CÁC ĐỐI TƯỢNG CHỊU TÁC ĐỘNG TỪ NƯỚC THẢI KCN LIÊN CHIỂU

Một phần của tài liệu Đánh giá rủi ro sinh thái đối với nước thải khu công nghiệp Liên Chiểu - thành phố Đà Nẵng (Trang 47 - 51)

3. Ý nghĩa khoa học của đề tài

3.3. CÁC ĐỐI TƯỢNG CHỊU TÁC ĐỘNG TỪ NƯỚC THẢI KCN LIÊN CHIỂU

CHIỂU

Để bổ sung/làm rõ kết quả đánh giá sơ bộ ban đầu đồng thời có được những nhận định và đánh giá rõ hơn về ảnh hưởng của ô nhiễm nước thải đối với các hệ sinh thái xung quanh KCN, nghiên cứu đã thực hiện khảo sát hiện trường, kết hợp phỏng vấn b ng phương pháp PRA. Đề tài đã ác định nước thải từ KCN Liên Chiểu có thể tác động đến các hệ sinh thái sau: hệ sinh thái đồng ruộng ; hệ sinh thái đô thị; hệ sinh thái sông. Các đối tượng trong các hệ sinh thái chịu tác động từ nước thải KCN Liên Chiểu được mô tả ở bảng sau

Bảng 3.5. Các hệ sinh thái chịu tác động bởi ảnh hưởng của nước thải KCN Liên Chiểu

TT Hệ sinh thái Đối tượng chịu tác động

1 Đồng ruộng Nước, các loại động thực vật như: ốc bươu, cá, nhện nước, các loại cỏ,...

2 Đô thị Con người, không khí.

3 Sông Nước, các loại động thực vật như: cá, tôm..

Đối tượng chịu tác động từ nước thải của KCN Liên Chiểu hệ sinh thái sông Cầu Trắng nối với cửa biển Kim Liên, trong năm 2010 đã ảy ra hiện tượng cá chết hàng loạt tại đây do ô nhiễm từ nước thải KCN.

39

Hình 3.2. Cá chết trên sông Cầu Trắng KCN Liên Chiểu vào năm 2010 khi chưa có HT NTTT tại KCN Liên Chiểu)

Từ khi KCN hoạt động hệ sinh thái sông đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng, số lượng các loại thủy sản giảm đáng kể thể hiện ở số liệu thống kê về phương tiện đánh bắt của ngư dân phường Hòa Hiệp Bắc từ chỗ có khoảng 80 ghe thuyền nhỏ và thuyền thúng đánh bắt ven bờ và trên các d ng sông, nhưng khi sông bị ô nhiễm thì số lượng phương tiện hoạt động chỉ c n 8 phương tiện.

40

Hình 3.3: Váng dầu mỡ nổi trên sông Cầu Trắng do nước thải từ KCN Liên Chiểu

Hình 3.4. Nước thải từ HTXLNT của KCN Liên Chiểu đổ ra sông Cầu Trắng

Đối với hệ sinh thái đồng ruộng: số lượng các loại động vật như ốc bươu, cá, nhện nước,...qua khảo sát có số lượng thấp và việc đánh bắt b ng điện của người dân diễn ra thường xuyên nên chưa thể khẳng định được tác động của nước thải công

41

nghiệp các loài trên. Đối với các loại thực vật như cỏ phát triển tương đối tốt, ở đây không trồng lúa hay các loại cây hoa màu nên không có đánh giá về thiệt hại, rủi ro do nước thải công nghiệp gây ra.

Hình 3.5. Ốc bươu tại khu vực KCN Liên Chiểu đang giảm số lượng

Đối với hệ sinh thái đô thị: ảnh hưởng của nước thải công nghiệp rõ ở chỗ nước ngầm bị nhiễm bẩn không sử dụng được cho sinh hoạt, điều đáng chú ý là tại KCN Liên Chiểu trước đây người dân tại khu vực này không có nước thủy cục, sử dụng nguồn nước này và bị một số bệnh ngoài da (2010 – 2011), từ khi có HTXLNTTT thì tình trạng mùi hôi do nước thải có giảm bớt nhưng tại khu vực dân cư gần HTXLNT lại bị ô nhiễm nghiêm trọng.

42

Hình 3.6. Giếng nước không sử dụng được được do ô nhiễm tại 1 hộ dân ở khu vực gần HTXLNT KCN Liên Chiểu ( chụp ngày 10/4/2013)

Một phần của tài liệu Đánh giá rủi ro sinh thái đối với nước thải khu công nghiệp Liên Chiểu - thành phố Đà Nẵng (Trang 47 - 51)