Kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng bài toán nhận thức góp phần nâng cao chất lượng dạy học phần sinh thái học - sinh học 12 nâng cao - THPT (Trang 68 - 102)

3. Ý nghĩa khoa học của đề tài

3.2. Kết quả thực nghiệm

Sau khi xác định nội dung, mục tiêu, phương pháp giảng dạy, chúng tôi tiến hành dạy thực nghiệm các nội dung kiến thức đã lựa chọn tại các lớp 12/6, 12/14 trường THPT Trần Phú, Đà Nẵng và lớp 12/1, 12/3 trường THPT Thái Phiên, Đà Nẵng. Sau quá trình giảng dạy thực nghiệm và đối chứng, chúng tôi tiến hành kiểm tra bằng bài trắc nghiệm khách quan 15 phút ở cả hai nhóm thực nghiệm và đối chứng.

3.2.1. Phân tích định lượng

Từ những số liệu thu được, chúng tôi tiến hành phân tích số liệu, tìm điểm trung bình và phương sai của lớp ĐC và TN theo công thức:

=

Trong đó: Xi : Giá trị của điểm số thứ i ni : Số bài làm có điểm số là Xi

n : Tổng số bài kiểm tra

S2 =

Kết quả thu được trong quá trình thực nghiệm sư phạm đã được xử lí và trình bày trong bảng sau đây:

Bảng 3.3 Bảng phân bố tần số điểm sau 2 lần kiểm tra ở lớp TN và lớp ĐC Phương

Án 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 N X s

2

ĐC 0 3 5 13 29 44 31 27 16 2 170 6.34 1.64 TN 0 0 3 6 20 34 42 40 28 7 180 7.07 1.55

Từ bảng 3.3, có thể thấy được điểm trung bình của lớp thực nghiệm (7.07) cao hơn điểm trung bình của lớp đối chứng (6.34). Phương sai ở lớp đối chứng ( 1.64) cao hơn phương sai ở lớp thực nghiệm (1.55). Như vậy điểm trắc nghiệm ở các lớp thực nghiệm tập trung hơn so với các lớp đối chứng.

Từ số liệu thu được lập bảng tần suất điểm trắc nghiệm, dùng Excel lập bảng tần suất điểm (bảng 3.4)

Bảng 3.4 Bảng tần suất điểm trắc nghiệm 2 lần KT của lớp ĐC và lớp TN Phương

án 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ĐC 0 1.76 2.94 7.65 17.06 25.88 18.82 15.88 9.41 0.6 TN 0 0 1.67 3.33 11.11 18.89 23.33 22.22 15.56 3.89

Từ số liệu bảng 3.4 dùng quy trình vẽ đồ thi Excel, lập đồ thị tần suất điểm của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng.

Biểu đồ 3.1 Biểu đồ thể hiện tần suất điểm lớp ĐC và lớp TN sau 2 lần KT So sánh tần suất điểm số của nhóm lớp ĐC với nhóm lớp TN (biểu đồ 3.1) thấy rằng nhóm TN có tỉ lệ HS đạt từ điểm 8 trở lên nhiều hơn so với nhóm ĐC. Có 3.89 % HS nhóm TN đạt được điểm 10, trong khi tỉ lệ đạt điểm 10 ở lớp ĐC là 0.6%. Bên cạnh đó, lớp TN chỉ có 1.67 % HS đạt điểm dưới 4.

Từ bảng 3.4, chúng tôi tiến hành lập bảng tần suất hội tụ tiến (bảng 3.5) để so sánh tần suất bài đạt điểm từ giá trị Xi trở lên.

Bảng 3.5. Bảng tần suất điểm hội tụ tiến của lớp ĐC và lớp TN sau 2 đợt KT Phương

Án 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ĐC 100 100 98.24 95.3 87.65 70.59 44.71 25.89 10.01 0.6 TN 100 100 100 98.33 95.0 83.89 65.0 41.67 19.45 3.89

Số liệu ở bảng 3.5 cho thấy tỉ lệ phần trăm các bài đạt giá trị Xi trở lên. Ví dụ, tần số điểm 7 trở lên của các lớp đối chứng là 44.71%, của các lớp thực nghiệm là 65%. Như vậy tần số điểm 7 trở lên ở các lớp thực nghiệm nhiều hơn ở các lớp đối chứng.

Từ số liệu bảng 3.5, vẽ đồ thị tần suất hội tụ tiến của điểm các bài trắc nghiệm.

Biểu đồ 3.2 Biểu đồ thể hiện tần suất điểm hội tụ tiến của lớp ĐC và TN sau 2 lần kiểm tra

Trong biểu đồ 3.2 đường biểu diễn tần suất điểm hội tụ tiến sau 2 lần KT của nhóm TN nằm bên phải và nằm phía trên đường biểu diễn kết quả của nhóm lớp ĐC. Như vậy, có thể nói kết quả các bài kiểm tra 1 tiết của nhóm lớp TN cao hơn so với nhóm lớp ĐC. Tần suất điểm 7 trở lên ở nhóm TN là 65%; trong khi đó lớp ĐC là 44.71%. Tần suất điểm 8, 9, 10 giữa hai nhóm cũng có sự chênh lệch như vậy. Điều đó khẳng định sau khi sử dụng BTNT trong dạy học, kết quả đạt được ở lớp TN cao hơn, ổn định và đồng đều hơn lớp ĐC, chứng tỏ mức độ tư duy, ghi nhớ và vận dụng kiến thức của lớp TN được nâng cao hơn so với những lớp dạy học theo kiểu truyền thống.

Bảng 3.6. Bảng phân phối tần suất theo xếp loại trình độ HS của lớp TN và lớp ĐC sau 2 đợt KT Phương án Số bài Yếu, kém (1 – 4) Trung bình ( 5,6) Khá (7,8) Giỏi (9,10) ĐC 170 12.35% 42.94% 34.12% 10.59% TN 180 5.0% 30.0% 45.56% 19.44%

Biểu đồ 3.3 Biểu đồ thể hiện kết quả phân phối tần suất theo xếp loại trình độ HS qua 2 lần kiểm tra

Qua bảng 3.6 và biểu đồ 3.3 cho thấy, tỉ lệ điểm giỏi lớp TN cao hơn rất nhiều so với lớp ĐC và HS yếu kém có số lượng ít.

3.2.2. Phân tích định tính

Qua quá trình giảng dạy và 10 phút kiểm tra ở cả hai lớp TN và ĐC, chúng tôi nhận thấy rằng:

- Ở lớp ĐC: HS ít hứng thú trong giờ học. Trong lớp chỉ có khoảng 2 – 3 HS thường xuyên phát biểu xây dựng bài. Những HS khác khi gọi lên trả lời câu hỏi thường lúng túng, trả lời sai hoặc phải mất một lúc mới trả lời được. Khi KT nhiều HS làm bài còn chậm. Điểm số thấp còn nhiều chứng tỏ độ nhớ kiến thức của HS chưa cao.

- Ở lớp TN: Những BTNT được sử dụng trong tiết dạy đã kích thích được tính hứng thú ở HS, các HS thảo luận sôi nổi và khi trả lời câu hỏi thì nhiều HS đã xung

phong bày tỏ ý kiến cá nhân. Các câu trả lời của HS khi kiểm tra bài cũ cũng có tính chính xác cao hơn. Khi KT, HS hiểu đề và làm bài một cách nhanh chóng. Điểm cao nhiều. Điều này chứng tỏ chất lượng bài dạy đạt hiệu quả.

Các kết quả thực nghiệm trên cho phép kết luận giả thuyết khoa học của đề tài đặt ra là hoàn toàn đúng, khả thi và hiệu quả chứng tỏ:

- Việc xây dựng và sử dụng hệ thống BTNT trong dạy học phần Sinh thái học không chỉ giúp HS lĩnh hội kiến thức tốt, kích thích khả năng tư duy, sáng tạo của HS mà còn làm tăng độ bền kiến thức cho HS.

- Rèn luyện khả năng phân tích, tổng hợp và vận dụng được những hiểu biết của bản thân để giải quyết nhanh, chính xác, sáng tạo các tình huống bài toán đặt ra. - Khắc sâu được nội dung kiến thức trọng tâm về các quy luật, hiện tượng sinh thái trên cơ sở đó hiểu sâu các khái niệm,cơ chế của các quá trình sinh thái học, rút ra được mối quan hệ giữa các loài với nhau và với môi trường sinh sống của chúng từ đó nâng cao chất lượng dạy học.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Thực hiện mục đích của đề tài, đối chiếu với các nhiệm vụ đặt ra, chúng tôi thu được một số kết quả như sau:

- Hệ thống hóa được cơ sở lí luận và thực tiễn của việc xây dựng và sử dụng BTNT vào dạy học sinh học nói chung và dạy học các kiến thức phần Sinh thái học sinh học 12 nâng cao nói riêng.

- Trên cơ sở phân tích cấu trúc, thành phần kiến thức phần Sinh thái học và đưa ra quy trình thiết kế BTNT để làm cơ sở cho việc xây dựng một hệ thống BTNT với mục đích phát triển khả năng tư duy, sáng tạo của HS nhằm nâng cao chất lượng dạy – học.

- Xây dựng được 40 BTNT và đề xuất được một số phương án sử dụng góp phần nâng cao chất lượng dạy học phần Sinh thái học – Sinh học 12 Nâng cao, THPT theo hướng tích cực hóa hoạt động của HS đó là sử dụng BTNT để dạy bài mới.

- Qua kết quả thực nghiệm cho thấy việc sử dụng hợp lí BTNT trong dạy học phần Sinh thái học - sinh học 12 nâng cao đã giúp kiến thức của HS được hình thành vững vàng, độ bền kiến thức cao, năng lực tư duy của HS được phát triển.

2. Kiến nghị

- Thường xuyên có những chương trình bồi dưỡng GV cả về kiến thức lẫn nghiệp vụ dạy học.

- Tiếp tục nghiên cứu, xây dựng và sử dụng BTNT ở các phần khác trong dạy học môn sinh học – THPT để vừa mở rộng đề tài, vừa bồi dưỡng kĩ năng xây dựng BTNT cho GV, góp phần đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông.

- Những đề tài nghiên cứu góp phần đổi mới PPDH ở trường THPT nói chung và PPDH Sinh học nói riêng cần được giới thiệu, triển khai rộng rãi trong thực tế DH để biến chúng thành những đề tài khoa học sống, thực sự giúp ích cho GV, và qua trải nghiệm thực tế, những ý tưởng, những luận điểm, những giải pháp được đề xuất trong các đề tài được chỉnh lí để hoàn thiện hơn, sát thực hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu Tiếng Việt

[1]. Anghen, F. (1995), Phép biện chứng của tự nhiên (Vũ Văn Điền, Trần Bình Việt dịch), NXB Sự thật, Hà Nội.

[2]. Đặng Thị Thái Anh (2007) Xây dựng và sử dụng câu hỏi – bài tập trong dạy học phần Sinh thái học – lớp 12 Trung học phổ thông nhằm phát huy năng lực tự học của HS, Luận văn thạc sĩ.

[3]. Đinh Quang Báo (1981) Sử dụng câu hỏi và bài tập trong dạy học Sinh học, Luận án tiến sỹ, NXB Giáo dục.

[4]. Đinh Quang Báo và Nguyễn Đức Thành (1998) Lí luận dạy học sinh học phần đại cương, NXB Giáo dục.

[5]. Trần Thị Thùy Dung (2009), Xây dựng và vận dụng bài tập nhận thức trong dạy học Lịch sử ở trường THPT nhằm góp phần nâng cao chất lượng bộ môn, Khóa luận tốt nghiệp.

[6]. Phan Đức Duy ( 1999), Sử dụng bài tập tình huống sư phạm để rèn cho sinh viên kĩ năng dạy học sinh học, Luận án tiến sĩ giáo dục, Trương ĐHSP Hà Nội. [7]. Dương Thị Thu Hà (2010) Rèn luyện kỹ năng hệ thống hóa kiến thức cho học

sinh trong dạy học sinh học 12 ( Sách giáo khoa Ban cơ bản), Luận văn thạc sĩ chuyên ngành, Đại học Giáo dục.

[8]. Phạm Thị Hằng (2002) “ Sử dụng BTNT kết hợp với câu hỏi tự lực nghiên cứu tài liệu giáo khoa tổ chức dạy học các quy luật di truyền lớp 11 THPT,

Luận văn thạc sĩ

[9]. Vũ Thị Thu Hoài (2010), Thực trạng sử dụng câu hỏi – bài tập trong day học hóa học hiện nay ở trường phổ thông, Tạp chí Giáo dục số 236 (Kì 2 – 4/2010), tr.49.

[10]. Trần Bá Hoành (1972,1975,1979) Giáo trình lý luận dạy học sinh học đại cương ở trường phố thông, NXB Giáo dục.

[11]. Trần Bá Hoành (1993) Dạy học lấy HS làm trung tâm, TTNC ĐTBD giáo viên, Viện KHCN Việt nam.

[12]. Trần Bá Hoành (1993), Kỷ thuật dạy học Sinh học, Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên chu kì 1993 – 1996 cho GV THPT, NXB Giáo dục.

[13]. Trần Bá Hoành (1999), Bản chất của việc dạy học lấy HS làm trung tâm, Kỷ yếu hội thảo khoa học đổi mới PPDH theo hướng hoạt động hoá người học. [14]. Đặng Văn Hồ (2009), Khóa luận Xây dựng và vận dụng bài tập nhận thức

trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông nhằm góp phần nâng cao chất lượng bộ môn, Khóa luận tốt nghiệp.

[15]. Ngô văn Hưng và các cộng sự, Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức,kĩ năng môn sinh học lớp 12.NXB Giáo dục.

[16]. Nguyễn Bá Kim và Vũ Dương Thụy (2000), Phương pháp dạy học môn Toán,

NXB Giáo dục.

[17]. Lê Thị Ngọc Lan (2009), Xây dựng và sử dụng câu hỏi – bài tập dạy phần Sinh thái học lớp 12 THPT, Luận văn thạc sĩ Sư phạm giáo dục.

[18]. Nguyễn Hồng Lĩnh (2010), Xây dựng bài toán nhận thức để dạy học chương I – cơ chế di truyền và biến dị - lớp 12 nâng cao nhằm nâng cao hiệu quả dạy học, Khóa luận tốt nghiệp.

[19]. Vũ Đức Lưu (1995), Phương pháp luyện giải bài tập Sinh học tập 1, NXB Giáo dục.

[20]. Nguyễn Bảo Ngọc (2013), Xây dựng một bài tập tình huống và vận dụng trong bồi dưỡng cán bộ quản lí giáo dục trường THPT, Khóa luận tốt nghiệp. [21]. Lê Thanh Oai (1994), Sử dụng câu hỏi, bài tập để tích cực hóa hoạt động

nhận thức của HS trong dạy – Sinh thái học lớp 12 THPT, Luận án tiến sĩ giáo dục học, Hà Nội.

[22]. Đỗ Thị Phượng (2004), Xây dựng và sử dụng câu hỏi – bài tập để tổ chức hoạt động học tập tự lực của HS trong dạy học Sinh thái học – THPT, Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục.

[23]. Nguyễn Đức Thành (1989) Góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy các định luật di truyền, Luận án P. TS.

[24]. Đào Đại Thắng (2000), Phát huy tư duy, tích cực độc lập sáng tạo thông qua dạy học bài tập di truyền THPT, NXB Giáo dục

[25]. Bùi Văn Tiến (2012), Xây dựng Bài tập nhận thức nhằm đổi mới phương pháp dạy học môn Địa Lý cấp THPT, Luận văn thạc sĩ.

[26]. Lê Đình Trung (1994), Xây dựng và sử dụng BTNT để nâng cao hiệu quả dạy học phần cơ sở vật chất và cơ chế di truyền trong chương trình Sinh học phổ thông, luận án P. TS.

[27]. Lê Đình Trung (2007), Bài toán nhận thức trong dạy học Sinh học, ĐHSP Hà Nội.

[28]. N.M.Veczilin và V.M.Coocxunskaia (1972) Phương pháp dạy học là cách thức truyền đạt kiến thức, đồng thời là cách lĩnh hội kiến thức của trò, NXB Giáo dục.

[29]. Nguyễn Như Ý (2001), Từ điển Tiếng Việt, NXB VHTT.

Tài liệu Tiếng Anh

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Phiếu khảo sát dùng trong quá trình làm đề tài

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Số phiếu:………..

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM Ngày khảo sát: …./…./2016

KHOA SINH – MÔI TRƯỜNG

PHIẾU KHẢO SÁT

V/v “Sử dụng bài toán nhận thức góp phần nâng cao chất lượng dạy học phần Sinh thái học – Sinh học 12 nâng cao – THPT”

Kính thưa Quý Thầy Cô!

Hiện tại chúng em đang thực hiện đề tài “Sử dụng bài toán nhận thức góp phần nâng cao chất lượng dạy học phần Sinh thái học – Sinh học 12 nâng cao – THPT”. Để có được những thông tin nền tảng phục vụ cho việc thực hiện đề tài, chúng em tiến hành khảo sát về tình hình “xây dựng và sử dụng bài toán nhận thức” trong dạy học phần Sinh Thái học – Sinh học 12 tại các trường THPT trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng. Kính mong quý Thầy (Cô) chia sẻ với chúng em về những thông tin ở dưới đây. Chúng em xin cam đoan những thông tin trả lời trong Phiếu khảo sát này chỉ được sử dụng với mục đích nghiên cứu.

Chúng em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của quý Thầy Cô!

PHẦN A: Thông tin chung

Họ và tên: ………(Không bắt buộc)

Trường: ………

Thâm niên công tác:………...

PHẦN B: Nội dung khảo sát

Thầy (Cô) cho biết ý kiến của mình bằng cách đánh dấu (X) vào mục mà Thầy (Cô) đồng ý.

Câu 1: Việc sử dụng “Bài toán nhận thức” trong dạy - học phần Sinh thái học – Sinh học 12 – THPT theo Thầy (Cô) có cần thiết hay không?

 Không cần thiết  Cần thiết

Câu 2: Mức độ sử dụng “Bài toán nhận thức” trong dạy - học phần Sinh thái học – Sinh học 12 – THPT của Thầy (Cô) hiện nay là như thế nào?

 Thường xuyên  Thỉnh thoảng  Hiếm khi

Câu 3: Thầy (Cô) thường sử dụng “Bài toán nhận thức” trong nội dung nào của quá trình dạy – học phần Sinh thái học – Sinh học 12 – THPT?

 Kiểm tra kiến thức cũ

 Vào bài mới

 Chuyển từ nội dung này sang nội dung khác trong bài học

 Củng cố lại kiến thức

 Giới thiệu kiến thức mới ngoài bài học

Câu 4: Theo Thầy (Cô) mức độ hứng thú của học sinh như thế nào khi làm “Bài toán nhận thức” trong học tập phần Sinh thái học- Sinh học 12- THPT?

 Rất hứng thú  Hứng thú  Không mấy quan tâm

Câu 5: Theo quý Thầy (Cô), mức độ hiệu quả của việc sử dụng “Bài toán nhận thức” trong quá trình dạy - học phần Sinh thái học – Sinh học 12 - THPT là như thế nào?

 Rất hiệu quả  Chỉ hiệu quả một phần  Không hiệu quả

Câu 6: Thầy (Cô) thường gặp khó khăn gì khi xây dựng “Bài toán nhận thức” phần Sinh thái học cho học sinh?

 Trình độ của học sinh chưa đồng đều

 Thời gian chuẩn bị lâu

 Thời lượng trên lớp chưa đảm bảo để giúp HS giải các bài toán nhận thức

 Khó khăn trong việc chuyển các kiến thức trong SGK thành bài toán nhận thức

Ý kiến khác:………...

Câu 7: Theo Thầy (Cô), thì việc sử dụng “Bài toán nhận thức” có ưu điểm gì trong dạy - học phần Sinh thái học- Sinh học 12- THPT?

 Tăng cường khả năng tư duy, sáng tạo, khả năng tự học của HS

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng bài toán nhận thức góp phần nâng cao chất lượng dạy học phần sinh thái học - sinh học 12 nâng cao - THPT (Trang 68 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)