có giá trị trung bình của Cd (0.0776 mg/kg) cao hơn so với thơn Trung Sơn (0.0396 mg/kg) nhưng của hàm lượng Cr (1.138 mg/kg) và Pb (1.53 mg/kg) thấp hơn so với thôn Trung Sơn (1.484 mg/kg và 1.656 mg/kg). Nhưng nhìn chung các kết quả tại hai thôn đều không khác biệt nhiều.