3. Ý nghĩa khoa học của đề tài
1.3.6. Mức độ hứng thú của HS khi sử dụng BTNT trong giảng dạy phần Sinh thá
Khi tìm hiểu về mức độ hứng thú của HS khi sử dụng BTNT trong dạy học Sinh thái học – Sinh học 12 NC – THPT thì chúng tôi thấy rằng đa phần HS cảm thấy hứng thú vì theo các em, đây là những bài tập, câu hỏi, tình huống hấp dẫn và kích thích tư duy. Nó không chỉ giúp HS nắm bắt và ghi nhớ kiến thức một cách vững vàng, mà còn tăng cường khả năng suy nghĩ, sáng tạo, làm cho tiết học trở nên sôi nổi, hào hứng hơn. Bên cạnh đó, một số HS lại không hứng thú, không quan tâm tới việc áp dụng các BTNT trong dạy học. Theo những em này thì BTNT không khác với bài tập bình thường là mấy và số khác lại cho rằng đây là các dạng bài khó, dành cho những HS có học lực khá giỏi trong lớp nên có làm cũng không được kết quả gì. Chính vì vậy mà hiệu quả khi đưa BTNT vào dạy học trong chương trình Sinh thái học 12 NC chỉ là một phần.
1.3.7. Hiểu biết của học sinh về BTNT trong Sinh học nói chung và Sinh thái học nói riêng
Qua xử lí số liệu, chúng tôi thấy rằng khoảng 65% HS đều cho rằng BTNT là một vấn đề có sự mâu thuẫn giữa những điều đã biết và chưa biết. Trong đó có nhiều gợi ý, nhằm khơi gợi và phát triển các phán đoán của bản thân. Một số HS khác lại cho BTNT là bài toán giúp HS tăng cường tư duy, sáng tạo (25%). Chỉ có
10% cho rằng đây là một bài toán khó, được sử dụng để kiểm tra hiểu biết của HS. Qua đây, ta cũng có thể nhận thấy rằng đa phần HS trong quá trình học đã được tiếp cận với lý thuyết về BTNT. Đây là bước đệm để HS có thể hiểu rõ mấu chốt của vấn đề. Tuy nhiên, một số ít HS mới dừng lại ở việc giải quyết các BTNT và chưa được tìm hiểu kỹ về lý thuyết của nó. Nên GV ngoài việc đưa các BTNT vào quá trình giảng dạy thì cũng cần cho HS thảo luận, nghiên cứu kỹ lý thuyết, có như thế, khi áp dụng bài toán thì hiệu quả đạt được mới cao.
CHƯƠNG II
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU